Câu hỏi:
13/07/2024 1,867Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Mẫu 1
Đoạn trích Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác là một trong những đoạn trích tiêu biểu trong sử thi I-li-át. Đây được coi là một trong những cảnh ấn tượng nhất khi khắc họa thành công sự tương phản giữa bầu không khí chiến tranh ác liệt và cuộc sống gia đình êm ấm. Trong đoạn trích, người đọc ấn tượng sâu sắc với chi tiết Héc-to ôm con trai vào lòng để từ biệt. Một người chủ soái kiên cường, dũng mãnh khi trở về nhà, đứng trước gia đình của mình, chàng chính là một người cha yêu thương vợ con tha thiết. Chi tiết “cậu bé khóc ré lên, nhao người về phía nhũ mấu xống áo thướt tha” vì sợ chiếc mũ bờm ngựa ánh đồng sáng lóa của Héc-to đã khiến chàng ngay lập tức cởi bỏ chiếc mũ của mình, rồi nhẹ nhàng bồng cậu con trai thân yêu, “thơm nó, vừa nâng nó lên cao, đu đưa, vừa khẩn cầu con trai của thần Crô-nốt”. Từng hành động, cử chỉ chàng trao cho đứa con bé bỏng của mình đã thể hiện nỗi lòng thương xót và yêu con đến nhường nào. Héc-to mong đứa bé có được sự dũng cảm và can trường hơn cha của nó để có thể trở thành một anh hùng vĩ đại. Hình ảnh người cha và hình tượng người anh hùng chủ soái của Héc-to dường như chẳng đối lập mà còn làm bật lên khí thế, ý chí chiến đấu và tình cảm gia đình cao cả.
Mẫu 2
Sau khi đọc xong đoạn trích "Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác", em thấy ấn tượng nhất với chi tiết Héc-to tạm biệt và an ủi nàng Ăng-đrô-mác trước khi ra trận. Chi tiết này đã cho thấy vẻ đẹp lí tưởng cao cả của con người trong tình cảnh chiến tranh. Đứng trước hạnh phúc gia đình và vận mệnh thành Tơ-roa, hoàng tử Héc-to vô cùng sáng suốt khi đặt lợi ích cộng đồng lên trên mọi thứ. Dù rất yêu thương vợ con, gia đình nhưng chàng không thể "ngó lơ" tình cảnh lúc bấy giờ. Chàng cho rằng bản thân phải có ý thức trách nhiệm, bổn phận về việc bảo vệ thần dân trong thành "Chiến tranh là bổn phận của mỗi người đàn ông sinh ra tại thành I-li-ông này, nhất là ta!". Có thể thấy, nhận thức đúng đắn, hành động dứt khoát đã tô đậm vẻ đẹp, lí tưởng lớn lao ở người anh hùng Héc-to.
Mẫu 3
Chi tiết nàng Ăng-đrô-mác xiết chặt tay Héc-to và bày tỏ nỗi niềm trong đoạn trích "Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác" đã để lại cho em ấn tượng vô cùng sâu đậm. Giây phút gặp lại phu quân, nàng nức nở, nhẹ nhàng trách móc "Ôi, chàng thật tệ!" vì sợ hãi. Nàng lo lắng chồng mình sẽ gặp nguy hiểm nơi chiến trận nên đã hết lời khuyên nhủ Héc-to hãy ở nhà. Có thể thấy, tình yêu, niềm tin của Ăng-đrô-mác đã dành hết cho hoàng tử thành Tơ-roa. Nàng nguyện hi sinh bản thân chứ không muốn đánh mất Héc-to. Nàng mang trong mình lòng yêu thương chồng con, gia đình vô bờ. Nàng khao khát gia đình nhỏ bé sẽ luôn ấm áp, hạnh phúc "đừng để trẻ thơ phải mồ côi, vợ hiền thành góa phụ". Như vậy, thông qua chi tiết này, ta thấy được tấm lòng yêu thương tha thiết, chung thủy ở nàng Ăng-đrô-mác.
