Câu hỏi:
05/05/2022 1,245Hãy sưu tầm tưu liệu về ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc ở khu vực châu Á để giới thiệu cho thày cô và bạn trong lớp.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Học sinh tự sưu tầm. Các em có thể tham khảo bài dưới đây
Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc tới văn học Việt Nam
- Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc tới văn học Việt Nam được thể hiện trên nhiều phương diện như: chất liệu văn học; hệ thống thể loại văn học; mỹ cảm văn học…
- Về chất liệu văn học:
+ Trong các tác phẩm của mình, người Việt sử dụng nhiều điển tích, điển cố, tên đất, tên người thậm chí là đề tài, cốt truyện của Trung Quốc.
+ Ví dụ 1:
“Đồn đây là chốn Đào Nguyên
Trăng thanh, gió mát, cầm thuyền dạo chơi”
(ca dao)
(*) Đào Nguyên là tên một ngọn núi ở phía Tây Nam tỉnh Hồ Nam của Trung Quốc.
+ Ví dụ 2:
“Nam nhi vị liễu công danh trái
Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”
(Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão)
(*) Vũ hầu tức Gia Cát Lượng - người thời Tam Quốc, có nhiều công lao giúp Lưu Bị khôi phục nhà Hán, được phong tước Vũ Lượng Hầu (gọi tắt là Vũ hầu)
+ Ví dụ 3: Nguyễn Du sáng tác nên truyện Kiều dựa trên cơ sở tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân
- Về hệ loại văn học: văn học Việt Nam tiếp thu nhiều thể loại của văn học Trung Quốc: hịch, cáo, chiếu, biểu; các thể loại tiểu thuyết, thơ…
- Về mỹ phẩm văn học:
+ Văn học Việt Nam ít nhiều có sự học tập tiếp thu kế thừa quan niệm về cái đẹp, tính quy phạm của văn học Trung Quốc.
+ Ví dụ 1: quan niệm lấy thiên nhiên làm thước đo vẻ đẹp của con người
“Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
+ Ví dụ 2: quan niệm “Thi dĩ ngôn trí” (thơ để nói về ý chí, thường là nói về chí làm trai, khí phách của người quân tử)
“Làm trai cho đáng nên trai
Xuống Đông, Đông tĩnh, lên Đoài, Đoài yên”
(ca dao)
“Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có đánh gì với núi sông”
(Đi thi tự vịnh – Nguyễn Công Trứ)
- Dùng chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Trung Quốc, song văn học Việt Nam không hoàn toàn là sự sao chép, lập lại giản đơn; mà trong quá trình tiếp thu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, văn học Việt Nam đã có sự cải biến và sáng tạo.
+ Ví dụ 1: trên cơ sở hệ thống thể loại văn học của Trung Quốc người Việt Nam đã sáng tạo nên những thể loại văn học mang đậm tính dân tộc, như: thơ lục bát, thể thơ song thất lục bát….
+ Ví dụ 2: sự cải biến về ý nghĩa của các hình ảnh tượng trưng.
Nếu như trong văn học Trung Quốc, hình ảnh tùng, cúc, trúc, mai là tượng trưng cho người quân tử có nhân cách phẩm giá cao cả.
Trong văn học dân gian Việt Nam, tùng, cúc, trúc, mai lại tượng trưng cho những đôi bạn, tình cảm nam nữ bình dân (“Đợi chờ trúc ở với mai/ Đợi chờ anh ở với ai chưa chồng”).
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đọc thông tin và quan sát hình 7.2, hãy giới thiệu và nhận xét về một số tư tưởng và tôn giáo chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX.
Câu 2:
Đánh giá tầm quan trọng của các phát minh khoa học và kĩ thuật của Trung Quốc.
Câu 3:
Văn hóa Trung Quốc đã có những đóng góp quan trọng nào cho lịch sử nhân loại.
Câu 4:
Tượng Phật Lạc Sơn được tạc dựng trong hơn 90 năm dưới thời nhà Đường. Với chiéu cao 71 m, đây là bức tượng Phật lớn trên thế giới và là một trong nhũng thành tựu tiéu biểu về nghệ thuật điêu khắc Phật giáo cứa vân hoá Trung Quốc. Năm 1996, công trình này được UNESCO ghi danh là Di sản Thế giới. Vậy từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX, văn hoá Trung Quốc đạt được những thành tựu chủ yếu nào?
Hình 7.1. Tượng Phật Lạc Sơn (Tứ Xuyên, Trung Quốc)
Câu 5:
Đọc thông tin và quan sát hình 7.5, hãy: Trình bày các thành tựu khoa học và kĩ thuật của Trung Quốc.
Câu 6:
Giới thiệu các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc thời phong kiến.
về câu hỏi!