Câu hỏi:
10/05/2022 1,027Đọc thông tin và quan sát các hình từ 6.3 đến 6.6, hãy trình bày tác động của quá trình bóc mòn đối với sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Bóc mòn là quá trình các nhân tố ngoại lực (nước chảy, gió, sóng biển, băng hà,...) làm dời chuyển các sản phẩm đã bị phong hóa ra khỏi vị trí ban đầu. Địa hình do bóc mòn rất đa dạng về tên gọi và hình thái tuỳ thuộc vào các nhân tố tác động.
- Quá trình bóc mòn do dòng nước gọi là xâm thực, tạo thành các dạng địa hình khác nhau như: khe rãnh, mương xói, thung lũng sông,...
- Quá trình bóc mòn do gió gọi là thổi mòn hay khoét mòn, tạo thành các dạng địa hình khác nhau như: nấm đá, rãnh thổi mòn, hoang mạc đá,...
- Quá trình bóc mòn do sóng biển gọi là mài mòn, tạo thành các vách biển, hàm ếch, nền mài mòn,...
- Quá trình bóc mòn do băng hà gọi là nạo mòn, tạo thành các dạng địa hình chủ yếu là máng bằng, phi-o, đá lưng cừu,...
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 2:
Trong bốn quá trình phong hóa, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ, các quá trình nào trực tiếp làm thay đổi địa hình bề mặt Trái Đất?
Câu 3:
Đọc thông tin, hãy trình bày tác động của quá trình vận chuyển và bồi tụ đối với sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.
Câu 4:
Đọc thông tin và quan sát hình 6.1, hình 6.2, hãy trình bày tác động của quá trình phong hóa đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.
Câu 5:
Đọc thông tin, hãy trình bày khái niệm và nguyên nhân chủ yếu của ngoại lực.
Câu 6:
Vậy ngoại lực là gì? Nguyên nhân nào tạo nên ngoại lực? Các tác động của ngoại lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất như thế nào?
về câu hỏi!