Mẫu 4
Trong đoạn trích "Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác", em thấy ấn tượng với chi tiết Héc-to đáp lại lời Ăng-đrô-mác sau khi nghe nàng bày tỏ tâm tư. Chi tiết này đã góp phần nhấn mạnh vẻ đẹp lí tưởng của người đứng đầu quân đội một đất nước, dân tộc. Héc-to biết con đường phía trước sẽ đầy ắp hiểm nguy nhưng chàng vẫn lựa chọn ra trận. Chàng cho rằng mình phải có ý thức, trách nhiệm bảo vệ cuộc sống của thần dân thành Tơ-roa . Chàng hi vọng bản thân sẽ chiến thắng trở về, giành vinh quang cho đức vua cha và chính mình. Lúc này đây, danh dự, lợi ích cộng đồng đã được Héc-to đặt lên trên tình cảm cá nhân riêng tư. Chắc chắn, theo dòng thời gian, người anh hùng Héc-to sẽ mãi để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả bởi lòng can đảm, nhiệt huyết.
Mẫu 5
Chi tiết “Héc-to lừng danh cúi xuống ôm con trai vào lòng” sau khi nói rõ với Ăng-đrô-mác về lý tưởng ra trận của mình đã để lại trong lòng em nhiều ấn tượng. Đó là cái ôm từ biệt, từ biệt đứa con trai yêu quý và cũng là từ biệt Ăng-đrô-mác để lên đường nhưng đứa con lại sợ hãi chàng mà không muốn gần cha. Héc-to lúc đó đã tháo mũ trụ của mình để bồng đứa bé. Điều đó đã cho thấy hình ảnh một người cha hồn hậu, ấm áp ở Héc-to bên cạnh người anh hùng cầm khiên oai phong, sáng loáng ngoài chiến trận. Hình ảnh ấy là một tấm gương phản chiếu khác của chàng, giúp nhân vật thể hiện rõ hơn những mặt khác nhau trong tính cách chứ không chỉ bó hẹp trong hình ảnh người anh hùng. Người anh hùng trong hoàn cảnh này đã trút khiên, trút mũ xuống để bồng trên tay đứa con, cho thấy vẻ đẹp của tình cha con, của người anh hùng khi tách rời chiến trận. Đồng thời khẳng định người anh hùng không chỉ đẹp ngoài chiến trận, không chỉ mạnh mẽ khi chinh chiến mà còn đẹp trong cả khoảnh khắc đứng bên gia đình nhỏ, cũng cho thấy sự trở lại của Héc-to đã đem đến cho mẹ con Ăng-đrô-mác rất nhiều sự an ủi và ấm áp, đã thổi bùng lên ngọn lửa thiết tha mong nhớ của hai mẹ con. Chi tiết ấy khiến người đọc xúc động mà cũng cảm động, đọng lại nhiều dư vị và dấu ấn.
Mẫu 6
Chi tiết mà em cho là xuất sắc nhất trong đoạn trích là lời thoại đáp lại với nàng Ăng-dro-mác khi nàng muốn Hec-to đừng ra trận chiến. Lời thoại đã cho em thấy được phẩm chất cao quý của một vị anh hùng có chí lớn. Là hoàng tử của đất nước, Hec-to đã không lựa chọn ở bên gia đình, anh sẵn sàng ra tuyến đầu cùng với quân binh để đánh đuổi kẻ thù. Bảo vệ được quê hương, cũng chính là bảo vệ gia đình nhỏ của mình. Hec-to không muốn đất nước rơi vào thế thất thủ, gia đình lâm nguy, cuộc sống nhân dân sẽ khốn khổ. Hơn hết, là một đấng nam nhi, anh hiểu bản thân cần phải làm gì. Anh không phải là kẻ hèn mọn. Những câu nói của Hec-to đã khắc họa được phần nào tính cách cao quý của anh, xứng đáng là nhân vật điển hình trong thể loại sử thi. Không chỉ riêng Hec-to mà bất kì một người quân tử nào, dù thân phận cao sang hay thấp hèn, vì quê hương đất nước, họ đều sẵn sàng từ bỏ cái riêng để đạt được cái chung. Họ đều là những anh hùng. Anh hùng của dân tộc. Chúng ta không khỏi trân trọng, ngưỡng mộ và tự hào với những con người biết hi sinh ấy!
