Câu hỏi:
13/07/2024 2,947Viết đoạn văn về một trong hai vấn đề sau:
- Mối quan hệ giữa tư tưởng nhân nghĩa và luận đề chính nghĩa thể hiện trong đoạn (1) của văn bản.
- Tinh thần độc lập, ý thức về chủ quyền dân tộc được thể hiện trong Bình Ngô đại cáo.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Mẫu 1
Ý thức về độc lập, chủ quyền dân tộc được Nguyễn Trãi thể hiện rất rõ trong văn bản “Bình Ngô đại cáo”. Trước hết, Nguyễn Trãi xác định tư cách độc lập của dân tộc bằng một loạt những dẫn chứng tiêu biểu, thuyết phục: nước ta có nền văn hiến lâu đời, có cương vực lãnh thổ riêng, có phong tục tập quán đậm đà bản sắc dân tộc, có chiều dài lịch sử với các triều đại sánh ngang với các triều đại của phương Bắc, có anh hùng hào kiệt ở khắp nơi trên đất nước. Đồng thời, Nguyễn Trãi còn phân định rất rõ cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là một cuộc khởi nghĩa chính nghĩa, tất sẽ thắng lợi, vì đã đứng lên để giành lại chủ quyền của dân tộc, còn kẻ thù chắc chắn sẽ thất bại vì đã xâm phạm lên chủ quyền của đất nước khác.
Mẫu 2
Tinh yêu nước luôn là một truyền thống quý báu của dân tộc ta, tinh thần này cũng mang theo vào văn học. Tư tưởng trung quân ái quốc, với quan niệm đất nước là của vua, yêu nước là trung với vua, trung với vua là yêu nước. Tinh thần yêu nước đó đã không chỉ tồn tại ở dạng quan niệm, tư tưởng đơn thuần, mà quan trọng hơn là tồn tại ở dạng cảm xúc, cảm hứng, với đủ màu vẻ và cung bậc. Trong bài thơ " Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi thể hiện niềm tự hào về đất nước, về dân tộc: khẳng định dân tộc ta có nền văn hiến lâu đời, có lịch sử riêng, có cương vực lãnh thổ, có phong tục tập quán, có triều đại riêng với tên nước Đại Việt, có độc lập chủ quyền.
Mẫu 3
Tinh thần độc lập dân tộc ý thức chủ quyền dân tộc được Nguyễn Trãi thể hiện rõ nét trong tác phẩm Bình Ngô đại cáo qua những câu văn hùng hồn về chân lý độc lập dân tộc. Sự tồn tại độc lập có chủ quyền của nước Đại Việt ta từ bao đời nay được tác giả Nguyễn Trãi khẳng định như một chân lý khách quan thông qua 5 yếu tố cơ bản: nền văn hiến, ranh giới lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử các triều đại và công cuộc chống giặc ngoại xâm. Bằng những chứng cứ hùng hồn thuyết phục Nguyễn Trãi đã khẳng định Đại Việt là quốc gia độc lập đó là chân lý không thể chối cãi cùng với các từ ngữ:"từ trước, đã lâu, vốn xưng, đã chia" đã khẳng định sự tồn tại hiển nhiên của Đại Việt. Ngoài ra tác giả còn có thái độ so sánh triều đại của Đại Việt ngang hàng với triều đại phương Bắc nhằm thể hiện ý thức được chủ quyền dân tộc cao độ của tác giả. Những kết cục của kẻ chống lại chân lý: Lưu Cung, Triệu Tiết, Toa Đô, Ô Mã,... chính là lời cảnh cáo đanh thép của tác giả, đồng thời cũng thể hiện niềm tự hào về những chiến công lịch sử của nhân dân ta.
Mẫu 4
Bình Ngô đại cáo là một áng hùng văn thể hiện ý chí, tinh thần độc lập và ý thức về chủ quyền dân tộc. Trong văn bản, Nguyễn Trãi đã khẳng định chắc nịch Đại Việt là một nước độc lập, một dân tộc độc lập, là một nước có văn hiến, có đường biên giới rõ ràng với phương bắc. Không những thế, Đại Việt và các triều đại phong kiến phương bắc mỗi bên xưng đế một phương. Tuy nhiên, nhà Minh đã đi trái với ý trời, lòng người, nhân lúc nhà Hồ đang rối ren mà thừa cơ gây họa để cướp nước ta. Với ý chí quật cường, Lê Lợi đã cùng nghĩa quân khởi nghĩa, dù phải chịu trăm ngàn gian khó, phải nằm gai nếm mật, ngủ rừng, chịu đói chịu lạnh cũng không cam chịu làm nô lệ, không khuất phục trước sức mạnh quân thù. Với ý chí đó, sức mạnh đó, nghĩa quân đã giành được thắng lợi toàn diện, quét sạch kẻ thù ra khỏi bờ cõi đất nước.
