Câu hỏi:
12/07/2024 13,874Hãy giải thích các hiện tượng dưới đây.
a) Khi ở nơi đông người trong không gian kín, ta cảm thấp khó thở và phải thở nhanh hơn.
b) Tàn đóm đỏ bùng lên khi cho vào bình oxygen nguyên chất.
c) Bệnh nhân suy hô hấp cần thở oxygen thay vì không khí (chứa 21% thể tích oxygen).
Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
a) Oxygen duy trì sự hô hấp, khi ở nơi đông người trong không gian kín nồng độ oxygen càng loãng.
⇒ Nồng độ oxygen trong không khí không đủ để cung cấp cho mọi người.
⇒ Ta cảm thấp khó thở và phải thở nhanh hơn.
b) Vì oxygen duy trì sự cháy mà trong bình khí oxygen nguyên chất, nồng độ oxygen lớn hơn ngoài không khí nên tàn đóm cháy bùng lên.
c) Bệnh nhân suy hô hấp khó khăn trong việc tự thở, dẫn đến thiếu oxygen cung cấp cho hoạt động của cơ thể. Trong bình khí nén oxygen, nồng độ oxygen cao hơn nồng độ oxygen có trong không khí giúp bệnh nhân thở dễ dàng hơn, cung cấp đủ oxygen cho các tế bào, giúp duy trì sự sống.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nồi áp suất dùng để ninh, hầm thức ăn có thể làm nóng nước tới nhiệt độ 120oC so với 100oC khi dùng nồi thường. Trong quá trình hầm xương thường diễn ra nhiều phản ứng hóa học, ví dụ quá trình biến đổi các protein, chẳng hạn như thủy phân một phần collagen thành gelatin. Hãy cho biết tốc độ quá trình thủy phân collagen thành gelatin thay đổi như thế nào khi sử dụng nồi áp suất thay cho nồi thường.
A. Không thay đổi.
B. Giảm đi 4 lần.
C. Ít nhất tăng 4 lần.
D. Ít nhất giảm 16 lần.
Câu 2:
Phản ứng A → sản phẩm được thực hiện trong bình kín. Nồng độ của A tại các thời điểm t = 0; t = 1 phút; t = 2 phút lần lượt là 0,1563 M; 0,1496 M; 0,1431 M.
a) Tính tốc độ trung bình của phản ứng trong phút thứ nhất và từ phút thứ nhất tới hết phút thứ hai.
b) Vì sao hai giá trị tốc độ tính được không bằng nhau.
Câu 3:
Thực phẩm bị ôi thiu do các phản ứng oxi hóa của oxygen cũng như sự hoạt động của vi khuẩn. Giải thích vì sao để hạn chế sự ôi thiu, người ta lại bơm N2 hoặc CO2 vào túi đựng thực phẩm trước khi đóng gói. Biết rằng nồng độ oxygen trong túi thực phẩm sau khi bơm N2 hoặc CO2 chỉ còn khoảng 2 – 5%.
Câu 4:
Cho hai mảnh Mg cùng khối lượng vào hai ống nghiệm chứa cùng thể tích dung dịch HCl dư, nồng độ dung dịch HCl ở mỗi ống nghiệm lần lượt là 2M (Thí nghiệm (a)) và 0,5M (Thí nghiệm (b). Hiện tượng thí nghiệm được mô tả như hình 16.1. Theo em, mảnh Mg ở ống nghiệm nào sẽ bị tan hết trước? Giải thích.
Câu 5:
Hãy sắp xếp tốc độ các phản ứng sau theo chiều tăng dần: (1) phản ứng than cháy trong không khí, (2) phản ứng gỉ sắt, (3) phản ứng nổ của khí bình gas.
Câu 6:
35 Bài tập Cấu tạo nguyên tử nâng cao cực hay có lời giải (P2)
42 Bài tập Câu hỏi lí thuyết Liên kết hóa học (có lời giải)
37 câu Trắc nghiệm Hóa 10 Cánh diều Chủ đề 1: Cấu tạo nguyên tử
26 câu Trắc nghiệm Hóa 10 Cánh diều Chủ đề 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Bài tập về Đồng vị nâng cao siêu hay có lời giải (P1)
Đề kiểm tra giữa học kì 1 Hóa học 10 Kết nối tri thức có đáp án- Đề 1
20 bài tập Bảng tuần hoàn nâng cao cực hay có lời giải chi tiết
15 câu Trắc nghiệm Hóa 10 Kết nối tri thức Quy tắc octet có đáp án
về câu hỏi!