Câu hỏi:
28/05/2022 3,066Tiến hành thí nghiệm Hình 14.1 và thực hiện các yêu cầu sau:
a) Học sinh B áp tai vào miệng ống nhựa có nghe được tiếng nói của bạn A không?
b) Mô tả đường truyền của sóng âm trong thí nghiệm.
c) Nêu nhận xét về sự truyền sóng âm khi có vật cản và khi không có vật cản.
d) Kết quả thí nghiệm có gì khác biệt khi thay quyển sách bằng tấm xốp, tấm kính mờ, tấm thảm nhựa?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a) Học sinh B áp tai vào ống nhựa có nghe được tiếng nói của bạn A.
b) Sóng âm được phát ra khi bạn A nói, nó truyền qua không khí bên trong ống nhựa đến điểm N của vật cản rồi từ N phản xạ lại vào ống nhựa mà bạn B đang áp tai vào, như vậy bạn B có thể nghe được âm do bạn A nói.
c) Sự truyền sóng âm khi có vật cản chậm hơn khi không có vật cản.
d) Khi thay quyển sách bằng tấm xốp và tấm thảm nhựa thì bạn B nghe được âm sẽ nhỏ hơn.
Còn khi thay quyển sách bằng tấm kính mờ thì ta nghe được âm rõ và to hơn.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Một người phải đứng cách một vách đá ít nhất bao nhiêu mét để có thể nghe được tiếng vang của mình khi hét to? Biết tốc độ truyền âm trong không khí ở điều kiện thường là 343 m/s.
Câu 2:
Giả sử nhà em ở ven quốc lộ và trong một thị trấn đông đúc. Hãy đề xuất một số biện pháp phòng chống tiếng ồn có thể thực hiện được cho nhà em.
Câu 3:
Nếu vỗ tay hoặc nói to trong một căn phòng lớn và trống trải thì chúng ta nghe được tiếng vang. Tuy nhiên, cũng chính căn phòng đó, khi đã trang bị nhiều đồ đạc, nếu vỗ tay hoặc nói to thì chúng ta không còn nghe được tiếng vang nữa. Giải thích.
Câu 4:
Nêu một số ví dụ về tiếng vang em từng được nghe được trong thực tế.
Câu 5:
Nêu một số tác hại của tiếng ồn đối với sức khỏe và các hoạt động thường ngày của chúng ta.
Câu 6:
Hình 14.5 gợi ý một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
a) Hãy phân loại các biện pháp này theo từng nhóm tương ứng.
b) Nêu thêm một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn thuộc mỗi nhóm.
về câu hỏi!