Nguyễn Trãi đã từng viết: “Bui có một lòng trung lẫn hiếu/ Mài chăng khuyết nhuộm chăng đen”, câu thơ đã cho thấy khí tiết, tấm lòng suốt một đời vì dân vì nước của ông. Nguồn gốc tạo nên tấm lòng đẹp đẽ ấy chính là tư tưởng nhân nghĩa. Tư tưởng nhân nghĩa là kim chỉ nam, chi phối toàn bộ sáng tác của Nguyễn Trãi. Bình Ngô đại cáo được viết cũng không phải nằm ngoài vòng ấy. Tư tưởng nhân nghĩa chi phối toàn bộ tác phẩm này của ông.
Mở đầu tác phẩm, Nguyễn Trãi đã khẳng định:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Nhân là khái niệm trung tâm của tư tưởng nho gia, nhân tức là yêu thương con người; nghĩa là những điều hợp lẽ phải, làm theo khuôn phép xử thế. Mạnh Tử đã kết hợp hai khái niệm này tạo thành “nhân nghĩa” là nguyên tắc ứng xử cơ bản trong quan hệ giữa con người với nhau, giữa con người phải yêu thương nhau. Đến Nguyễn Trãi, ông đã nâng tư tưởng lên một tầm cao mới, nhân nghĩa với Nguyễn Trãi không chỉ dừng ở hành xử yêu thương mà còn phải là làm cho nhân dân có cuộc sống yên ổn “yên dân” và cách thức hành động chính là “trừ bạo”. Trừ bạo ở đây chính là tiêu diệt quân Minh xâm lược, để đem lại cuộc sống an bình, hạnh phúc cho nhân dân. Cả đời ông luôn lo nghĩ cho dân, luôn mong nhân dân sống trong an ấm, no đủ: “Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng/ Dân giàu đủ khắp đòi phương”, ông lo cho dân bằng tất cả tấm lòng, tình yêu thương bao la. Đây là tư tưởng vô cùng tiến bộ và cho đến ngày nay nó vẫn còn giữ nguyên giá trị. Câu luận đề này chính là sợ dây đỏ để Nguyễn Trãi triển khai toàn bộ tác phẩm của mình.
Để làm nổi bật tư tưởng nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã lật mở những trang sử hào hùng trong quá khứ của dân tộc để thấy được thất bại thảm hại của những kẻ luôn mang tư tưởng xâm lược nước khác, giọng văn ở đây thật hào sảng:
Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.
Không chỉ ở quá khứ, mà ngay cả ở thời điểm hiện tại, quân Minh đã gây ra biết bao tội ác cho nhân ta: “Người bị bắt xuống biển mò ngọc, ngán thay cá mập, thuồng luồng/ Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng thiêng nước độc”.Tội ác của chúng “Bại nhân nghĩa nát cả đất trời” khiến cho “Lẽ nào trời đất dung tha/ Ai bảo thần dân chịu được?”. Đọc những câu thơ ta như cảm nhận được hết nỗi đau khổ, tủi nhục mà nhân dân đã phải chịu đựng suốt bao năm qua và càng căm tức hơn những tội ác của quân Minh đối với người dân vô tội.
Mẫu 5
Năm 1428, đất nước ta sạch bóng quân Minh xâm lược, Nguyễn Trãi thay lời nhà vua để viết nên Bình Ngô đại cáo đọc trong lễ tuyên bố kết thúc chiến tranh, nước Đại Việt từ nay bước sang giai đoạn bốn phương biển cả thái bình.
Điều làm nên giá trị nội dung bất hủ của tác phẩm chính là tư tưởng nhân nghĩa truyền thống đã được Nguyễn Trãi đúc kết như một chân lí ngay trong hai câu mở đầu.
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Tư tưởng ấy, chân lí ấy là nền tảng của mọi suy nghĩ, hành động, chiến lược, chiến thuật và quyết tâm chiến đấu, chiến thắng của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược phương Bắc. Hơn ai hết, Nguyễn Trãi thấm nhuần quan điểm tiến bộ của Nho giáo, coi dân là gốc (dân vi bản), ý dân là ý Trời. Ông cho rằng, bất cứ triều đại nào muốn tồn tại dài lâu và vững mạnh đều phải dựa vào dân, đặt mục đích yên dân lên hàng đầu bởi dân có yên thì nước mới thịnh.
