Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Em thích nhất là trò nhảy dây. Em thường chơi theo nhóm khoảng 4-5 người. Khi tham gia cần có dụng cụ là dây nhảy.
- Cách chơi: Oẳn tù tì chọn ra 2 bạn thua cuộc để cầm dây thun. Hai bạn đó sẽ đứng căng dây cho các bạn nhảy, từng bạn chơi lần lượt dùng cổ chân khéo léo ngoắc chéo vào dây rồi trả lại vị trí cũ, (ngoắc 1 chân rồi đến 2 chân vào dây, thực hiện động tác nhảy cả người vào trong dây, lộn chéo dây, nhảy trở lại vị trí cũ) ... Nhảy hết động tác theo quy ước chung thì được nghỉ ra ngoài để chờ nhảy ở mức cao hơn
Trò chơi cứ như vậy theo mức dây từ thấp đến cao, động tác cũng từ đơn giản đến phức tạp theo chiều cao của dây và theo quy ước riêng của từng nhóm
Độ cao và độ mở rộng (to) của dây tăng dần như sau: Cổ chân, 2 cổ chân, bắp chân, 2 bắp chân, đầu gối, 2 đầu gối, đùi, 2 đùi, hông, ngực, nách.
Luật chơi:
Hai bạn đứng căng dây phải ở đúng vị trí quy định và phải đứng im, không dịch chuyển trong khi các bạn khác đang nhảy. Người nhảy dây trong quá trình nhảy mà sai động tác hoặc không ngoắc được vào dây thì mất quyền nhảy, phải vào thay thế một trong hai bạn đang đứng căng dây.
Một khoảng sân vừa đủ và sạch sẽ là nơi các bé có thể thỏa sức chơi nhảy dây cao su rồi. Dù trò chơi này không còn phổ biến như xưa, nhưng nó đã để lại cho lứa tuổi thiếu niên nhi đồng những ký ức đẹp về sợi dây thun của tuổi thơ.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
về câu hỏi!