Mẫu 7
Đoạn trích Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác là một trong những đoạn trích tiêu biểu trong sử thi I-li-át. Đây được coi là một trong những cảnh ấn tượng nhất khi khắc họa thành công sự tương phản giữa bầu không khí chiến tranh ác liệt và cuộc sống gia đình êm ấm. Trong đoạn trích, người đọc ấn tượng sâu sắc với chi tiết Héc-to ôm con trai vào lòng để từ biệt. Một người chủ soái kiên cường, dũng mãnh khi trở về nhà, đứng trước gia đình của mình, chàng chính là một người cha yêu thương vợ con tha thiết. Chi tiết “cậu bé khóc ré lên, nhao người về phía nhũ mấu xống áo thướt tha” vì sợ chiếc mũ bờm ngựa ánh đồng sáng lóa của Héc-to đã khiến chàng ngay lập tức cởi bỏ chiếc mũ của mình, rồi nhẹ nhàng bồng cậu con trai thân yêu, “thơm nó, vừa nâng nó lên cao, đu đưa, vừa khẩn cầu con trai của thần Crô-nốt”. Từng hành động, cử chỉ chàng trao cho đứa con bé bỏng của mình đã thể hiện nỗi lòng thương xót và yêu con đến nhường nào. Héc-to mong đứa bé có được sự dũng cảm và can trường hơn cha của nó để có thể trở thành một anh hùng vĩ đại. Hình ảnh người cha và hình tượng người anh hùng chủ soái của Héc-to dường như chẳng đối lập mà còn làm bật lên khí thế, ý chí chiến đấu và tình cảm gia đình cao cả.
Mẫu 8
Trong đoạn trích, người đọc ấn tượng sâu sắc với chi tiết Ăng-đrô-mác không muốn Héc-to ra trận. Bởi vì không muốn chàng phải mạo hiểm, bị sát hại, không muốn con thơ thành đứa trẻ mồ côi cha, mà bản thân mình cũng trở thành góa phụ. Cha mẹ nàng đều đã không còn, nàng đã coi Héc-to là người thân kính yêu duy nhất của mình, không chỉ là chồng mà còn là cha, là mẹ, là anh trai, là chỗ dựa lớn nhất của nàng nên nàng rất sợ mất đi Héc-to.
Mẫu 9
Trong đoạn trích, người đọc ấn tượng sâu sắc với chi tiết Héc-to vẫn quyết định ra trận. Bởi vì chàng không muốn trở thành kẻ hèn nhát, phải hổ thẹn với những người anh em, lính chiến cùng xông pha ngoài chiến trận như mình. Chàng là người có nhiệt huyết, lý tưởng sống cao đẹp, từ lâu đã học cách luôn đứng ở tuyến đầu, can trường chiến đấu, giành vinh quang cho thân phụ và bản thân. Chàng không muốn mang nỗi thống khổ đến cho thành Tơ-roa, những người đàn em của mình và đặc biệt là Ăng-đrô-mác, không muốn nàng phải làm nô lệ, phục dịch cho người khác mà bản thân lại bất lực không thể giải thoát cho nàng.
Mẫu 10
Chi tiết đặc sắc nhất chính là những lời nói và hành động đó cho thấy Ăng-đrô-mác. Đó là một người phụ nữ yêu chồng, thương con, rất tha thiết với gia đình và luôn khao khát hạnh phúc. Nhưng đồng thời, nàng cùng là một người phụ nữ cảm tính, thiên về cảm xúc, đôi khi lo lắng đến mất đi lý trí, nhưng đó cũng là tính cách chung của những người phụ nữ có chồng đi chinh chiến trong sử thi.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Biến cố nào dẫn đến việc Héc-to phải từ biệt Ăng-đrô-mác? Vì sao có thể xem đó là biến cố đặc trưng cho thể loại sử thi?
Câu 2:
Câu 3:
Qua những lời nói, hành động của Héc-to, hãy xác định những phẩm chất tạo dựng nên hình mẫu người anh hùng Hy Lạp thời cổ đại.
Câu 4:
Xác định những từ ngữ lặp lại khắc họa đặc điểm cố định của nhân vật trong đoạn trích. Theo bạn, vì sao sử thi lại có cách khắc họa nhân vật như vậy?
Câu 5:
Phân tích những đặc trưng của không gian sử thi trong đoạn trích.
Câu 6:
Đoạn trích Héc-to từ biệt Ăng-đrô-mác đã đặt ra những vấn đề nhân sinh nào? Những vấn đề đó còn có ý nghĩa đối với đời sống ngày nay không? Vì sao?
Bộ 12 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 7)
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 10)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Bộ 12 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
Trắc nghiệm: Tam đại con gà có đáp án
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 3)
về câu hỏi!