Câu hỏi:

08/06/2022 2,376

Những yếu tố làm nên đặc trưng và sức hấp dẫn của thơ Đường luật và thơ hai-cư có nhiều điểm gần gũi nhau. Hãy viết đoạn văn về những điểm tương đồng ấy.

Câu hỏi trong đề:   Bài tập Thu hứng có đáp án !!

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Bài tham khảo 1 :

Những yếu tố làm nên đặc trưng và sức hấp dẫn của thơ Đường luật và thơ hai - cư có nhiều điểm gần gũi nhau. Tiêu biểu nhất đó là ở ngắn gọn. Thơ hai-cư và thơ Đường luật đều là những thể loại trữ tình, lời ít ý nhiều. Nhà thơ chú ý tạo nên những khoảng trống giữa bề mặt ngôn ngữ và những lớp nghĩa ẩn sâu bên trong. Nhiệm vụ của bạn đọc là kết nối những mảnh ghép ngôn từ, khám phá những tư tưởng triết lý của nhà thơ thông qua những sáng tạo nghệ thuật. Nếu thơ hai - cư thường biểu hiện những rung cảm của con người trước thiên nhiên bằng những hình ảnh trong sáng, nhẹ nhàng mà đậm tính tượng trưng thì thơ Đường luật thường sử dụng những hình ảnh ước lệ tượng trưng mang cảm hứng thế sự và yêu nước. Cả hai thể loại đều nhằm đến mục đích tả ít, gợi nhiều, tả gián tiếp hơn là trực tiếp, nhờ đó mở ra không gian cho người đọc cảm nhận bài thơ.

Bài tham khảo 2 :

Thơ hai-cư là thể thơ ngắn nhất thế giới và cũng là thể thơ truyền thống có vị trí quan trong trong văn chương Nhật Bản. Thơ Đường luật là thể thơ xuất phát từ Trung Quốc, thường có hai thể tiêu biểu là thơ thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú. Về nội dung, thơ hai -cư chỉ ghi lại một cảnh, vật đơn sơ, nhưng qua đó gợi cho người đọc liên tưởng, suy tư để tìm thấy một triết lí nào đấy, ... Còn thơ Đường luật rất quan tâm đến hai đề tài chính là thiên nhiên và thế sự, qua đó bộc lộ tư tưởng nhân đạo, sự ưu thời mẫn thế, tư tưởng trung quân ái quốc, cùng những tấm lòng vì nước vì dân. Về nghệ thuật, Thơ hai-cư dùng rất ít ngôn từ (khoảng 17 chữ), không tả mà chỉ gợi, là những từ chỉ mùa hoặc những hình ảnh tiêu biểu cho mùa (hoa đào, hoa mai, chim oanh, chim yến - chim quyên, tiếng ve - trăng, sương, tiếng dế,...) để nhiều khoảng trống cho độc giả tưởng tượng, đồng sáng tạo. Và thơ Đường có những quy định nghiêm ngặt về niêm, luật; nghệ thuật đối đã được đẩy lên mức độ cao nhất; thi pháp thơ Đường cũng đạt đến trình độ phát triển rất cao, từng là mẫu mực cho thơ phương Đông trong nhiều thế kỉ.

Bài tham khảo 3 :

Đặc trưng và sức hấp dẫn của thơ Đường luật và thơ hai - cư có nhiều điểm gần gũi với nhau đó là cảm xúc thẩm mỹ. Trong thơ Đường luật, thì con người những tình cảm tốt đẹp, lành mạnh, tích cực hướng về cái thiện, cái mỹ còn thiên nhiên: bình dị, gần gũi, thông qua đó toát lên vẻ đẹp của cỏ cây hoa lá. Thanh nhạc trong thơ Đường luật : người nghe phải lắng nghe cái âm vang của nó, tưởng tượng ra những đường nét và màu sắc của nó, để có thể cảm nhận hình tượng chung của bài thơ như kiểu nghe một bản nhạc trữ tình mà không cần dựa vào những chi tiết ngôn ngữ cụ thể cùa bài thơ. Thơ Haiku nhất là Haiku của Basho có những nét thẩm mỹ rât tiêng, rất cao và rất tinh tế: cái vắng lặng (Sabi) cái đơn sơ (Wabi) cái u huyền (Yugen) cái mềm mại (Shiori), nhẹ nhàng (Karumi) Thơ Haiku không thích sự ồn ào náo nhiệt, không thích vẻ phồn tạp, sặc sở, hoa lệ, uỷ mị, ướt át hay cứng cõi, lên gân.

