Câu hỏi:
08/06/2022 584Viết đoạn văn để trả lời câu hỏi: Lễ hội Ok Om Bok là gì? (10 mẫu)
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).
Quảng cáo
Trả lời:
Đoạn văn Lễ hội Ok Om Bok là gì - mẫu 1
Ok Om Buk là một lễ hội truyền thống đặc sắc của đồng bào Khmer vùng Nam Bộ. Là một trong những lễ hội lớn trong năm cùng với Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây. Đây cũng chính là lễ hội lớn luôn được tỉnh Sóc Trăng tổ chức và duy trì hằng năm nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer.
Đoạn văn Lễ hội Ok Om Bok là gì - mẫu 2
Lễ hội Ok Om Bok còn có tên khác là lễ hội Cúng Trăng, được tiến hành vào ngày 14 và 15 tháng Kadar theo Phật lịch, tức là Mười bốn và Rằm tháng Mười âm lịch. Theo quan niệm của người Khmer, Mặt Trăng là vị Thần có quyền năng chi phối mùa màng trong canh tác nông nghiệp. Sau khi thu hoạch những sản phẩm đầu tiên của mùa vụ, người ta tiến hành nghi thức cúng tế để tạ ơn Thần Mặt Trăng đã cho một mùa bội thu, giúp phum sóc no đủ. Theo nghĩa đó, Lễ hội Ok Om Bok của người Khmer có sự tương đồng với lễ hội Thượng điền của người Việt.
Đoạn văn Lễ hội Ok Om Bok là gì - mẫu 3
Ok Om Bok là lễ hội lớn trong năm cùng với Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây của đồng bào Khmer Nam bộ. Lễ hội này được tổ chức vào thời điểm kết thúc vụ mùa để tỏ lòng biết ơn đối với Mặt trăng, vị thần thiên nhiên đã giúp đỡ người dân trong việc bảo vệ mùa màng, điều hòa thời tiết, đem lại cây trái tốt tươi và sự no ấm cho phum, sóc. Đây là lễ hội lớn luôn được tỉnh Sóc Trăng tổ chức và duy trì hằng năm nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer.
Đoạn văn Lễ hội Ok Om Bok là gì - mẫu 4
Lễ hội Ok Om Bok là một lễ hội mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc trong đời sống tinh thần của đồng bào Khmer ở các tỉnh Nam bộ. Ok Om Bok là lễ hội lớn trong năm cùng với Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay. Lễ hội được tổ chức vào thời điểm kết thúc vụ mùa để tỏ lòng biết ơn đối với Mặt Trăng, vị thần thiên nhiên đã giúp đỡ họ trong việc bảo vệ mùa màng, điều hòa thời tiết, đem lại cây trái tốt tươi và sự no ấm.
Đoạn văn Lễ hội Ok Om Bok là gì - mẫu 5
Lễ hội Ok Om Bok còn gọi là lễ cúng trăng, một lễ hội dân gian lớn trong năm của người Khmer tổ chức khi kết thúc vụ mùa, để bày tỏ lòng biết ơn đối với mặt trăng - vị thần theo tín ngưỡng của người Khmer đã giúp bảo vệ mùa màng, điều hòa thời tiết, đem lại cây trái tốt tươi, no ấm cho người dân ở phum, sóc.
Đoạn văn Lễ hội Ok Om Bok là gì - mẫu 6
Lễ hội Ok Om Bok là một lễ hội độc đáo của người Khmer ở Nam Bộ. Họ coi Mặt Trăng là vị thần điều tiết mùa màng, vì vậy đã cứ vào giữa tháng 10 âm lịch hằng năm sẽ tổ chức lễ cúng Mặt Trăng. Khi Mặt Trăng lên cao, mọi người sẽ tập trung lại sân chùa hay sân nhà để làm lễ. Sau đó, họ quây quần cùng thụ lộc, các em nhỏ thì múa hát, vui chơi cho đến đêm…
Đoạn văn Lễ hội Ok Om Bok là gì - mẫu 7
Lễ hội Ok Om Bok là một lễ hội truyền thống lớn hàng năm của người dân tộc Khmer vùng Nam Bộ. Lễ hội diễn ra với nhiều nghi lễ đặc sắc, độc đáo thể hiện tín ngưỡng thờ tụng đặc trưng của người dân Khmer. Đồng thời, trong lễ hội còn diễn ra các hoạt động văn hóa rất độc đáo nhưu hội đua ghe ngo rất được người dân mong đợi.
