Câu hỏi:

06/06/2022 204 Lưu

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ 91 đến 93

Nhờ phản ứng bảo vệ chống ăn mòn cao của lớp phủ trên nền kim loại tốt trong không khí nên ngày nay mạ kim loại được áp dụng rộng rãi trong đời sống của người dân. Có thể tùy vào mục đích sử dụng mà người ta có thể lựa chọn những biện pháp mạ khác nhau như: mạ điện phân hay mạ nhúng nóng cho sản phẩm của mình.

Mạ điện là một trong những ngành công nghiệp quan trọng nhằm bảo vệ và trang trí bề mặt kim loại. Độ dày của lớp mạ tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện của nguồn và thời gian mạ.

Muốn mạ đồng một tấm sắt có diện tích 200 cm2, người ta dùng tấm sắt làm catot của một bình điện phân đựng dung dịch CuSO4 và anot là một thanh đồng nguyên chất. Cho dòng điện có cường độ I = 10 A chạy qua bình trong thời gian 2 giờ 40 phút 50 giây thấy lớp đồng sinh ra bám đều trên toàn bộ bề mặt tấm sắt. (Biết O = 16; S = 32; Fe = 56; Cu = 64; DCu = 8,96 g/cm3). Bề dày của lớp mạ đồng bám trên bề mặt tấm sắt (tính theo đơn vị mm) là

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Phương pháp giải:

Tại catot: Cu2+ + 2e → Cu.

Toàn bộ lượng đồng sinh ra ở catot sẽ bám vào toàn bộ bề mặt tấm sắt.

Tính khối lượng đồng sinh ra theo công thức biểu diễn định luật Farađây: \[{m_{Cu}} = \frac{{A.I.t}}{{n.F}}\]

Bề dày của lớp mạ đồng bám trên bề mặt tấm sắt là d: \[d = \frac{{{V_{Cu}}}}{{{S_{Cu}}}} = \frac{{{m_{Cu}}}}{{D.{S_{Cu}}}}\]

Giải chi tiết:

* Đổi t = 2h40p50s = 2.3600 + 40.60 + 50 = 9650 (s).

Tại catot: Cu2+ + 2e → Cu.

Toàn bộ lượng đồng sinh ra ở catot sẽ bám vào toàn bộ bề mặt tấm sắt.

Áp dụng định luật Farađây ta có: \[{m_{Cu}} = \frac{{A.I.t}}{{n.F}} = \frac{{64.10.9650}}{{2.96500}} = 32(g)\]

* Gọi d là bề dày của lớp mạ đồng bám trên bề mặt tấm sắt (đơn vị của d là cm).

- Thể tích lớp đồng bám trên tấm sắt là V = S.d = 200d (cm3).

- Khối lượng đồng bám trên tấm sắt là mCu = V.D = 200.d.8,96 = 32 (g)

Vậy bề dày của lớp mạ đồng bám trên bề mặt tấm sắt là \[d = \frac{{32}}{{8,96.200}} = 0,018(cm) = 0,18(mm)\]

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1

Lời giải

Phương pháp giải:

Dựa vào thông tin được cung cấp kết hợp với phương pháp suy luận để chọn đáp án đúng.

Giải chi tiết:

- Đáp án B loại vì Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh năm 1989.

- Đáp án C loại vì chỉ có Xingapo là “con rồng” kinh tế châu Á.

- Đáp án D loại vì xu hướng hòa hoãn Đông-Tây bắt đầu xuất hiện từ những năm 70 của thế kỉ XX.

Lời giải

Phương pháp giải:

Vật dụng sắt được mạ kim loại bị gỉ trong không khí ẩm vì xảy ra ăn mòn điện hóa học.

Vật dụng mạ kim loại nào có tính khử mạnh hơn sắt thì kim loại đó bị oxi hóa trước (bị ăn mòn trước)

Vật dụng đó sẽ bị gỉ chậm hơn.

Giải chi tiết:

Vật dụng sắt được mạ kẽm khi bị xước đến lớp sắt bên trong thì bị gỉ chậm nhất trong không khí ẩm vì kẽm có tính khử mạnh hơn sắt nên sẽ bị oxi hóa trước (bị ăn mòn trước).

Câu 3

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 6

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP