Câu hỏi:
11/07/2024 2,119Qua các tác phẩm được giới thiệu trong bài 2: Vẻ đẹp của thơ ca, hãy viết đoạn văn chia sẻ về điều làm bạn thấy thú vị, hấp dẫn khi đọc thơ. (10 mẫu)
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Viết đoạn văn chia sẻ về điều làm bạn thấy thú vị, hấp dẫn khi đọc thơ (mẫu 1)
Nhà thơ Lưu Trọng Lư từng nhận định: “Một câu thơ hay là một câu thơ có sức gợi”. Quả đúng là như vậy, sức gợi trong mỗi vần thơ làm nên vẻ đẹp của thơ ca, giá trị thẩm mĩ của ngôn từ nghệ thuật. Thơ ca đem đến cho bạn đọc sự say mê, lôi cuốn trong vần và nhịp, tạo nên những đợt sóng ngôn từ giàu tính nhạc. Thơ ca với sức gợi mạnh mẽ đã khơi lên trong lòng bạn đọc những đợt sóng dạt dào của cảm xúc. Mặc dù được đặt trong một khuôn khổ nhất định nhưng thơ ca lại mở ra một thế giới tưởng tượng rộng lớn, không giới hạn. Ngôn ngữ thơ chính là phương tiện giúp người thi sĩ kết nối với bạn đọc, cùng khám phá cánh cửa nghệ thuật và những tư tưởng cảm xúc được nhà thơ gửi gắm. Chính vì vậy, khi khám phá một bài thơ, hãy cảm nhận lớp bề mặt ngôn từ và dần dần khai thác những khoảng trống ẩn sau được nhà thơ cất giấu sau lớp ngôn từ đó. Đó chính là “ vẻ đẹp của thơ ca”.
Viết đoạn văn chia sẻ về điều làm bạn thấy thú vị, hấp dẫn khi đọc thơ (mẫu 2)
Thơ ca là một phần không thể thiếu trong nền văn học của mỗi quốc gia. Có lẽ, trong các thể loại văn học, không thể loại nào mà người ta có thể bộc lộ những cảm xúc được tài tình, hàm súc và tập trung như ở trong thơ, và làm thơ từ muôn đời nay vẫn khó, không chỉ làm sao cho có vần có điệu, dễ nhớ dễ thuộc, mà còn phải khiến cho cái tình cảm, tư tưởng của người nghệ sĩ nằm gọn trong những vẫn thơ của mình. Do đó, các tác phẩm thơ thường mang đến cho người đọc cảm giác lắng đọng và đầy xúc cảm. Các ý thơ có tính hàm xúc cao, để rồi người đọc phải tự suy ngẫm, chiêm nghiệm. Có thể nói thơ ca luôn là một món ăn tinh thần, một trong những sáng tạo cao quý và đỉnh cao của văn chương. Tình cảm trong thơ không chỉ phác họa chân dung tâm hồn của người nghệ sĩ mà còn gợi mở, thức tỉnh những cảm xúc nội tâm của con người khiến cho lòng người thêm phong phú và tốt đẹp hơn.
