Câu hỏi:

13/07/2024 2,184

Thả một vật có khối lượng m = 0,5 kg từ độ cao h1 = 0,8 m so với mặt đất. Xác định động năng và thế năng của vật ở độ cao h2 = 0,6 m. Lấy g = 9,8 m/s2.

Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 69k).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

- Ở độ cao h1 = 0,8 m, động năng của vật bằng 0, thế năng của vật lớn nhất. Do đó cơ năng của vật là: W = Wt1 = m.g.h1 = 0,5.9,8.0,8 = 3,92 J.

- Thế năng của vật ở độ cao h2 = 0,6 m là:

Wt2 = m.g.h2 = 0,5.9,8.0,6 = 2,94 J.

- Do cơ năng của vật được bảo toàn nên động năng của vật ở độ cao h2 = 0,6 m là:

Wđ2 = W - Wt2 = 3,92 - 2,94 = 0,98 J.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Một vật được thả cho rơi tự do từ độ cao h = 10 m so với mặt đất. Bỏ qua mọi ma sát. Ở độ cao nào thì vật có động năng bằng thế năng?

Xem đáp án » 13/07/2024 39,715

Câu 2:

Khi nước chảy từ trên thác xuống:

a) Lực nào làm cho nước chảy từ đỉnh thác xuống dưới?

b) Lực nào sinh công trong quá trình này?

c) Động năng và thế năng của nó thay đổi như thế nào?

d) Hãy dự đoán về mối liên hệ giữa độ tăng động năng và độ giảm thế năng.

Xem đáp án » 13/07/2024 3,528

Câu 3:

Giải thích được vì sao vận động viên nhảy sào có thể nhảy lên được tới hơn 6 m, trong khi đó vận động viên nhảy cao chỉ nhảy được tới hơn 2 m.

Xem đáp án » 13/07/2024 2,366

Câu 4:

Hình 26.3 mô tả vận động viên tham gia trượt ván trong máng. Bỏ qua mọi ma sát, hãy phân tích sự bảo toàn cơ năng của vận động viên này.

Hình 26.3 mô tả vận động viên tham gia trượt ván trong máng. Bỏ qua mọi ma sát, hãy phân tích sự bảo toàn cơ năng của vận động viên này.   (ảnh 1)

Xem đáp án » 13/07/2024 2,117

Câu 5:

Chế tạo mô hình minh họa định luật bảo toàn năng lượng.

Dụng cụ: một viên bi, hai thanh kim loại nhẵn, hai giá đỡ có vít điều chỉnh độ cao.

Chế tạo: Dùng hai thanh kim loại uốn thành đường ray và gắn lên giá đỡ để tạo được mô hình như Hình 26.6.

Chế tạo mô hình minh họa định luật bảo toàn năng lượng. Dụng cụ: một viên bi, hai thanh kim loại nhẵn, hai giá đỡ có vít điều chỉnh độ cao. Chế tạo: Dùng hai thanh kim loại uốn thành đường ray và gắn lên giá đỡ để tạo được mô hình như Hình 26.6.   Thí nghiệm: - Thả viên bi từ điểm A trên đường ray. - Viên bi có thể chuyển động tới điểm D không? Tại sao? Làm thí nghiệm để kiểm tra. (ảnh 1)

Thí nghiệm:

- Thả viên bi từ điểm A trên đường ray.

- Viên bi có thể chuyển động tới điểm D không? Tại sao? Làm thí nghiệm để kiểm tra.

Xem đáp án » 13/07/2024 1,725

Câu 6:

Từ một điểm ở độ cao h so với mặt đất, ném một vật có khối lượng m lên cao với vận tốc ban đầu v0.

a) Khi vật đi lên có những lực nào tác dụng vào vật, lực đó sinh công cản hay công phát động?

b) Trong quá trình vật đi lên rồi rơi xuống thì dạng năng lượng nào tăng, dạng năng lượng nào giảm? Hãy dự đoán về mối liên hệ giữa độ tăng của động năng và độ giảm của thế năng.

Xem đáp án » 13/07/2024 1,712

Bình luận


Bình luận