Câu hỏi:
08/06/2022 781Phân tích mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ Gương báu khuyên răn (Bài 43).
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Mẫu 1
Cảnh và tình trong bài thơ Gương báu khuyên răn (bài 43) được Nguyễn Trãi khắc họa như một bức tranh đẹp. Tác giả không chỉ miêu tả bằng thị giác mà còn miêu tả bằng thính giác, khứu giác. Từ sắc xanh của hòe, sắc đỏ của lựu, tiếng lao xao của chợ cá, tiếng ve kêu râm ran, những con người làng chài chất phác, tất cả như đang hòa quyện hài hóa với nhau tạo lên bức tranh thiên nhiên thật êm đềm bình dị.
Mẫu 2
Cũng như đại đa số các bài thơ trung đại khác, Gương báu khuyên răn (bài 43) được thể hiện bằng bút pháp nghệ thuật “tả cảnh ngụ tình”. Đây là một trong vài bút pháp nghệ thuật tiêu biểu của thơ ca trung đại.
- Ở bốn câu thơ đầu, việc miêu tả cảnh vật được thể hiện rất rõ. Qua đó, có thể thấy niềm vui, tâm trạng viên mãn của nhà thơ trước vẻ đẹp rực rỡ của thiên nhiên, cảnh vật. Chúng ta khó có thể xác định được thời điểm ra đời cụ thể của bài thơ nhưng có thể tác phẩm được sáng tác vào hai thời điểm: 1) Sau đại thắng quân Minh; 2) Khi Nguyễn Trãi được vua Lê Thái Tông mời ra Thăng Long cùng lo việc nước, sau khi ông đã trở về Côn Sơn ẩn dật. Trước không khí thái bình, thịnh vượng của đất nước, ông thể hiện niềm vui và sự tin tưởng vào tương lai tươi đẹp. Đó có lẽ là những ngày tháng hạnh phúc nhất của cuộc đời Nguyễn Trãi, trước khi bi kịch xảy ra với ông và gia đình.
- Trong bốn câu tiếp theo, nhất là hai câu kết, có thể thấy rõ hơn sự thể hiện trực tiếp tình cảm của tác giả.
+ Ở hai câu luận, chúng ta thấy có sự chuyển đổi từ miêu tả thiên nhiên sang việc miêu tả cảnh vật và sinh hoạt của con người, diễn tả một không khí đầy sôi động, nhộn nhịp trong cuộc sống của người dân.
+ Hai câu kết nói lên trực tiếp mong ước của tác giả về cuộc sống yên lành, “giàu đủ” cho người dân ở muôn phương đất nước.
Quan hệ giữa cảnh và tình trong cả bài thơ là quan hệ gắn bó, tương hỗ. Tả cảnh không phải chỉ để ca ngợi vẻ đẹp thuần tuý của thiên nhiên, cảnh vật mà còn thể hiện tâm trạng, tình cảm của nhà thơ, nỗi niềm trăn trở ngày đêm của Nguyễn Trãi về đất nước, con người.
Mẫu 3
- Bức tranh cảnh ngày hè sôi động, náo nhiệt gắn với cuộc sống của con người
+ Âm thanh sôi động, dân dã gắn với cuộc sống đời thường: âm thanh của tiếng ve, tiếng lao xao của chợ cá
+ Hình ảnh thơ gần gũi: chợ cá làng ngư phủ, lầu tịch dương
+ Sử dụng từ láy có giá trị tượng thanh (lao xao) cùng với nghệ thuật đảo ngữ trong câu 5 và câu 6 đã góp phần tạo nên nét nhộn nhịp của bức tranh hè và cuộc sống sung túc, ấm no, đủ đầy của con người.
Mẫu 4
- Bức tranh cảnh ngày hè có sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc và âm thanh, giữa cảnh vật và con người:
+ Cảnh vật ngày hè ngập tràn màu sắc, sự kết hợp màu độc đáo giữa màu đỏ của hoa lựu trước hiên với cây hòe xanh rợp bóng cùng với âm thanh của tiếng ve, của chợ cá khiến không gian tràn đầy sức sống.
