Câu hỏi:
13/07/2024 16,922Từ việc đọc ba bài thơ trong chùm thơ hai-cư, hãy viết đoạn văn trình bày điều bạn cảm thấy thú vị nhất ở thể thơ Hai-cư. (10 mẫu)
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Mẫu 1
Về nội dung haiku có luật cơ bản là không đả động đến cảm xúc mà chủ yếu chỉ ghi lại sự việc xảy ra trước mắt. Vì số chữ giới hạn trong 17 âm tiết nên thơ haiku thường chỉ diễn tả được một sự kiện diễn ra nhãn tiền ngay tức thì. Tuy là một sự việc nhưng haiku lại lồng hai ý tưởng bất ngờ lại với nhau. Ðọc thơ Haiku, ta cảm được vị trí đứng ở ngoài sự kiện của tác giả vì có hình sắc, có âm thanh mà cảm xúc thì không bộc bạch. Dù không nói ra nhưng người đọc vẫn có thể nghiệm được tình cảm của tác giả, một tình cảm nhè nhẹ, bàng bạc trong cả bài thơ, nói lên niềm vui sống hay sự cô đơn, đôi khi cũng nêu ra điểm tác giả thắc mắc về cuộc đời của con người: ngắn ngủi, phù du, trước sự vĩnh hằng của thiên nhiên. Trong thơ haiku cổ điển bắt buộc phải có kigo (quý ngữ) nghĩa là từ miêu tả một mùa nào đó trong năm. Từ này có thể trực tiếp chỉ mùa (mùa Xuân, mùa Thu...) hay gián tiếp thông qua các hình ảnh, loài hoa, loài cây cỏ động vật, hoạt động, lễ hội... mang đặc trưng của một mùa trong năm. Một bài haiku thường chỉ "gợi" chứ không "tả" và kết thúc thường không có gì rõ ràng, vậy nên hình ảnh và cảm nhận sau khi đọc thơ hoàn toàn phụ thuộc vào người đọc.
Mẫu 2
Thơ hai-cư là một thể loại thơ khá phổ biến ở Nhật Bản. Nếu ở Việt Nam, làm thơ cần phải có vần thì các bài thơ hai-cư của Nhật Bản lại hoàn toàn không cần điều đó. Các bài thơ hai-cư khá ngắn, nhưng lại có tính cô đọng, hàm súc cao, thường hướng về thiên nhiên bốn mùa và nội tâm cá nhân để phản ánh. Trong một bài thơ bắt buộc phải có kigo (quý ngữ) nghĩa là từ miêu tả mùa màng một cách gián tiếp. Trong bài không nói rõ xuân, hạ, thu, đông nhưng sẽ nhắc đến các hình ảnh đặc trưng của mỗi mùa như hoa anh đào, lá úa vàng, tuyết phủ trắng... Mặc dù số lượng âm tiết ít ỏi nhưng vẫn biểu đạt được sự tương quan giữa con người và thiên nhiên. Một bài thơ hai-cư hay phải thể hiện được khoảnh khắc độc sáng của nhà thơ trong việc nắm bắt cuộc đời, quan sát tinh nhạy, biết cảm nghiệm đời sống đầy đủ. Và đó chính là điểm đặc biệt, hấp dẫn của các bài thơ hai-cư.
Mẫu 3
Thơ Hai-cư là một thể thơ truyền thống có vị trí quan trọng trong văn học Nhật Bản, được xem là một trong những hình thức cô đọng nhất của thơ ca thế giới. Một trong những điểm thú vị của thơ Hai-cư chính là ở sự cô đọng, ý tại ngôn ngoại. Tác giả đã hạn chế tối đa về mặt chữ, mỗi bài thơ chỉ gồm ba câu, mỗi câu từ hai đến năm tiếng. Tuy ngôn ngữ ít ỏi là vậy nhưng bài thơ lại chứa đựng những lớp nghĩa sâu xa, thể hiện những tư tưởng nhân văn sâu sắc về con người và cuộc đời. Để khám phá những khoảng trống trong bài thơ, bạn đọc cần liên kết những hình ảnh vốn dĩ tách rời, tìm ra mối liên hệ giữa chúng và lý giải nó. Chính vì sự cô đọng nên mỗi từ ngữ trong thơ hai-cư đều mang theo những ý nghĩa thẩm mĩ độc đáo. Sức sống và sự hấp dẫn của thơ hai-cư nằm ở khả năng kiệm lời mà vẫn gợi nhiều cảm xúc, suy tưởng.
