Câu hỏi:
09/05/2022 312Đọc thông tin và quan sát các hình từ 16.10 đến 16.13 hãy: trình bày những nét chính về đời sống tinh thần của cộng đông các dân tộc Việt Nam.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a/ Tín ngưỡng, tôn giáo
Tín ngưỡng:
- Các tộc người trong cộng đồng dân tộc Việt Nam có tục thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên, thực hiện nghi lễ liên quan đến sản xuất nông nghiệp,... với những cách thức khác nhau.
- Các tín ngưỡng phổ biến của người Kinh là:
+ Thờ cúng tổ tiên, thờ người có công với cộng đồng, thờ Thành hoàng, thờ Mẫu, thờ tổ sư, tổ nghề,... trong đó, thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng quan trọng nhất
+ Bàn thờ tổ tiên trong gia đình người Kinh được đặt ở vị trí trang trọng nhất, việc củng lễ được thực hiện vào các ngày giỗ, tết và các dịp tuần tiết trong năm.
+ Tục thờ Thổ công, Táo quân, ông Địa phổ biến ở nhiều địa phương
+ Thành hoàng hoặc các vị phúc thần thường được thờ ở những nơi thờ tự của cộng đồng, như đinh, miếu…
- Các dân tộc thiểu số có tín ngưỡng: thờ cúng tổ tiên, thờ nhiều vị thần tự nhiên, theo thuyết “vạn vận hữu linh”, nhiều dân tộc thờ các vị thần nông nghiệp….
Tôn giáo
- Tại Việt Nam có sự hiện diện của các tôn giáo lớn trên thế giới là Phật giáo, Đạo giáo, Hin-đu giáo, Hồi giáo, Công giáo,... Mức độ đậm nhạt của các tôn giáo này khác nhau tuỳ theo tiến trình lịch sử, theo vùng miền và theo tộc người,
- Phật giáo:
+ Được du nhập vào Việt Nam từ những thế kỉ tiếp giáp Công nguyên và dần trở thành tôn giáo có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của các dân tộc.
+ Phật giáo trở thành quốc giáo trong một số giai đoạn của thời kì quân chủ.
+ Đến nay, phổ biến ở Việt Nam là Phật giáo Đại thừa.
- Hin-đu giáo:
+ Được truyền bá vào Việt Nam từ những thế kỉ tiếp giáp Công nguyên và có ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.
+ Hiện nay, phần lớn dân tộc Chăm cư trú ở Ninh Thuận và Binh Thuận theo Hin-đu giáo
- Bộ phận người Chăm cư trú ở một số địa phương thuộc các tỉnh Tây Ninh, An Giang, Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh theo Hồi giáo.
- Công giáo được truyền bá vào Việt Nam từ thế kỉ XVI và dần trở thành một trong những tôn giáo phổ biến trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
b/ Phong tục, tập quán, lễ hội
Phong tục, tập quán
- Người Kinh:
+ Từ xa xưa đã có tục ăn trầu nhuộm răng, xăm mình.
+ Trong cưới xin, nghi lễ truyền thống thường trải qua các bước cơ bản như dạn, hỏi, cưới, lại mặt.
+ Việc tổ chức tang ma của người rất trang nghiêm, gồm nhiều nghi thức.
- Các dân tộc thiểu số có phong tục, tập quán đa dạng.
+ Một số tộc người ở Tây Nguyên tổ chức gia đình theo hình thức mẫu hệ (người Ê-đê, người Ba Na). Trong phong tục cưới hỏi, người phụ nữ chủ động nhờ mai mối. Trong nghi lễ ma chay, họ làm lễ bỏ mả và dựng nhà mồ để chôn người chết.
+ Ở Nam Bộ, dân tộc Chăm cũng có truyền thống gia đình mẫu hệ, người phụ nữ đảm nhiệm việc lo sính lễ trong lễ cưới. Nghi thức tang ma của người Chăm theo Hồi giáo thường bắt đầu với lễ cầu nguyện tại thánh đường
Lễ tết:
- Tết Nguyên đán là tết lớn nhất trong năm của người Kinh Ngoài ra còn có nhiều lễ, tết truyền thống khác, như Rằm tháng Giêng, Thanh minh, Đoan Ngọ, Trung thu,...
- Các tộc người ở Tây Bắc tổ chức tết năm mới vào các thời điểm khác nhau, người Lào theo Phật lịch và ăn tết vào tháng Tư Âm lịch; người Hà Nhì ăn tết năm mới vào đầu tháng Mười Âm lịch
- Các tộc người ở Tây Nguyên thưởng tổ chức tết vào mùa xuân với các tên gọi khác nhau, như lễ Mừng lúa mới của người Mạ, lễ Sơmok (ăn cốm mới) của người Ba Na.
- Các tộc người ở Nam Bộ như người Khơ-me ăn Tết Chôl Chnăm Thmây, người Hoa ăn tết Nguyên đán.
Lễ hội
- Lễ hội là một nét văn hoá đặc sắc, gồm các lễ hội nông nghiệp, tôn giáo, hoặc gắn với đời sống sinh hoạt cộng đồng.
- Người Kinh tổ chức nhiều lễ hội vào mùa xuân sau tết Nguyên đán. Lễ hội cũng là nơi diễn ra nhiều trò chơi dân gian.
- Các tộc người thiểu số ở Tây Bắc có lễ hội cầu mưa, lễ hội cầu an ở bản, lễ hội hát máa giao duyên,...
- Các dân tộc ở Nam Bộ thường tổ chức lễ hội nông nghiệp và tôn giáo, như lệ Ok Om Bok của người Khơ-me, lệ Katê của người Chăm.
c/ Nghệ thuật
- Các loại hình nghệ thuật biểu diễn của dân tộc Kinh rất đa dạng, tiêu biểu như nghệ thuật múa rối nước, chèo, tuổng, đờn ca tài tử, ca trù, hát xoan, dân ca quan họ,...
- Mỗi dân tộc thiểu số lại có những làn điệu, điệu múa và nhạc cụ riêng.
+ Người thiểu số vùng Tây Bắc ưa thích các làn điệu dân ca, múa, xoe, thổi các loại khèn, sáo, sử dụng trống và các bộ gõ bằng tre, nứa tự tạo.
+ Các tộc người thiểu số ở Nam Bộ thường biểu diễn các điệu dân vũ với nhạc cụ gồm ba nhóm là bộ gõ (trống, chiêng,...), bộ dây (đàn) và bộ hơi (kèn, tù và),...
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Thành phần dân tộc theo dân số và phân chia tộc người theo ngữ hệ được thể hiện như thế nào?
Câu 2:
Sưu tầm tư liệu, giới thiệu về đời sống vật chất và tinh thần của một hoặc một số dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Câu 3:
Trình bày những nét chính về đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam
Câu 4:
Đọc thông tin và quan sát Sơ đồ 16.1 hãy:
- Trình bày khái niệm ngữ hệ,
- Cho biết các dân tộc ở Việt Nam được phân chia như thế nào theo ngữ hệ?
Câu 5:
Đọc thông tin và quan sát Bảng 16, các hình 16.1, 16.2 hãy:
- Kể tên các dân tộc thiểu số ở Việt Nam có dân tộc trên 1 triệu người và những dân tộc thiểu số có dân tộc dưới 5 nghìn người.
- Nhận xét về cơ cấu dân số theo dân tộc ở Việt Nam hiện nay.
- Cho biết cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào?
Câu 6:
Nêu những nét đặc sắc trong đời sống vật chất của một dân tộc mà em ấn tượng nhất.
Câu 7:
Nêu những nét nổi bật trong đời sống tinh thần của một dân tộc mà em biết.
về câu hỏi!