Câu hỏi:
12/07/2024 1,146Em hãy đọc các thông tin sau và trả lời câu hỏi.
- Em hãy cho biết nguyên tắc tập trung dân chủ là gì?
- Theo em, nguyên tắc tập trung dân chủ được biểu hiện như thế nào?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Yêu cầu số 1: Nguyên tắc tập trung dân chủ là một trong những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của Đảng, trong công tác cán bộ, đảm bảo cho Đảng trở thành một tổ chức chặt chẽ, thống nhất, đoàn kết cả về ý chí và hành động, trên cơ sở đó trí tuệ của toàn Đảng sẽ được phát huy một cách tối đa.
- Yêu cầu số 2: Biểu hiện của nguyên tắc tập trung dân chủ:
+ Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
+ Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội; cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ.
+ Cấp ủy các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước đại hội cùng cấp, trước cấp ủy cấp trên và cấp dưới; định kỳ thông báo tình hình hoạt động của mình đến các tổ chức đảng trực thuộc, thực hiện tự phê bình và phê bình.
+ Tổ chức đảng và đảng viên phải chấp hành nghị quyết của Đảng. Thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức, các tổ chức trong toàn Đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương.
+Nghị quyết của các cơ quan lãnh đạo của Đảng chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một nửa số thành viên trong cơ quan đó tán thành. Trước khi biểu quyết, mỗi thành viên được phát biểu ý kiến của mình. Đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu và báo cáo lên cấp uỷ cấp trên cho đến Đại hội đại biểu toàn quốc, song phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết, không được truyền bá ý kiến trái với nghị quyết của Đảng. Cấp uỷ có thẩm quyền nghiên cứu xem xét ý kiến đó; không phân biệt đối xử với đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số.
+Tổ chức đảng quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình, song không được trái với nguyên tắc, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của cấp trên.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Hãy viết 1 bài luận (khoảng 300 chữ) nhận xét về hoạt động của tổ chức chính trị - xã hội mà em là thành viên.
Câu 2:
Em hãy vẽ sơ đồ tư duy hệ thống chính trị nước ta từ những tổ chức được gợi ý sau:
Câu 3:
Em hãy đọc sơ đồ dưới đây và trả lời câu hỏi.
- Hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm những cơ quan nào?
- Em có những hiểu biết gì về vị trí của cơ quan đó trong hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Câu 4:
Hãy viết 1 bài tuyên truyền về vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ở địa phương em.
Câu 5:
Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi.
Tình huống 1: Nếu là anh B, em sẽ có ý kiến gì với bạn?
Tình huống 2: Nếu em là Bí thư chi đoàn của lớp 10A1, em sẽ làm gì?
Câu 6:
Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi.
- Thế nào là nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân?
- Theo em, nhân dân thực hiện quyền lực của mình bằng cách thức nào và phải thông qua cơ quan, cá nhân nào?
25 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 7 có đáp án
25 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 6 có đáp án
25 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 8 có đáp án
20 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 5 có đáp án
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Kinh tế và Pháp luật 10 có đáp án - Đề 1
Đề kiểm tra giữa kì 1 KTPL 10 năm 2023 có đáp án (Đề 1)
25 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 9 có đáp án
25 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 1 có đáp án
về câu hỏi!