Mẫu 4
Điều em cảm thấy thú vị nhất ở thể thơ hai-cư chính là tính hàm súc. Trong văn học Nhật Bản, thơ hai-cư là thể thơ truyền thống đóng vai trò quan trọng. Thơ hai-cư cũng được xem là một trong những hình thức cô đọng nhất của thơ ca thế giới. Số từ trong bài rất hạn chế, ý ở ngoài lời. Một bài thơ tuy chỉ có ba dòng, nhưng vẫn gợi ra được chiều sâu về mặt cảm xúc. Trong thơ hai-cư luôn có những khoảng trống buộc người đọc phải liên kết những hình ảnh vốn đã rời rạc để khám phá và giải mã chúng dưới góc nhìn cá nhân. Chính vì thế, mỗi từ trong thơ hai-cư đều ẩn chứa những giá trị nghệ thuật đặc sắc. Sức lôi cuốn của thể loại này nằm ở khả năng kiệm lời mà vẫn gợi lên được những suy tưởng, cảm xúc.
Mẫu 5
Từ việc đọc ba bài thơ hai-cư, điều em cảm thấy thú vị nhất ở thể thơ hai-cư chính là hình ảnh thơ trong sáng, giàu sự suy tưởng. Hình ảnh thơ thường gắn liền với hình ảnh thiên nhiên như cành khô, cánh quạ, chiều thu, hoa triêu nhan, dây gàu, con ốc nhỏ, núi Phu-gi,.. Những hình ảnh ấy vừa gần gũi, quen thuộc với con người, lại vừa có khả năng biểu đạt những rung cảm của con người trước thiên nhiên. Hình ảnh trong sáng, nhẹ nhàng nhưng cũng đậm tính tượng trưng. Thay vì miêu tả và diễn giải, mỗi hình ảnh thơ đều khơi gợi lên một triết lí về cuộc sống. Đó có thể là sự cô đơn, nhỏ bé giữa một không gian trống trải, tĩnh lặng. Cũng có thể là triết lí trong cách ứng xử của con người đối với thiên nhiên. Hay sâu xa hơn là hành trình nỗ lực, phấn đấu của con người để chinh phục ước mơ.
Mẫu 6
Thơ hai-cư khởi nguồn từ đất nước mặt trời mọc và trở thành thể thơ truyền thống của thơ ca Nhật Bản. Điều khiến cho thơ hai-cư trở nên đặc biệt và độc đáo so với các thể thơ khác trên thế giới chính là ở số câu, số chữ trong một bài thơ. Bài thơ Hai-cư trong tiếng Nhật chỉ gồm 3 dòng (dòng 1 và dòng 3 có 5 tiếng; dòng 2 có bảy tiếng). Mặc dù tác giả rất hạn chế về số từ nhưng vẫn gợi ra được chiều sâu về mặt cảm xúc và ý nghĩa cho bài thơ. Chính vì vậy, thơ hai-cư được xem là một trong những hình thức cô đọng nhất của thế giới thơ ca. Mỗi từ trong thơ hai-cư đều là một sự chắt chiu, chọn lọc tinh tế của tác giả nhằm thể hiện một sự "bừng ngộ" hay triết lí về cuộc sống.
Mẫu 7
Trên thế giới có rất nhiều thể loại văn học nổi tiếng thu hút sự quan tâm của nhiều trái tim yêu thơ ca, văn học. Một trong số đó ta không thể không nhắc đến thể thơ Hai-cư của Nhật Bản với điều thú vị nằm ở tính ngắn gọn, hàm súc. Thể thơ Hai-cư chỉ bao gồm 3 dòng với năm đến bay âm tiết tuy ngắn gọn nhưng lại vô cùng cô đọng, hàm súc, chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu xa. Thể thơ tập trung ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, của cảnh vật tuy đơn giản nhưng lại dễ gây ấn tượng, cảm xúc mạnh đến người đọc. Điều thú vị ở thể thơ Hai-cư là nhìn có vẻ dễ làm, chủ đề cũng đơn giản nhưng lúc bắt tay vào làm thơ lại đòi hỏi tài năng của tác giả vô cùng cao. Chỉ những người có ngôn từ cô đọng, khả năng truyền tải tuyệt vời cùng kinh nghiệm văn chương dày dặn mới có thể tạo nên được bài thơ Hai-cư đặc sắc. Thể thơ Hai-cư nói riêng và văn học thế giới nói chung đã góp phần bồi đắp và nuôi dưỡng nên tâm hồn của bao thế hệ con người trên thế giới, làm cho chúng ta càng ngày hoàn thiện và xã hội phát triển văn minh, thịnh vượng hơn.
Mẫu 8
Thơ Hai-cư là một thể thơ truyền thống có vị trí quan trọng trong văn học Nhật Bản, được xem là một trong những hình thức cô đọng nhất của thơ ca thế giới. Một trong những điểm thú vị của thơ Hai-cư chính là ở sự cô đọng, ý tại ngôn ngoại. Tác giả đã hạn chế tối đa về mặt chữ, mỗi bài thơ chỉ gồm ba câu, mỗi câu từ hai đến năm tiếng. Tuy ngôn ngữ ít ỏi là vậy nhưng bài thơ lại chứ đựng những lớp nghĩa sâu xa, thể hiện những tư tưởng nhân văn sâu sắc về con người và cuộc đời. Để khám phá những khoảng trống trong bài thơ, bạn đọc cần liên kết những hình ảnh vốn dĩ tách rời, tìm ra mối liên hệ giữa chúng và lý giải nó. Chính vì sự cô đọng nên mỗi từ ngữ trong thơ hai-cư đều mang theo những ý nghĩa thẩm mĩ độc đáo. Sức sống và sự hấp dẫn của thơ hai-cư nằm ở khả năng kiệm lời mà vẫn gợi nhiều cảm xúc, suy tưởng.
