Câu hỏi:
12/07/2024 2,202Thảo luận về tình huống dưới đây:
Thời gian gần đây Hiếu dành nhiều thời gian đi chơi với bạn và ít quan tâm đến gia đình hơn. Nhiều khi mải chơi với bạn, Hiếu sao nhãng của việc học và bỏ mặc em ốm nằm nhà. Bố mẹ nhận thấy rõ sự thay đổi này, nên đã dành thời gian góp ý để Hiếu điều chỉnh lại.
Trong khi bố mẹ nói chuyện với Hiếu, Hiếu không nhìn bố hay mẹ, mà mắt vẫn không rời màn hình tivi. Vì cho rằng mình đã lớn mà bố mẹ vẫn muốn cai thiệp vào quan hệ bạn bè của mình, nên chưa chờ bố mẹ nói xong Hiếu đã cãi lại: “Sao bố mẹ cứ thích can thiệp vào cuộc sống của con thế?”
Bố mẹ nhìn Hiếu với ánh mắt buồn rầu và thất vọng.
- Nhận xét về thái độ và cách tiếp nhận ý kiến của bạn Hiếu.
- Nên thể hiện sự lắng nghe tích cực trong tình huống này như thế nào?
- Ý nghĩa của việc lắng nghe tích cực từ các thành viên trong gia đình?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Thái độ và cách tiếp nhận của bạn Hiếu là sai và thiếu tôn trọng với bố mẹ. Hành động cãi lại của Hiếu thể hiện việc không lắng nghe ý kiến của bố mẹ.
- Thể hiện sự lắng nghe tích cực: Lắng nghe góp ý từ bố mẹ/ Nhận lỗi sai hay trình bày lí do, chia sẻ với bố mẹ/ Thay đổi theo hướng tích cực, quan tâm gia đình nhiều hơn.
- Ý nghĩa của việc lắng nghe tích cực: Giúp các thành viên trong gia đình gắn bó, chia sẻ tạo không khí đầm ấm và gắn kết.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Câu 2:
Sắm vai thể hiện cách lắng nghe tích cực trong các tình huống sau:
Tình huống 1: Do ham chơi điện tử nên Hảo quên cả thời gian dành cho học tập, lao động giúp gia đình. Mẹ lo lắng và nói với Hảo : “Gần đây con đã làm cho mẹ buồn. Từ nay, con chỉ được chơi trò điện tử khi nào đã hoàn thành việc nhà và học, làm bài xong”.
Tình huống 2: Hương muốn sau này trở thành công an nhưng bố mẹ cho rằng nghề này không phù hợp với con gái và đã khuyên Hương nên đi theo nghề giáo viên của mẹ. Hương cảm thấy bị áp đặt và tỏ ra khó chịu.
Câu 3:
Thảo luận về yêu cầu lắng nghe tích cực khi tiếp nhận những ý kiến đóng góp và sự chia sẻ về các thành viên trong gia đình.
Câu 4:
- Thể hiện được ít nhất 3 kĩ năng chăm sóc người thân trong các tình huống bị mệt hoặc ốm.
- Thể hiện được ít nhất 5 kĩ năng lắng nghe tích cực khi tiếp nhận những ý kiến đóng góp của người thân.
- Lập được kế hoạch lao động tại gia đình của bản thân.
- Thực hiện được kế hoạch đã lập
Câu 5:
Thực hiện lắng nghe tích cực bố mẹ, người thân trong cuộc sống hằng ngày, tiếp thu ý kiến xác đáng của họ và thay đổi hành vi chưa phù hợp.
về câu hỏi!