Câu hỏi:
13/07/2024 2,952Tình huống:
Sáng nay, Long và Kiên đi học sớm để trực nhật. Trong lúc hai bạn đang vui vẻ đi dưới sân trường thì bỗng có nước từ tầng hai rớt xuống khiến cả hai bạn bị ướt tóc và quần áo. Nhìn lên hành lang tầng hai, Long và Kiên thấy bạn Minh học lớp bên cạnh và đang tưới nước cho mấy chậu hoa ở lan can. Rất tức giận, Long lập tức chạy lên, giằng lấy chiếc ca nhựa từ tay Minh, vứt mạnh xuống đất. Thấy vậy, Kiên vội ngăn Long lại và nén giận trách Minh:
- Sao bạn sơ ý thế. Bạn làm ướt hết chúng tôi rồi đấy!
Minh nhìn hai bạn vẻ rất ân hận và khẽ nói:
- Xin lỗi các bạn! Mình sơ ý quá. Lần sau mình sẽ cẩn thận hơn.
- Long và Kiên cảm thấy như thế nào khi bị ướt tóc và quần áo?
- Cách thể hiện cảm xúc của mỗi bạn Long, Kiên trong trường hợp này như thế nào?
- Em đồng tình với cách thể hiện cảm xúc của bạn nào? Vì sao?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Long và Kiên cảm thấy rất tức giận khi bị ướt tóc và quần áo.
- Cách thể hiện của mỗi bạn Long, Kiên khác nhau. Bạn Long thì chạy đến và giằng chiếc ca nhựa từ tay Minh, vứt mạnh xuống đất. Còn Kiên thì bình tĩnh hơn khi ngăn Long lại và nói với Minh.
- Em đồng ý với cách thể hiện của bạn Kiên hơn vì bạn Long quá nóng giận, sự nóng giận đó có thể dẫn đến xô xát.CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Chia sẻ về cách em thường dùng để giải tỏa cảm xúc tiêu cực.
Gợi ý:
- Giải tỏa cảm xúc khi bị bạn hiểu lầm.
- Giải tỏa cảm xúc khi bị bắt nạt trên mạng.
Câu 2:
Sắm vai thể hiện kĩ năng kiểm soát cảm xúc trong các tình huống sau:
Tình huống 1: Giờ ra chơi, Lan chạy đi lấy nước uống. Khi đi ngang qua hành lang, tình cờ Lan nghe thấy bạn Mai và Ly đang nói xấu sau lưng mình, khiến Lan rất tức giận.
Tình huống 2: Hòa và Nam là đôi bạn thân, học cùng lớp, lại ngồi cùng một bàn. Trong giờ kiểm tra Toán tuần trước, Hòa không làm được nên cầu cứu Nam cho mình chép bài nhưng bị từ chối. Từ hôm ấy Hòa giận Nam nên tránh mặt, không nói chuyện cũng như không qua rủ bạn cùng đi học như mọi ngày. Thái độ của Hòa khiến Nam rất buồn.
Câu 3:
- Xác định được ít nhất 3 điểm mạnh của bản thân trong học tập và cuộc sống.
- Xác định được ít nhất 3 điểm hạn chế của bản thân trong học tập và cuộc sống.
- Lập được kế hoạch tự hoàn thiện bản thân.
- Nêu được những cách kiểm soát cảm xúc tiêu cực.
- Nhận ra được khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân.
Câu 4:
- Vận dụng kĩ năng kiểm soát cảm xúc trong cuộc sống hằng ngày
- Ghi lại kết quả vận dụng kĩ năng kiểm soát cảm xúc của bản thân và những khó khăn, vướng mắc em đã gặp phải.
- Sưu tầm, tìm hiểu thêm một số cách giải tỏa cảm xúc tiêu cực khác trong thực tế.
về câu hỏi!