+ Trong không gian cảnh hè ấy, hình ảnh con người hiện lên với sự sung túc, hạnh phúc trong lao động.
⇒ Qua cảm nhận của tác giả, bức tranh cảnh ngày hè hiện lên thật sống động, có sự hài hòa giữa đường nét, màu sắc, âm thanh, cảnh vật và con người. Cảnh vật được nhìn từ gần đến xa, từ cao xuống thấp. Đồng thời, bức tranh ấy hiện lên thật nhộn nhịp, sôi động và luôn căng tràn sức sống, tất cả như đang muốn trào dâng ra bên ngoài.
Bài thơ Gương báu khuyên răn là một trong số những bài thơ nổi tiếng của đại thi hào dân tộc Nguyễn Trãi. Trong bài thơ, mối quan hệ giữa cảnh và tình vô cùng hài hòa, tình giúp cho cảnh thêm đẹp, cảnh giúp cho tình thêm nồng. Cảnh ngày hè đã trở nên sôi động và náo nhiệt hơn bao giờ hết khi có thêm sự xuất hiện của con người. Mùa hè đến, bản hòa ca quen thuộc của sứ giả mùa hè, những chú ve vang lên hòa chung với những tiếng “lao xao” của chợ cá làng chài nơi Nguyễn Trãi về ở ẩn đã mang tới cho người đọc cảm giác hào hứng, tràn đầy năng lượng. Không những vậy, bức tranh thiên nhiên ngày hè và người dân làng ngư phủ còn được Nguyễn Trãi điểm thêm vào đó là những màu sắc sặc sỡ của hoa lựu đỏ, cây hòe xanh mát, thật đẹp và tươi mới làm sao! Khung cảnh ngày hè trong bài thơ Gương báu khuyên răn đã khiến cho người đọc như được lạc vào những ngày hè tràn ngập sức sống và nhộn nhịp, vì có sự kết hợp hài hòa giữa cả cảnh và tình, đó là khung cảnh ngày hè tươi đẹp và hình ảnh lao động miệt mài của những người dân làng ngư phủ.
Mẫu 5
Gương báu khuyên răn là một bài thơ nổi tiếng của Nguyễn Trãi. Bài thơ vẫn giữ nguyên được những giá trị cho tới ngày nay một phần là nhờ vào việc tạo nên mối quan hệ giữa cảnh và tình vô cùng điêu luyện của Nguyễn Trãi. Bức tranh cảnh ngày hè vô cùng tươi đẹp nhưng có lẽ sẽ không có hồn nếu như thiếu đi chút tình chính là hoạt động của con người làng ngư phủ. Trong khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp nơi Nguyễn Trãi cáo quan về ở ẩn, có tiếng ve kêu râm ran, báo hiệu hè đã đến, có màu sắc sặc sỡ đúng chất mùa hè là màu đỏ của hoa lựu và màu xanh tươi của cây hòe. Bức tranh đó đã trở nên đặc biệt hơn khi có sự xuất hiện của những người ngư dân họp chợ tạo nên những âm thanh “lao xao” đầy nhộn nhịp. Cả cảnh và tình đã khiến cho bức tranh thiên nhiên mùa hè trở nên hoàn hảo hơn bao giờ hết. Mùa hè trong bài thơ Gương báu khuyên răn thật đẹp vì nó được tạo hóa ban cho những màu sắc, quang cảnh sống động và không thể thiếu là cảnh con người đang lao động hăng say, hạnh phúc vì cuộc sống sung túc hơn mỗi ngày.