Viết đoạn văn chia sẻ về điều làm bạn thấy thú vị, hấp dẫn khi đọc thơ (mẫu 3)
Với em, thơ là tiếng lòng. Mỗi một bài thơ ra đời, đều ẩn chứa nội dung, ý nghĩa mà người làm thơ gửi gắm. Thơ hiện diện trong cuộc sống chúng ta hằng ngày, thường xuyên. Có loại thơ gần gũi, dễ đọc, dễ hiểu song cũng có những bài thơ khiến mình phải “vắt óc’ ra để hiểu và cảm. Để thơ lưu truyền và tồn tại lâu dài, thơ phải hấp dẫn về hình thức lẫn nội dung. Thơ như nàng tiên xinh. Thơ cô đọng, súc tích, vậy nên, thi sĩ cũng chẳng dễ dàng gì để cho ra đời một bài thơ nhanh. Họ phải đắn đo, suy nghĩ, lựa chọn câu từ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật, vần – nhịp… làm sao để kết hợp ra đứa con tinh thần hoàn chỉnh. Nhờ hình thức, thơ đến với độc giả dễ dàng hơn. Khi đọc thơ, ta thấy được điều gì thú vị? Là một bài thơ hay về nội dung, thông điệp, tư tưởng được gợi mở? Hay là một bài thơ ngắn gọn, dễ học? Có chăng là một bài thơ có nhan đề gây sức hút? Cũng có thể là hình thức thơ biểu đạt hấp dẫn?... Mỗi người, sẽ có những cảm nhận khác nhau về sự thu hút của thơ. Còn với em, hấp dẫn nhất, đấy chính là cảm xúc mà nhà thơ gửi gắm. Không có một bài thơ nào gọi là nhảm, hay gọi là viết cho hay cả. Làm một bài thơ, quả thực không dễ dàng. Khi cảm xúc trào nén, không thể thổ lộ hết bằng lời, người ta tìm đến thơ để bày tỏ. Bởi thơ là ý!
Viết đoạn văn chia sẻ về điều làm bạn thấy thú vị, hấp dẫn khi đọc thơ (mẫu 4)
Thơ là sản phẩm của sự sáng tạo nghệ thuật được coi là xuất hiện gần như sớm nhất trong đời sống của loài người. Đã có hàng ngàn định nghĩa nhưng chưa có một định nghĩa nào có thể diễn đạt được một cách toàn diện và sâu sắc về thơ. Do đó người ta hiểu rằng định nghĩa về thơ là rất khó. Chỉ có thể thừa nhận rằng thơ là thể loại tiêu biểu cho sự tinh tuý của nghệ thuật ngôn từ. Khi đọc một bài thơ bất kì, ta thường bị hấp dẫn bởi hình thức, nghệ thuật, rồi mới đến nội dung của bài thơ. Thơ là một sản phẩm của sáng tạo in đậm dấu ấn chủ quan của người làm thơ, do đó, khi đọc thơ cần chú ý những đóng góp riêng của tác giả bài thơ về tứ thơ, cảm hứng, tư tưởng. Nhưng các yếu tố quan trọng này lại được thể hiện qua những rung động, xúc cảm được diễn đạt bằng hình ảnh, nhịp điệu và ngôn ngữ. Cho nên, chỉ có thể bằng cách liên tưởng, đối chiếu, so sánh giữa bài thơ đang đọc với các bài thơ khác của chính tác giả; giữa thơ của tác giả với nhiều nhà thơ cùng thời hoặc trước đó cùng chung đề tài. Thí dụ: Đọc bài Đây mùa thu tới của Xuân Diệu trong sự liên tưởng so sánh với Thu ẩm của Nguyễn Khuyến, Cảm thu, Tiễn thu của Tản Đà hoặc so sánh giữa Đây mùa thu tới với Tiếng thu của Lưu Trọng Lư, Tỳ Bà của Bích Khê… Một bài thơ là một thế giới khép kín, muốn hiểu và làm chủ được thế giới ấy cần biết cách đi vào nó vào những thời điểm thích hợp. Đó là khi tâm hồn người đọc có nhu cầu chia sẻ, thưởng thức cái đẹp, hay đơn giản chỉ muốn thấu hiểu con người và cuộc đời.
