Câu hỏi:
13/07/2024 9,338Cho một điểm sáng S đặt trước gương phẳng, cách gương 4 cm. Hãy dựng ảnh S' của S tạo bởi gương theo 2 cách:
a) Áp dụng tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.
b) Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
a) Ảnh S' của S áp dụng tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng: Dựng điểm S’ đối xứng với điểm S qua gương. Ta thực hiện vẽ như sau: Từ S hạ SH vuông góc với gương tại H, kéo dài SH lấy điểm S’ sao cho S’H = SH = 4 cm. S’ là ảnh của S qua gương phẳng.
b) Ảnh S' của S áp dụng định luật phản xạ ánh sáng:
Các bước vẽ ảnh S’ như sau:
- Bước 1. Từ S vẽ một chùm sáng được giới hạn bởi hai tia sáng SI1 và SI2 tới gương.
- Bước 2. Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng, vẽ chùm tia sáng phản xạ được giới hạn bởi các tia sáng phản xạ I1R1 và I2R2 tương ứng.
- Bước 3. Tìm giao điểm S’ của chùm phản xạ bằng cách kéo dài các tia sáng phản xạ (biểu diễn bằng nét đứt). Các đường này cắt nhau tại S’. S’ là ảnh ảo của S.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Một miếng bìa hình tam giác vuông đặt trước một gương phẳng như hình dưới. Hãy dựng ảnh của miếng bìa tạo bởi gương phẳng (G).
Câu 2:
Hình dưới biểu diễn một học sinh đứng trước gương, cách gương 2m. Có một bức tường ở phía sau cách học sinh 1m. Ảnh của bức tường tạo bởi gương phẳng cách nơi học sinh đứng bao nhiêu mét?
Câu 3:
Từ thí nghiệm 1, em hãy cho biết ảnh của nến tạo bởi gương phẳng có hứng được trên màn chắn không. Điều đó cho thấy ảnh của vật tạo bởi gương phẳng có tính chất gì?
Câu 4:
Vì sao ở xe cứu thương và xe cứu hỏa thường có các dòng chữ viết ngược như hình bên?
Câu 5:
Từ thí nghiệm 2, hãy nêu nhận xét về:
a) khoảng cách từ ảnh đến gương phẳng so với khoảng cách từ vật đến gương.
b) độ lớn của ảnh tạo bởi gương phẳng so với độ lớn của vật.
Câu 6:
Trong thí nghiệm 2, vì sao cần thay gương phẳng bằng tấm kính trong suốt?
về câu hỏi!