Câu hỏi:
08/06/2022 319a) Tìm hiểu bài Bình Ngô đại cáo theo bố cục sau và tóm tắt nội dung cơ bản của từng phần:
- Phần mở đầu (“Việc nhân nghĩa... chứng cớ còn ghi").
- Phần 2 (“Vừa rồi... Ai bảo thần nhân chịu được")
- Phần 3 (“Ta đây... Cũng là chưa thấy xưa nay")
- Phần kết (“Xã tắc từ đây... Ai nấy đều hay”).
b) Chỉ ra mối liên hệ giữa các phần trong tác phẩm này và cho biết: Bài Đại cáo viết về vấn đề gì?
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).
Quảng cáo
Trả lời:
a) Tìm hiểu bài Bình Ngô đại cáo theo bố cục sau và tóm tắt nội dung cơ bản của từng phần:
- Phần mở đầu (“Việc nhân nghĩa... chứng cớ còn ghi"): Phần đầu nói về tư tưởng nhân nghĩa, nhân nghĩa trong Nho giáo là quan hệ giữa người với người dựa trên cơ sở tình thương và đạo lí. Còn nhân nghĩa theo Nguyễn Trãi là yên dân, trừ bạo cho cuộc sống yên ổn. Còn chân lí về độc lập dân tộc là: nền văn hiến lâu đời với cương vực lãnh thổ riêng biệt, phong tục phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc và lịch sử lâu đời trải qua các triều đại.
- Phần 2 (“Vừa rồi... Ai bảo thần nhân chịu được"): Phần hai soi chiếu lí luận vào thực tiễn. Đầu tiên là tội ác của giặc Minh: khủng bố, sát hại người dân vô tội, bóc lột thuế khóa, vơ vét tài nguyên, sản vật. Hơn nữa giặc Minh còn phá hoại môi trường, sự sống, bóc lột sức lao động và phá hoại sản xuất. Dân ta có một lòng căm thù giặc sâu sắc: lấy cái vô cùng của tự nhiên để nói về tội ác của giặc Minh – một tội ác không thể dung thứ của giặc.
- Phần 3 (“Ta đây... Cũng là chưa thấy xưa nay"): Phần tiếp theo nói về diễn biến khởi nghĩa Lam Sơn. Hình tượng người anh hùng Lê Lợi là người nông dân áo vải, chọn núi Lam Sơn để dấy nghĩa với lòng căm thù giặc sâu sắc, sục sôi cùng lí tưởng, hoài bão lớn lao và lòng người quyết tâm để thực hiện lí tưởng lớn. Cuộc khởi nghĩa với giai đoạn đầu đầy khó khăn, thử thách nhưng chúng ta đã phản công và giành thắng lợi trước sự thất bại nhục nhã, thảm thương của giặc Minh.
- Phần kết (“Xã tắc từ đây... Ai nấy đều hay”): Phần cuối cùng sử dụng những hình ảnh về tương lai đất nước nhấn mạnh niềm tin, ý chí: xã tắc từ đây vững bền, Giang sơn từ đây đổi mới.
b) Các phần trong tác phẩm này có mối liên hệ chặt chẽ, logic. Bài Đại cáo viết về vấn đề vạch tội ác của kẻ thù xâm lược, ca ngợi thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Hãy phân tích vai trò của yếu tố biểu cảm trong bài Đại cáo qua các dẫn chứng cụ thể.
Câu 2:
Chỉ ra ý chính và tác dụng của nghệ thuật đối trong các câu văn biền ngẫu.
Câu 3:
Liên hệ với những hiểu biết ở phần Kiến thức ngữ văn và văn bản Nguyễn Trãi – Cuộc đời và sự nghiệp, hãy xác định:
a) Ý nghĩa của tác phẩm Đại cáo bình Ngô đối với thời đại Nguyễn Trãi.
b) Vì sao Đại cáo bình Ngô được coi là “Bản Tuyên ngôn Độc lập thứ hai” của dân tộc.
Câu 4:
Tư tưởng nổi bật được thể hiện xuyên suốt Bình Ngô đại cáo là gì? Hãy làm sáng tỏ tư tưởng ấy.
Câu 5:
Chọn một đoạn tiêu biểu trong bài Đại cáo, phân tích để thấy được tác dụng của nghệ thuật lựa chọn hình ảnh, ngôn từ, nghệ thuật đối và nhịp điệu của câu văn biền ngẫu đã tạo nên âm hưởng của Bình Ngô đại cáo.(10 mẫu)
Câu 6:
Tính chất hùng tráng, hào sảng của đoạn văn được thể hiện thế nào qua việc sử dụng hình ảnh, ngôn từ, nhịp điệu câu văn, cách so sánh, …?
Câu 7:
Nhịp điệu câu văn diễn tả cuộc chiến đấu và các chiến công ở đây có gì đặc biệt?
về câu hỏi!