Viết đoạn văn chia sẻ về điều làm bạn thấy thú vị, hấp dẫn khi đọc thơ (mẫu 5)
Với em, mỗi bài thơ đều có sự hấp dẫn riêng của nó. Mỗi một bài thơ ra đời, đều ẩn chứa nội dung, tiếng lòng mà người làm thơ gửi gắm. Thơ hiện diện trong cuộc sống chúng ta hằng ngày, thường xuyên. Có loại thơ gần gũi, dễ đọc, dễ hiểu song cũng có những bài thơ khiến mình phải "vắt óc" ra để hiểu và cảm. Để thơ lưu truyền và tồn tại lâu dài, thơ phải hấp dẫn về hình thức lẫn nội dung. Từng câu thơ đều là sự cô đọng, súc tích, vậy nên, thi sĩ cũng chẳng dễ dàng gì để cho ra đời một bài thơ. Họ phải đắn đo, suy nghĩ, lựa chọn câu từ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật, vần – nhịp, làm sao để kết hợp ra đứa con tinh thần hoàn chỉnh. Nhờ hình thức đa dạng, thơ đến với độc giả dễ dàng hơn. Khi đọc thơ, ta thấy được điều gì thú vị? Là một bài thơ hay về nội dung, thông điệp, tư tưởng được gợi mở? Hay là một bài thơ ngắn gọn, dễ học? Có chăng là một bài thơ có nhan đề gây sức hút? Cũng có thể là hình thức thơ biểu đạt hấp dẫn?... Mỗi người, sẽ có những cảm nhận khác nhau về sự thu hút của thơ. Còn với em, hấp dẫn nhất, đấy chính là cảm xúc mà nhà thơ gửi gắm. Không có một bài thơ nào gọi là nhảm, hay gọi là viết cho có cả. Làm một bài thơ, quả thực không dễ dàng. Khi cảm xúc trào nén, không thể thổ lộ hết bằng lời, người ta tìm đến thơ để bày tỏ hết ra ý của mình.
Viết đoạn văn chia sẻ về điều làm bạn thấy thú vị, hấp dẫn khi đọc thơ (mẫu 6)
Thơ là sản phẩm của sự sáng tạo nghệ thuật gắn bó trong đời sống con ngườ. Đã có hàng ngàn định nghĩa nhưng chưa có một định nghĩa nào có thể diễn đạt được một cách toàn diện và sâu sắc về thơ. Do đó người ta hiểu rằng định nghĩa về thơ là rất khó. Chỉ có thể thừa nhận rằng thơ là thể loại tiêu biểu cho sự tinh tuý của nghệ thuật ngôn từ. Khi đọc một bài thơ bất kì, ta thường bị hấp dẫn bởi hình thức, nghệ thuật, rồi mới đến nội dung của bài thơ. Thơ là một sản phẩm của sáng tạo in đậm dấu ấn chủ quan của người làm thơ, do đó, khi đọc thơ cần chú ý những đóng góp riêng của tác giả bài thơ về tứ thơ, cảm hứng, tư tưởng. Và các yếu tố quan trọng này lại được thể hiện qua những rung động, xúc cảm được diễn đạt bằng hình ảnh, nhịp điệu và ngôn ngữ. Một bài thơ là một thế giới khép kín, muốn hiểu và làm chủ được thế giới ấy cần biết cách đi vào nó từng bước thích hợp. Đó là khi tâm hồn người đọc có nhu cầu chia sẻ, thưởng thức cái đẹp, hay đơn giản chỉ muốn thấu hiểu con người và cuộc đời.
Viết đoạn văn chia sẻ về điều làm bạn thấy thú vị, hấp dẫn khi đọc thơ (mẫu 7)
Thơ ca là một phần không thể thiếu trong mỗi nền văn học. Có lẽ, trong các thể loại văn học thì khó có thể thấy được một thể loại nào mà có thể bộc lộ những cảm xúc được tài tình, hàm súc và tập trung như ở trong thơ ca. Mà làm thơ từ muôn đời nay vẫn khó, không chỉ làm sao cho có vần có điệu, dễ nhớ dễ thuộc, mà còn phải khiến cho cái tình cảm, tư tưởng của người nghệ sĩ nằm gọn trong những vần thơ của mình. Do đó, các tác phẩm thơ thường mang đến cho người đọc cảm giác lắng đọng và đầy xúc cảm. Các ý thơ có tính hàm xúc cao, để rồi người đọc phải tự suy ngẫm, chiêm nghiệm. Có thể nói thơ ca luôn là một món ăn tinh thần, một trong những sáng tạo cao quý và đỉnh cao của văn chương. Tình cảm trong thơ không chỉ phác họa chân dung tâm hồn của người nghệ sĩ mà còn gợi mở, thức tỉnh những cảm xúc nội tâm của con người khiến cho lòng người thêm phong phú và tốt đẹp hơn.