Bài tham khảo 4:

Điểm gần gũi của hai thể loại thơ truyền thống này đó là luật niêm. Điều căn bản của luật thơ Đường là đối, đó là hai nguyên tắc đối âm và đối ý, nghĩa là lần lượt những chữ thứ nhất, thứ 2, thứ 3,... của câu trên phải đối với các chữ thứ nhất, thứ 2, thứ 3,... của câu dưới cả về âm và ý. Nhưng làm được như thế thì rất khó, vì vậy người ta quy ước nhất tam ngũ bất luật (chữ thứ nhất, thứ ba, thứ năm không cần theo luật).  "những câu niêm với nhau" Nguyên tắc niêm trong một bài thơ Đường (thất ngôn bát cú) như sau: câu 1 niêm với câu 8, câu 2 niêm với câu 3, câu 4 niêm với câu 5, câu 6 niêm với câu 7. Trong thơ haiku cổ điển buộc phải có kigo (quý ngữ) nghĩa là từ miêu tả một mùa nào đó trong năm. Có thể trực tiếp hay gián tiếp thông qua các hình ảnh, hoạt động hay những cái gì đó mà mang đặc trưng của một mùa trong năm.Một bài haiku thường chỉ "gợi" chứ không "tả", và kết thúc thường không có gì rõ ràng, vậy nên hình ảnh và cảm nhận sau khi đọc thơ hoàn toàn phụ thuộc người đọc. Thơ Haiku chỉ có 17 ăm tiết (một số bài nhiều hơn một chút), ngắt nhịp thành 3 đoạn, theo thứ tự thường là: 5 âm - 7 âm - 5 âm.

Bài tham khảo 5 :

Thơ Đường luật và thơ hai-cư có nhiều điểm tương đồng với nhau. Sự tương đồng này nằm ở đặc tính hàm súc, "ý tại ngôn ngoại". Về dung lượng, cả hai thể loại này đều bị giới hạn về số lượng từ. Do vậy, từ ngữ được sử dụng phải cô đọng, hàm súc. Cả hai thể thơ đều tập trung khơi gợi nhiều hơn là miêu tả và diễn giải. Thơ Đường luật và thơ hai-cư luôn có những khoảng trống cần thiết để người đọc có thể bước vào làm chủ thế giới bài thơ tạo ra. Bên cạnh đó, cả hai thể thơ đều được lấy cảm hứng sáng tác từ đề tài thiên nhiên, lấy thiên nhiên để thể hiện một triết lý, suy ngẫm hoặc tình cảm, cảm xúc nào đó. Có thể nói, đặc tính hàm súc và đề tài thiên nhiên đã tạo nên sức hấp dẫn cho hai thể thơ này.

