Câu hỏi:
11/05/2022 707Tìm hiểu về một số biện pháp để tăng độ phì, chống ô nhiễm, thoái hoá đất.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Một số biện pháp để tăng độ phì, chống ô nhiễm, thoái hoá đất.
- Bảo vệ và trồng rừng: Tăng mật độ cây xanh, trồng rừng và bảo vệ rừng để làm tăng nguồn nước ngầm, chống xói mòn. Cần quản lý nguồn nước, điều tiết nguồn nước tưới một cách hợp lý.
- Tưới tiêu hợp lý: Nhằm bảo vệ nguồn nước và điều tiết nguồn nước tập trung, dự trữ nước cho mùa khô hạn và hạn chế được hiện tượng lũ lụt nên xây dựng hệ thống tưới tiêu nước và kỹ thuật tưới nước hợp lý. Đây là biện pháp rất quan trọng trong việc phục hồi khả năng sản xuất và tăng độ phì nhiêu của đất đã bị thoái hóa.
- Trồng cây che phủ: Trồng cây che phủ giúp hạn chế sự bốc thoát hơi nước, giữ độ ẩm cho đất. Đặc biệt trong trồng trọt, việc trồng cây che phủ là vô cùng quan trọng giúp bảo vệ hệ sinh thái đất, bảo vệ cây trồng khỏi tác động xấu của tự nhiên.
- Luân canh cây trồng: Luân canh các loại cây trồng khác nhau trên một diện tích đất trồng nhằm hạn chế việc cạn kiệt chất dinh dưỡng trong đất. Bằng việc trồng luân canh với các loại cây có khả năng cung cấp lại dinh dưỡng cho đất sẽ giúp bảo vệ đất trồng khỏi bị thoái hóa và bổ sung lại các dinh dưỡng trong đất bị mất đi do cây trồng hấp thu qua quá trình canh tác.
- Bổ sung các chất hữu cơ cho đất: Ngày nay đất trồng đang dần bị thoái hóa và mất dần đi cấu trúc cũng như chất mùn trong đất. Chất hữu cơ nên bổ sung như phân xanh, phân chuồng, phân ủ, rơm rạ, thân chuối, bèo lục bình,…
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Dựa vào hình 14.1 và thông tin trong mục 1, hãy:
- Trình bày khái niệm về đất.
- Nêu sự khác nhau giữa lớp vỏ phong hoá và đất.Câu 2:
Đất được hình thành như thế nào? Những nhân tố nào tham gia vào quá trình hình thành đất?
Câu 5:
Dựa vào thông tin và hình 14.2 trong mục 2, hãy trình bày các nhân tố hình thành đất.
về câu hỏi!