Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
|
Hiến pháp |
Pháp luật |
Bản chất |
Là văn bản thể hiện và bảo vệ chủ quyền của nhân dân, thông qua việc giới hạn quyền lực của nhà nước và khẳng định các quyền con người, quyền công dân. |
Là tập hợp những quy tắc xử sự bắt buộc do Nhà nước ban hành để quản lý xã hội, vì thế mang bản chất là công cụ pháp lý của nhà nước, chủ yếu phản ánh ý chí của Nhà nước (tuy nhiên không được đi ngược lại ý chí của nhân dân vì không được trái với Hiến pháp). |
Giá trị pháp lý |
Có giá trị pháp lý cao hơn các đạo luật khác của quốc gia; các đạo luật khác trong quốc gia được xây dựng phải trên cơ sở Hiến pháp, không được vi phạm Hiến pháp. |
Có giá pháp lý thấp hơn Hiến pháp, được xây dựng trên cơ sở Hiến pháp, không trái với quy định của Hiến pháp. |
Phạm vi và mức độ điều chỉnh |
Có phạm vi điều chỉnh rất rộng, liên quan đến tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc gia, song chỉ tập trung vào các mối quan hệ cơ bản và chỉ đề cập đến các nguyên tắc định hướng, nền tảng, không đi sâu vào chi tiết. |
Có phạm vi điều chỉnh hẹp chỉ trong một lĩnh vực chính trị, thậm chí một nhóm quan hệ xã hội trong một lĩnh vực nhất định, nhưng đi sâu điều chỉnh chi tiết, cụ thể trong lĩnh vực, quan hệ xã hội đó. |
Trình tự, thủ tục xây dựng và sửa đổi |
Phức tạp và đòi hỏi nhiều thời gian hơn do với các đạo luật khác. |
Đơn giản và đòi hỏi ít thời gian hơn Hiến pháp. |
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Theo em, khẳng định nào sau đây là đúng về Hiến pháp? Vì sao?
A. Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước.
B. Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
C. Hiến pháp xác định những vấn đề cơ bản nhất, quan trọng nhất của Nhà nước và xã hội.
D. Hiến pháp là nội quy được áp dụng trong nhà trường mà mọi học sinh bắt buộc phải thực hiện.
E. Hiến pháp thể hiện tập trung ý chí và bảo vệ lợi ích nhân dân.
G. Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành.
Câu 2:
Khi thấy chính quyền địa phương tổ chức các hoạt động tuyên truyền nội dung cơ bản của Hiến pháp mới cho người dân, bạn Q thắc mắc: Hiến pháp chỉ áp dụng cho những cơ quan nhà nước nên xã không cần phải tổ chức tuyên truyền.
a) Em suy nghĩ như thế nào về thắc mắc của bạn Q?
b) Nếu là bạn của Q trong trường hợp trên, em sẽ nói với Q như thế nào?Câu 3:
Em hãy cùng các bạn vẽ tranh cổ động với chủ đề “Sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật” và chia sẻ thông điệp của bức tranh.
Câu 4:
Gần đây, các bạn trong lớp của P đang trao đổi rất sôi nổi về các anh học lớp 12 được gọi đi khám nghĩa vụ quân sự. Các bạn đều bày tỏ mong muốn được thực hiện nghĩa vụ quân sự. Bạn bí thư của lớp còn dự kiến sẽ tổ chức một buổi sinh hoạt lớp tìm hiểu về Luật Nghĩa vụ quân sự.
a) Em có nhận xét gì về mong muốn được thực hiện nghĩa vụ quân sự của các bạn lớp P?
b) Theo em, buổi sinh hoạt tìm hiểu về Luật Nghĩa vụ của lớp P có ý nghĩa gì?
Câu 5:
a) Em có nhận xét gì về việc làm của học sinh Trường THPT A, gia đình anh T, bà H và P trong các trường hợp trên?
b) Theo em, mỗi công dân cần làm gì để thực hiện nghĩa vụ tuân thủ Hiến pháp?
Câu 6:
a) Em hiểu như thế nào về quy định tại điều 16 Hiến pháp năm 2013?
b) Em hãy chỉ ra sự khác nhau giữa điều 16 Hiến pháp năm 2013 với khoản 8, điều 16 Luật trẻ em năm 2016 và khoản 1, 2 điều 8 Bộ Luật lao động năm 2019.
c) Hãy chia sẻ hiểu biết của em về đặc điểm của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Câu 7:
về câu hỏi!