Bài tham khảo 6 :

Thơ Đường luật và thơ hai-cư đều là những thể thơ độc đáo của nền thơ ca thế giới. Sự tương đồng của hai thể thơ này nằm ở tính hàm súc, ý ở ngoài lời. Thơ hai-cư và thơ Đường luật đều bị hạn chế về số lượng từ. Chính vì vậy, từ ngữ được tác giả chọn lọc vô cùng tinh tế. Ngôn ngữ thơ vừa phải cô đọng, hàm súc lại vừa có thể biểu đạt được những suy tư, tình cảm của tác giả đối với cuộc sống. Bên cạnh đó, hình ảnh thơ được sử dụng trong bài thường gắn liền với hình ảnh thiên nhiên. Thơ hai-cư giàu tính tượng trưng nhưng cũng rất nhẹ nhàng, trong sáng, biểu hiện đầy đủ những rung cảm của con người trước thiên nhiên, thể hiện một sự "bừng ngộ" hay triết lí về cuộc sống. Còn thơ Đường luật thông qua tả cảnh mà bày tỏ nỗi niềm. Cả hai thể thơ đều tả ít, gợi nhiều, để lại nhiều khoảng trống để người đọc trực tiếp khám phá.

Bài tham khảo 7 :

Mặc dù thơ hai-cư và thơ Đường luật là hai thể thơ đến từ hai đất nước khác nhau nhưng giữa chúng có những điểm gặp gỡ, tương đồng. Về mặt ngôn từ, thơ hai-cư và thơ Đường luật bị hạn chế về số lượng từ ngữ, nhưng các nhà thơ vẫn tạo nên được cách biểu đạt hết sức tinh tế. Hai thể thơ tả ít gợi nhiều, kiệm lời nhưng vẫn gợi ra được những trường liên tưởng và cảm xúc cho bài thơ. Chính vì vậy, thơ hai-cư và thơ Đường luật luôn có một không gian để người đọc bước vào và tự mình khám phá. Về hình ảnh thơ, thiên nhiên được coi là hình ảnh chủ đạo trong thơ hai-cư và thơ Đường luật. Tác giả biểu hiện những rung cảm trước thiên nhiên bằng những hình ảnh trong sáng, nhẹ nhàng nhưng cũng đậm tính biểu trưng. Thơ hai-cư mang tính chất "bừng ngộ" về mối quan hệ giữa con người với sự vật, hiện tượng thể hiện một triết lí của cuộc sống. Trong khi đó, thơ Đường luật thông qua thiên nhiên, bày tỏ nỗi niềm, suy tư của tác giả về cuộc đời. Cả hai thể thơ đều mang đến những tình cảm trong sáng cho người đọc.

 

 

Quảng cáo

book vietjack

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Đối chiếu hai bản dịch thơ với nguyên tác (thông qua bản dịch nghĩa), từ đó chỉ ra những chỗ hai bản dịch thơ có thể chưa diễn đạt hết sắc thái và ý nghĩa của nguyên văn.

Xem đáp án » 08/06/2022 3,271

Câu 2:

Việc mô tả khung cảnh sinh hoạt của con người ở hai câu thơ kết có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện cảm xúc của nhân vật trữ tình?

Xem đáp án » 08/06/2022 2,046

Câu 3:

Âm thanh của tiếng dao thước may áo, tiếng chày đập vải gợi ra không khí gì?

Xem đáp án » 08/06/2022 1,524

Câu 4:

Mô tả một số đặc điểm của thơ Đường luật (bố cục, cách gieo vần, luật bằng – trắc, phép đối) được thể hiện trong bài thơ Thu hứng.

Xem đáp án » 08/06/2022 1,346

Câu 5:

1. Bạn đã được làm quen với một số bài thơ Đường luật trong sách giáo khoa Ngữ văn cấp THCS. Hãy chia sẻ ấn tượng của bạn về đặc điểm hình thức cũng như nội dung của những bài thơ thuộc thể loại này.

2. Bạn đã bao giờ xa gia đình và thấy nhớ nhà? Nếu có thể, hãy chia sẻ về trải nghiệm ấy của bạn.

Xem đáp án » 08/06/2022 1,186

Câu 6:

Những hình ảnh và từ ngữ nào được dùng để gợi không khí cảnh thu trong bốn câu đầu của bài thơ? Khung cảnh mùa thu này có thể gợi cho bạn những ấn tượng gì?

Xem đáp án » 08/06/2022 1,128

Bình luận


Bình luận