Em hãy cho ví dụ một số việc hàng ngày có thể thực hiện hay không phụ thuộc vào điều kiện.
Quảng cáo
Nếu năm nay hết dịch Covid-19 thì cả nhà em sẽ đi du lịch.
Nếu hôm nay trời nắng thì mẹ cho em ra ngoài chơi.
Em hãy ghép mỗi mục ở cột A với mục thích hợp ở cột B.
A |
B |
1) Gặp cô giáo |
a) bơm mực. |
2) Giặt xong quần áo |
b) cặp nhiệt độ. |
3) Bị sốt |
c) phơi quần áo. |
4) Bút bị hết mực |
d) em nói “em chào cô ạ!” |
Em hãy ghép mỗi mục ở cột A với một mục thích hợp ở cột B để được câu “Nếu…Thì…”
A |
B |
1) Nếu đồng hồ báo thức vào buổi sáng thì |
a) em phải thông báo cho người lớn biết |
2) Nếu phát hiện phích cắm của máy tính bị lỏng hoặc tuột thì |
b) em phải dừng lại |
3) Nếu đèn giao thông màu đỏ thì |
c) em dùng khăn mềm hoặc chổi phủi bụi để vệ sinh máy tính. |
4) Nếu máy tính bị bụi bẩn thi |
d) em sẽ thức dậy. |
Em hãy chuyển những câu sau thành câu nói “Nếu…Thì…”
a) Khi đang sử dụng máy tính em phát hiện ra mùi khét từ dây điện, em cần chạy ra ngoài báo với người lớn.
b) Khi em đi học muộn, lớp em sẽ bị trừ điểm.
c) Khi đi bộ đi học, em cần đi trên vỉa hè.
d) Khi máy tính xách tay báo hiệu pin không đủ, em cần thông báo cho người lớn để cắm dây sạc.
Nếu…Thì…
Hôm nay là chủ nhật, Khoa dự định buổi chiều sẽ đá bóng cùng các bạn. Việc đá bóng của bạn Khoa có diễn ra hay không phụ thuộc vào thời tiết. Em hãy chọn cách nói “Nếu…Thì…” để diễn đạt dự định của bạn Khoa cho phù hợp.
Trò chơi: “Nếu…Thì…”
Chuẩn bị: Mỗi học sinh có một mẫu giấy nhỏ.
Cách chơi: Mỗi tổ chia thành hai nhóm A, B.
Mỗi học sinh của nhóm A viết một nửa về câu “nếu…”
Mỗi học sinh của nhóm B viết một nửa về câu “thì…”
Người quản trò thu lại tất cả các mẫu giấy của nhóm A và nhóm B thành hai tập riêng. Sau đó người quản trò lấy một mẫu giấy chứa vế câu “Nếu …” của nhóm A ghép với một mẫu giấy chứa vế câu “thì ...” của nhóm B.
Với mỗi cặp được ghép, cả tổ xem xét để giữ lại câu diễn đạt một việc thực hiện phụ thuộc vào điều kiện. Tổ nào có số lượng câu đạt yêu cầu nhiều nhất tổ đó thắng cuộc.
Mỗi việc sau đây được thực hiện nếu điều gì xảy ra?
a) Gọi số điện thoại bảo vệ trẻ em 111.
b) Gọi số điện thoại cứu nạn 112.
c) Gọi số điện thoại cho cảnh sát 113.
d) Gọi số điện thoại báo cháy 114.
e) Gọi số điện thoại cấp cứu 115.
Em sẽ làm gì?
Em hãy quan sát hai tình huống sau và trả lời câu hỏi
về câu hỏi!