Mẫu 6
Nguyễn Trãi là một đại thi hào của dân tộc, cả đời ông luôn lo nghĩ cho đất nước và nhân dân, nên thơ của ông sẽ luôn ẩn chứa ý tình trong đó, bài Gương báu khuyên răn là một ví dụ. Tuy khi nhìn qua bài thơ, có lẽ nhiều người sẽ chỉ thấy được khung cảnh ngày hè tươi đẹp, nhưng bài thơ còn là mối quan hệ hài hòa giữa cảnh và tình mà Nguyễn Trãi gửi tới chúng ta. Bức tranh thiên nhiên ngày hè trong bài thơ đã được Nguyễn Trãi tái hiện vô cùng chân thực nhưng không phải bằng màu vẽ mà là bằng ngôn từ điêu luyện của mình. Mùa hè hiện ra trước mắt chúng ta là một mùa hè đầy vui tươi và nhộn nhịp. Trong đó có tiếng ve kêu vang trời, có hoa lựu đỏ và cây hòe xòe bóng xanh mát, có khung cảnh con người làng chài đang lao động miệt mài đầy hăng say. Những yếu tố cảnh và người đã được lồng ghép vào nhau rất hợp lý, bức tranh thiên nhiên ngày hè trong bài thơ tràn ngập sức sống và hoàn hảo bởi vì có cả khung cảnh thiên nhiên trời ban và con người trong bài thơ dường như đang có một cuộc sống sung túc khi chợ cá “lao xao” thể hiện sự đông đúc, nhộn nhịp. Có lẽ mối quan hệ giữa cảnh và người trong bài thơ cũng chính là mong muốn của đại thi hào dân tộc Nguyễn Trãi, ước muốn đất nước phồn thịnh, thái bình, mưa thuận gió hòa để người dân có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Mẫu 7
Nguyễn Trãi là một đại thi hào của dân tộc Việt Nam. Ông không những là người cầm quan dành nhiều thắng lợi, mà còn là một nhà văn, nhà thơ có nhiều đóng góp trong nền văn học Việt Nam. Văn thơ của Nguyễn Trãi rất đa dạng, nhưng nội dung chủ yếu đều được viết về tình yêu nước, thương dân và hướng tới vẻ đẹp của thiên nhiên. Điển hình về một tác phẩm thể hiện tình yêu thiên nhiên của tác giả chính là Gương báu khuyên răn. Nó thể hiện được tư tưởng của tác giả, cũng cho người đọc thấy được vẻ đẹp thiên nhiên qua đôi mắt của kẻ đa tình.
Bài thơ được Nguyễn Trãi sáng tác vào những năm 1438 tại Côn Sơn. Đây là bài thứ 43 thuộc phần “Bảo kính cảnh giới”, trong phần vô đề của tập thơ “Quốc âm thi tập”. Bài thơ chính là khung cảnh thiên nhiên ngày hè sôi động, vui tươi. Qua đó, người đọc thấy được tình yêu thiên nhiên và khát khao cuộc sống của tác giả. Bài thơ được chia làm 2 phần rõ rệt. 6 câu đầu là khung cảnh bức tranh thiên nhiên rực rỡ, 2 câu cuối là tâm tình của nhân vật trước bức tranh đẹp đẽ đó.
- Phân tích bức tranh thiên nhiên tác giả thể hiện qua hình ảnh, âm thanh và màu sắc, thời gian.
Đứng trước khung cảnh tráng lệ của thiên nhiên, nhân vật trữ tình trong đó không có vướng bận, vậy nên càng cảm nhận được rõ ràng vẻ đẹp say lòng người. Những hành động hóng mát, ung dung cùng những thanh trầm thể hiện sự thanh thản của nhân vật. Sau đó, hình ảnh đặc trưng của ngày hè được bật lên như một bức tranh rực rỡ. Đó là nào hòe, nào lựu, hồng liên và sự xôn xao tấp nập của chợ cá làng ngư phủ. Đó là những thứ Nguyễn Trãi nhìn thấy, nhưng cũng là thứ chúng ta quen thuộc mỗi khi ngày hè tới. Hình ảnh thiên nhiên và cả cảnh sinh hoạt của con người được tác giả lồng ghép khéo léo, biến thành một bức tranh rộng lớn.