Viết đoạn văn chia sẻ về điều làm bạn thấy thú vị, hấp dẫn khi đọc thơ (mẫu 8)
Qua một số tác phẩm được giới thiệu trong bài "Vẻ đẹp của thơ ca", điều em cảm thấy thú vị, hấp dẫn khi đọc thơ chính là hình ảnh thơ. Khi bàn về hình ảnh thơ, Lưu Trọng Lư đã nhận xét rằng: "Hình ảnh thơ là hình ảnh thực nẩy lên trong tâm hồn khi ta sống trong một cảnh huống hoặc trạng thái nào đấy". Thực vậy, hình ảnh thơ xuất phát từ những sự vật, hiện tượng, trạng thái trong đời sống, nhà thơ đã quan sát và tái tạo chúng vào tác phẩm một cách sinh động thông qua ngôn từ. Hình ảnh xuất hiện trong thơ có thể là hình ảnh gắn liền với thiên nhiên như cỏ, cây, mặt trăng, mặt trời, dòng sông, bến nước,... cũng có thể là hình ảnh con người với sự xuất hiện của người thiếu nữ, tiếng hát, con đò,... Hình ảnh thơ không chỉ khơi dậy cho người đọc những ấn tượng về mặt thị giác mà còn gợi ra được những ý nghĩa và giá trị về mặt tinh thần nhất định đối với người đọc. Qua hình ảnh thơ, thi nhân bày tỏ tình cảm, cảm xúc, suy tư trước cuộc đời.
Viết đoạn văn chia sẻ về điều làm bạn thấy thú vị, hấp dẫn khi đọc thơ (mẫu 9)
Nhạc điệu chính là yếu tố khiến em cảm thấy hấp dẫn và thú vị khi đọc một số tác phẩm được giới thiệu trong bài "Vẻ đẹp của thơ ca". Nhạc điệu được hiểu là cách tổ chức các yếu tố âm thanh của ngôn từ để lời văn mang dáng dấp của âm nhạc (âm hưởng, nhịp điệu).Nhạc điệu trong thơ đến từ cách gieo vần, ngắt nhịp, điệp, phối hợp thanh điệu bằng - trắc,... Đây chính là yếu tố dẫn đến sự khác biệt giữa ngôn ngữ thơ với ngôn ngữ trong văn xuôi và sự tương đồng giữa thơ với nhạc. Nhạc điệu trong thơ không chỉ khơi dậy được những ấn tượng về mặt thính giác mà còn khơi dậy được những cảm xúc đối với độc giả. Thế giới âm thanh đã biểu đạt một cách đầy đủ và sinh động những biến chuyển trong tâm hồn, cảm xúc của thi sĩ. Chính vì vậy, nhà triết học Vôn-te mới khẳng định: "Thơ là ca nhạc của tâm hồn".
Viết đoạn văn chia sẻ về điều làm bạn thấy thú vị, hấp dẫn khi đọc thơ (mẫu 10)
Khi đọc những tác phẩm thơ được giới thiệu trong bài "Vẻ đẹp của thơ ca", em đặc biệt ấn tượng với tính hàm súc của ngôn ngữ thơ. Khác với ngôn ngữ trong văn xuôi, ngôn ngữ thơ thiên nhiều về gợi hơn miêu tả trực tiếp. Chính vì vậy, ngôn ngữ thơ thể hiện cao độ tính hàm súc. Dung lượng trong thơ khá khiêm tốn nên mỗi nhà thơ đều phải lao động chữ nghĩa vô cùng "vất vả" mới có thể tạo nên một bài thơ hay. Mỗi ngôn từ trong thơ đều là kết quả của quá trình chắt lọc công phủ của người nghệ sĩ để phản ánh lại thế giới hiện thực đa chiều và thế giới tâm hồn phức tạp của con người. Sức sống và sự lôi cuốn của thơ nằm ở chỗ hạn chế về mặt số từ mà vẫn gợi được nhiều cảm xúc, suy tưởng.
Viết đoạn văn chia sẻ về điều làm bạn thấy thú vị, hấp dẫn khi đọc thơ (mẫu 11)
Điều thú vị, hấp dẫn nhất khi đọc bài thơ đó là hình tượng thơ. Hình tượng thơ là một bức tranh sống động và tương đối hoàn chỉnh về cuộc sống được xây dựng bằng một hệ thống các đơn vị ngôn ngữ có tính chất vần cộng với trí tưởng tượng, sự sáng tạo và cách đánh giá sự vật hiện tượng của người nghệ sĩ. Hình tượng thơ thực chất là ảnh chiếu cuộc sống trong tác phẩm thơ. Những hiện tượng cuộc sống được nhà văn phản ánh chân thực trong tác phẩm của mình. Với đặc trưng thể loại thơ, các sự việc hiện tượng được tái hiện lại bằng hệ thống ngôn ngữ có tính chất vần. Ngoài ra hình tượng thơ còn thể hiện trí tưởng tượng phong phú của nhà thơ cũng như nói lên được sự đánh giá của nhà thơ với hiện tượng sự vật.
Viết đoạn văn chia sẻ về điều làm bạn thấy thú vị, hấp dẫn khi đọc thơ (mẫu 12)
Qua các tác phẩm điều mà em thấy thú vị, hấp dẫn khi đọc thơ đó là tính hàm súc của ngôn ngữ thơ. Khác với ngôn ngữ trong văn xuôi, ngôn ngữ thơ thiên nhiều về gợi hơn miêu tả trực tiếp. Chính vì vậy, ngôn ngữ thơ thể hiện cao độ tính hàm súc. Dung lượng trong thơ khá khiêm tốn nên mỗi nhà thơ đều phải lao động chữ nghĩa vô cùng "vất vả" mới có thể tạo nên một bài thơ hay. Mỗi ngôn từ trong thơ đều là kết quả của quá trình chắt lọc công phủ của người nghệ sĩ để phản ánh lại thế giới hiện thực đa chiều và thế giới tâm hồn phức tạp của con người. Sức sống và sự lôi cuốn của thơ nằm ở chỗ hạn chế về mặt số từ mà vẫn gợi được nhiều cảm xúc, suy tưởng.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Theo tác giả, sự khác biệt lớn nhất trong cách miêu tả thiên nhiên của Thơ mới so với thơ cổ điển là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến sự khác biệt ấy?
Câu 2:
Khi phân tích ngôn từ trong bài thơ “Tiếng thu”, những thao tác nào được nhà nghiên cứu Chu Văn Sơn thường xuyên sử dụng? Theo bạn, tại sao những thao tác ấy lại rất cần thiết trong việc cảm thụ giá trị thẩm mĩ của ngôn từ thơ.
Câu 3:
Theo phân tích của tác giả, “tiếng thu” và “tiếng thơ” tương ứng với những bình diện nào trong bài thơ của Lưu Trọng Lư?
Câu 4:
Đánh giá về tính hợp lí của cách tổ chức và triển khai ý tưởng trong bài viết
Câu 5:
Trình tự của bài viết đi từ “tiếng thu” hay “tiếng thơ”? Theo tác giả, “tiếng thu” trong bài thơ của Lưu Trọng Lư là gì?
Câu 6:
Trước khi đọc tiếp văn bản của Chu Văn Sơn, hãy dừng lại đọc bài thơ của Lưu Trọng Lư và liệt kê những yếu tố hình thức ở bài thơ có thể gây ấn tượng và liên tưởng mạnh ở người đọc.
Câu 7:
Từ gợi ý trong bài viết của Chu Văn Sơn, theo bạn, sức hấp dẫn của một bài thơ nằm ở những yếu tố nào?
về câu hỏi!