Câu hỏi:
11/07/2024 770Hiện nay, trong danh sách Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh có nhiều di sản thuộc về cộng đồng các dân tộc thiểu số. Điều đó gợi cho em suy nghĩ gì? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 dòng) giới thiệu về một di sản của cư dân tộc thiểu số mà em thích nhất.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).
Quảng cáo
Trả lời:
a. Trong danh sách Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh có nhiều di sản thuộc về cộng đồng các dân tộc thiểu số đã thể hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trên lĩnh vực văn hóa.
b. Giới thiệu: lễ cấp sắc của người Dao ở Sơn La
- Người Dao ở Sơn La còn bảo tồn nhiều phong tục tập quán truyền thống, đặc biệt là các nghi lễ chu kỳ đời người, trong đó có lễ cấp sắc.
- Lễ cấp sắc là nghi lễ quan trọng, công nhận sự trưởng thành đối với người đàn ông ở tất cả các ngành Dao. Trong lễ cấp sắc, người thụ lễ được đặt pháp danh (tên âm). Sau khi trải qua nghi lễ này, người đàn ông Dao được công nhận là con cháu Bàn Vương, được trao quyền làm thầy, được cấp âm binh và được thờ cúng tổ tiên.
- Theo tiếng địa phương, cấp sắc được gọi là quá tang hay quá tăng. “Quá” nghĩa là từng trải hoặc qua thử thách; “tang” là đèn hoặc vật dụng dùng để soi sáng. Bởi vậy, quá tang nghĩa là trải qua lễ soi đèn, xuất phát từ việc thắp đèn soi sáng người thụ lễ khi làm lễ cấp sắc.
- Lễ cấp sắc thường tổ chức cho con trai từ 10 tuổi trở lên và thực hiện vào thời gian nông nhàn. Để chuẩn bị lễ cấp sắc, gia đình phải nuôi lợn, tích lương thực, thực phẩm, vàng mã và các thứ khác để làm lễ và cỗ mời bà con, họ hàng...
- Lễ cấp sắc của các ngành Dao thực hiện một số nghi lễ, như: lễ nhận thầy; lập ban thờ mới; mời thần linh nhà thầy cúng đi làm lễ; mời thần linh, tổ tiên nhà người được cấp sắc về làm lễ; lễ cấp đèn; lễ đặt tên; lễ dạy làm thầy/truyền phép…Tuy nhiên, mỗi ngành lại có những khác biệt riêng.
- Lễ cấp sắc là một trong những nghi lễ độc đáo và được lưu truyền từ nhiều đời nay trong cộng đồng dân tộc Dao. Trong lễ cấp sắc, người được cấp sắc và những người tham dự có thể hiểu hơn về lịch sử, cội nguồn của mình từ những bài cúng, tích truyện mà thầy cúng đọc, từ đó, nâng cao ý thức bảo tồn những phong tục, tập quán tốt đẹp của người Dao. Lễ cấp sắc phản ánh đời sống tinh thần phong phú của người Dao, thể hiện qua các điệu múa, hát đối đáp - páo dung, tranh vẽ, hình cắt giấy… Lễ cấp sắc có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần, tín ngưỡng của đồng bào Dao, giúp họ có thêm sức mạnh tinh thần vượt qua khó khăn trong cuộc sống, hướng tới điều tốt đẹp trong tương lai. Lễ cấp sắc hướng người đàn ông Dao cũng như các thành viên trong cộng đồng biết tôn sư trọng đạo, kính trọng cha mẹ, luôn làm điều thiện.
- Ghi nhận giá trị tiêu biểu của di sản, Lễ cấp sắc của người Dao ở Sơn La được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Quyết định số 4036/QĐ-BVHTTDL ngày 21/11/2016.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
“Đoàn kết, đoàn kết đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công”
(Hồ Chí Minh)
Em hiểu như thế nào về quan điểm trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Lấy những dẫn chứng lịch sử để chứng minh cho luận giải của em.
Câu 2:
Lập bảng tóm tắt một số nội dung cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước (về kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh quốc phòng).
Câu 3:
Hãy cho biết khối đại đoàn kết dân tộc ở Việt nam được hình thành trên những cơ sở nào và thể hiện ra sao trong các thời kì lịch sử?
Câu 4:
Em hãy xác định những từ ngữ thể hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc trong các tư liệu 5, 6. Các tư liệu đó thể hiện điều gì trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước?
Câu 5:
Em hãy trình bày quá trình hình thành và phát triển khối đại đoàn dân tộc trên trục thời gian.
Câu 6:
Nêu nhận xét về sự hình thành và phát triển khối đại đoàn kết dân tộc trong lịch sử Việt Nam.
Câu 7:
Trong tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã kiên cường chiến đấu và chiến thắng kẻ thù hung bao. Theo em sức mạnh nào góp phần quyết định giúp dân tộc Việt Nam giành được những thắng lợi to lớn trong công cuộc chống ngoại xâm, giữ vững nền đọc lập cũng như giữ gìn và phát triển nền văn hóa truyền thống? Sức mạnh ấy đã được phát huy ra sao trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
về câu hỏi!