Màu sắc của mùa hè cũng được tác giả thể hiện vô cùng đặc sắc. Những gam màu rực rỡ khiến cho con người cảm thấy hài hòa khi kết hợp giữa màu nóng rực rỡ với những màu lạnh mát mắt. Màu lục của lá hòa bên cạnh màu đỏ của thạch lựu, màu hồng cánh sen hay ánh nắng dát vàng lên những tán hòa. Cách kết hợp ấy mới độc đáo làm sao! Khi bức tranh ấy đang tĩnh lặng khi thuần tả cảnh thì bống nhiên, tiếng ve và âm thanh lao xao của chợ cá khiến cho bức tranh càng có hồn hơn. Thông qua những hình ảnh, âm thanh đó, người đọc thấy được một bức tranh thiên nhiên vô cùng sinh động và đầy sức sống. Những giác quan được Nguyễn Trãi sử dụng gần hết như việc chính ông thả toàn bộ linh hồn để cảm nhận thiên nhiên.
- Vẻ đẹp của nhân vật trữ tình trong tác phẩm được thể hiện: tâm hồn yêu thiên nhiên và cuộc sống, tấm lòng thương dân ái quốc.
Hình ảnh nhân vật trữ tình xuất hiện trong bức tranh rực rỡ ấy như một nét chấm phá càng thêm đặc sắc. Bỏ qua cảnh vật, lại một lần nữa người đọc ngạc nhiên về một con người nhỏ bé lại nổi bật trên nền thiên nhiên hùng vĩ như thế. Nguyễn Trãi thể hiện được tâm hồn yêu thiên nhiên của mình qua tâm trạng thư thái và thả lỏng, sẵn sàng đón nhận những nét đẹp ấy bằng tất cả giác quan. Ông khao khát về một cuộc sống tương lai, cũng qua đó người đọc thấy được một tâm hồn lớn. Đó là hành động gắn liền với những lo nghĩ cho dân cho nước. Mặc dù đang trong hoàn cảnh thư thái đó, nhưng sâu bên trong tác giả lại không thể quên được mối lo nước nhà.
- Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật mà nhà thơ muốn thể hiện.
Với những từ ngữ tràn đầy sức sống và màu sắc, Nguyễn Trãi đã vẽ nên một bức tranh đầy hùng vĩ và vui tươi. Không hoa mỹ, những từ ngữ được tác giả sử dụng đều rất bình dị nhưng không tầm thường mà lại tinh tế. Cách ngắt nhịp của thể thơ 6 chữ nhưng vô cùng mới lạ đã tạo nên một giai điệu độc đáo cho khung cảnh mùa hạ xinh đẹp.
Gương báu khuyên răn của Nguyễn Trãi đã thành công hòa quyện giữa cảnh và tình, vừa không làm mất đi nét đẹp mùa hạ, vừa không làm lu mờ đi cái tâm của nhân vật trữ tình. Nguyễn Trãi không hổ là một nhà chính trị vĩ đại, trong mọi hoàn cảnh đều đặt dân và nước lên đầu. Đến nay, còn có mấy người được như thế nữa đây?
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Theo em, bài thơ đã thể hiện tâm trạng và mong ước gì của Nguyễn Trãi? Những thông tin nào về cuộc đời và con người Nguyễn
Câu 2:
Tiếng đàn Ngu cầm và mong ước của Nguyễn Trãi có mối liên hệ như thế nào?
Câu 3:
Điểm khác biệt về hình thức của bài thơ này so với các bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật là gì? Nêu ý nghĩa của sự khác biệt đó.
Câu 4:
Chú ý số chữ trong các câu; những từ thuần Việt; động từ; từ chỉ màu sắc, hương vị, âm thanh trong bài thơ.
Câu 5:
Nhận biết vai trò của các từ chỉ màu sắc, âm thanh, từ láy và phép đối trong việc thể hiện cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống trong bài thơ.
Câu 6:
Tìm hiểu về nhan đề và nội dung chính của bài thơ Gương báu khuyên răn (bài 43)
Bộ 12 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án - Đề 1
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 7)
Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Cánh diều có đáp án (Đề 10)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 9)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 5)
Trắc nghiệm: Tam đại con gà có đáp án
Bộ 12 đề kiểm tra cuối học kì 1 Ngữ Văn 10 Cánh Diều có đáp án- Đề 1
Bộ 12 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 10 Chân trời sáng tạo có đáp án - Đề 1
về câu hỏi!