Đoạn văn Lễ hội Ok Om Bok là gì - mẫu 8
Lễ hội Ok Om Bok hay hội đút cốm dẹp. Đút cốm dẹp trong lúc cúng trăng nên còn gọi là Lễ cúng trăng của người Khmer. Lễ hội được tổ chức vào khoảng Rằm tháng 10 Âm lịch hằng năm (do cách tính thời gian có sự chênh lệch), như là chấm dứt lễ hội Bon Om Touk. Đây là lúc kết thúc vụ mùa, người Khmer tổ chức lễ đút cốm dẹp ước nguyện những điều tốt đẹp trước khi nuốt với sự chứng kiến của người lớn tuổi và thần Mặt Trăng, vật cúng trăng là thành quả mùa vụ để tỏ lòng biết ơn đến Thần Mặt Trăng - vị thần đang mang đến cho họ một vụ mùa tốt tươi và những điều ước tốt đẹp.
Đoạn văn Lễ hội Ok Om Bok là gì - mẫu 9
Lễ hội Ok Om Bok, còn gọi là Lễ Cúng Trăng hay lễ "Đút cốm dẹp". Ok Om Bok là lễ hội lớn trong năm cùng với Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay, lễ cúng ông bà Sene Dolta của đồng bào Khmer. Lễ hội được tổ chức vào thời điểm kết thúc vụ mùa để tỏ lòng biết ơn đối với Mặt Trăng, vị thần thiên nhiên đã giúp đỡ họ trong việc bảo vệ mùa màng, điều hòa thời tiết, đem lại cây trái tốt tươi và sự no ấm.
Đoạn văn Lễ hội Ok Om Bok là gì - mẫu 10
Lễ hội Ok Om Bok hay Oóc om bóc hay lễ Cúng Trăng. Là một trong những lễ hội lớn trong năm của đồng bào Khmer bên cạnh các lễ như Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay, lễ cúng ông bà Sene Dolta,... Về mặt chữ nghĩa, Ok Om Bok có nghĩa là "Đút cốm dẹp bằng cách bốc bằng tay". Vì thế, lễ hội này còn có tên gọi khác là lễ hội Đút cốm dẹp.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Từ văn bản trên, em suy nghĩ gì về ý nghĩa của các lễ hội trong đời sống tinh thần của người Việt Nam?
Câu 2:
): Sự kết hợp giữa thuyết minh với miêu tả trong văn bản trên đã đem đến hiệu quả gì?
A. Thông tin được đề cập cụ thể, sinh động và dễ hình dung hơn
B. Nội dung được đề cập giàu tính thẩm mĩ và tính hư cấu hơn
C. Văn bản có đầy đủ đặc điểm của phong cách ngôn ngữ báo chí
D. Văn bản thể hiện rõ hơn nét văn hoá của người dân ở Sóc Trăng.
Câu 3:
Đề tài của văn bản trên là gì? Dựa vào yếu tố nào để nhận biết điều đó?
Câu 4:
Các dòng in đậm ngay dưới nhan đề văn bản được gọi là gì? Hãy chỉ ra tác dụng của những dòng này trong văn bản.
Câu 5:
Những thông tin nào ở cột B đúng với nội dung được nêu ở cột A?
A |
B |
Chiếc ghe ngo |
chiều dài khoảng 22 đến 26 mét |
nghi thức truyền thống tiễn đưa thần Nước |
|
thuyền độc mộc lớn, làm từ thân cây gỗ tốt |
|
lễ hạ thuỷ ghe ngo mang yếu tố tâm linh |
|
có mũi và lái cong, thân được trang trí hoa văn sặc sỡ |
|
đầu ghe có hình con thú biểu trưng cho ghe và chùa |
|
tượng trưng cho thần Rắn Na-ga khi qua sông |
|
giữa lườn ghe đặt một cây dài từ đầu đến cuối thán ghe |
Câu 6:
Vì sao người Khmer ở Sóc Trăng lại làm lễ vật cúng Mặt Trăng vào khoảng giữa tháng 10 âm lịch hằng năm?
A. Vì người Khmer ở Sóc Trăng coi Mặt Trăng là vị thần điều tiết mùa màng
B. Vì đây là khoảng thời gian mà người Khmer ở Sóc Trăng nhàn nhã nhất
C. Vì đó là những ngày cuối mùa khô, tiện cho việc thu hoạch các loại hoa màu
D. Vì đây là lúc thu hoạch lúa nếp và đủ các loại hoa màu để làm lễ vật cúng
Câu 7:
Vì sao nhan đề của văn bản là Lễ hội Ok Om Bok mà không phải là Lễ hội Ok Om Bok - Đua ghe ngo?
A. Vì đây là lễ hội của đồng bào Khmer ở Sóc Trăng
B, vị hoạt động đua ghe ngo không diễn ra năm nay
C. Vì đua ghe ngo chỉ là một hoạt động trong lễ hội
D. Vì điểm nhấn của lễ hội chính là Giải Đua ghe ngo
về câu hỏi!