Mẫu 9
Ở thể thơ hai-cư, điều em thấy thú vị đó là bài thơ ngắn, chỉ có 3 câu, ngôn ngữ cô đọng, thường có 2 hình ảnh liên kết với nhau mang tính biểu tượng. Tuy ngắn nhưng qua sự tìm hiểu về 3 bài thơ, có thể thấy rằng, nội dung mà tác giả muốn truyền tải được thể hiện rõ ràng, ngụ ý trong từ. Để có thể hiểu được bài thơ, người đọc cũng cần có vốn hiểu biết nhất định bởi câu từ quá ngắn, nếu không có sự am hiểu sẽ rất khó để hiểu được bài thơ muốn truyền tải thông điệp gì. Nhưng cũng chính bởi sự mới lạ, độc đáo về thể thơ, hình thức mà thu hút được người đọc.
Mẫu 10
Một bài Haiku Nhật luôn tuân thủ hai nguyên lý tối thiểu, đó là bốn mùa của thiên nhiên và tính tương quan giữa hai ý tưởng. Trong thơ bắt buộc phải có kigo (quý ngữ) nghĩa là từ miêu tả mùa màng một cách gián tiếp. Trong bài không thì không nói rõ xuân, hạ, thu, đông nhưng sẽ nhắc đến hoa anh đào, lá úa vàng, tuyết phủ trắng... Ngoài ra bài thơ sẽ liên kết một hình ảnh bao la của vũ trụ ăn khớp với một hình ảnh bé nhỏ của đời thường. Đây chính là điểm đặc biệt, hấp dẫn của bài thơ hai-cư.
Mẫu 11
Thơ hai cư là thể thơ văn học truyền thống của đất nước xứ sở hoa anh đào, được xem là một trong những thể thơ cô đọng, ngắn gọn nhất trên thế giới. Điểm gây thú vị ở thể thơ này đó là sự súc tích, ý tại ngôn ngoại. Một bài thơ chỉ ba câu, mười bảy âm tiết (5-7-5) dài không quá mười hai, mười ba từ, không chấm câu, không đề. Nội dung thường hướng về thiên nhiên bốn mùa và nội tâm cá nhân để phản ánh. Tuy bài thơ ngắn gọn như thế nhưng lại mang tầm ý nghĩa sâu xa. Người đọc phải suy ngẫm, trầm tư về nó thì mới có thể hiểu được giá trị nhân văn sâu sắc về con người và cuộc đời.
Mẫu 12
Thơ hai cư là thể thơ ngắn nhất trên thế giới, cô đọng và hàm súc. Điểm gây thú vị khi đọc thơ hai cư đó là thơ hai cư nổi bật về yếu tố mùa. Vì thế người ta ví thơ haiku là tiếng hát của bốn mùa và "mùa" được xem là quí ngữ (Kigo) của thơ haiku. Sự luân chuyển của "mùa" thể hiện nhịp điệu của thế giới thiên nhiên và đời sống con người, và đó là sự vận động của thời gian. Khi cái nóng oi nồng làm tàn lụi những cánh anh đào rực rỡ của mùa xuân qua đi thì cái se lạnh của mùa thu ùa về làm cho màu xanh chuyển sang màu vàng, tiếng chim hót bỗng dừng và rồi những bông tuyết trắng xóa bắt đầu rơi báo hiệu mùa đông đến. Sự xoay vần của tạo hóa trên đất nước đã tạo cho con người Nhật mang những nét tính cách thật đặt biệt.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Xác định mối quan hệ giữa hình ảnh trung tâm trong bài thơ của Ba-sô với các yếu tố thời gian, không gian.
Câu 2:
Hãy nhận diện hình ảnh trung tâm ở từng bài thơ hai-cư trên và cho biết đặc điểm chung của các hình ảnh ấy.
Câu 3:
Bài thơ của Chi-y-ô được triển khai xoay quanh phát hiện nào? Theo bạn vì sao phát hiện này lại dẫn dắt nhân vật trữ tình sang “xin nước nhà bên”?
Câu 4:
Ấn tượng mà hình ảnh “hoa triêu nhan” và “dây gàu” gợi ra cho bạn là gì?
Câu 5:
Từ những đặc điểm thường được liên hệ khi hình dung về “con ốc” và “núi Phu-gi”, hãy nhận xét về tương quan giữa hai hình ảnh này.
Câu 6:
Từ bài thơ của Chi-y-ô, hãy bình luận về ý nghĩa triết lý trong cách ứng xử của con người đối với thiên nhiên mà bài thơ gợi ra.
về câu hỏi!