Từ triết lí nhân nghĩa thủy chung, Nguyễn Trãi đã cụ thế hóa nó một cách rõ ràng và dễ hiểu. Yên dân là mọi đường chính sách của triều đình phải phù hợp với ý nguyện của dân, không ngoài việc làm cho dân được sống trong cảnh thanh bình, ấm no, hạnh phúc: để cho chốn hang cùng ngõ vắng không còn tiếng hờn khóc, oán sầu.
Muốn cho nhân dân có được cuộc sống tốt đẹp như vậy thì điều đương nhiên là phải lo trừ bạo, có nghĩa là diệt trừ tất cả các thế lực tham lam, bạo ngược làm tổn hại đến quyền lợi của dân lành. Yên dân, trừ bạo là hai vế có liên quan chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau để tạo nên tính hoàn chỉnh của tư tưởng nhân nghĩa bao trùm và xuyên suốt cuộc kháng chiến giữ nước vĩ đại lúc bấy giờ.
Khi Lê Lợi phất cao cờ khởi nghĩa chống quân xâm lược nhà Minh thì tư tưởng nhân nghĩa đã được biến thành hành động cụ thể và thiết thực là đánh đuổi giặc thù ra khỏi bờ cõi để cứu dân khỏi cơn binh đao, tang tóc. Ông viện dẫn chứng cứ lịch sử để khẳng định rằng những kẻ cố tình đi ngược lại đạo lí nhân nghĩa cuối cùng đều chuốc lấy tai họa:
Lưu Cung tham công nên thất bại
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong.
Mẫu 6
Năm 1407, giặc Minh xâm lược nước ta khiến dân chúng khổ sở, cuộc sống đảo lộn. Lê Lợi đã cùng 18 tướng lĩnh dấy cờ khởi nghĩa. Trong đó, Nguyễn Trãi là một tài năng xuất chúng trong hàng ngũ dũng tướng. Năm 1427, cuộc khởi nghĩa thắng lợi. Một năm sau đó, phụng sự Lê Lợi, Nguyễn Trãi viết “Bình Ngô đại cáo”. Tác phẩm đã đứng trên lập trường chính nghĩa để lấy làm tư tưởng xuyên suốt. Tư tưởng nhân nghĩa là vấn đề được đề cập tới đầu tiên khi nhắc tới giá trị của tác phẩm.
Tư tưởng nhân nghĩa là một truyền thống đạo lý tốt đẹp của nhân dân ta. Trong quan niệm truyền thống, tư tưởng nhân nghĩa được biểu hiện ở tình thương giữa con người với con người, nhấn mạnh ở lòng trung thành với vua. Còn đối với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa là để yên dân, là bảo vệ hạnh phúc cho nhân dân. Hạnh phúc lớn nhất của dân là được sống trong môi trường hòa bình, yên ổn làm ăn, không lâm vào cảnh chết chóc, đau thương. Nhân nghĩa không phải là thương người một cách chung chung mà thông qua hành động đó là “trừ bạo” để “an dân”.
Trong tác phẩm “Bình Ngô đại cáo”, tư tưởng nhân nghĩa được thể hiện trước hết ở việc Nguyễn Trãi gắn nhân nghĩa với bảo vệ chủ quyền đất nước, khẳng định chủ quyền quốc gia, tinh thần độc lập dân tộc.
“Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác;
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương;
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau,
Song hào kiệt thời nào cũng có.”
Đoạn thơ đã khẳng định niềm tự hào tự tôn dân tộc và ý thức về đất nước chủ quyền dân tộc khi nhấn mạnh đất nước phải có lịch sử, có nền văn hiến, lãnh thổ, phong tục riêng và có những cái tên hào kiệt riêng. Ngay khi thể hiện ý thức về nhân dân, ý thức về đất nước đã cho thấy lòng yêu nước lòng tự hào dân tộc lớn lao của Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi quả là một nhà tư tưởng tiến bộ.
Mẫu 7
Vua Lê Thánh tông đã từng đề cao: Ức Trai lòng sáng tựa sao khuê và ngày nay, nhà thơ Hoàng Trung Thông đã đánh giá: Nguyễn Trãi là tinh hoa của dân tộc qua bao thời đại kết hợp lại. Trong suốt bao năm qua, Nguyễn Trãi được nhớ tới như một nhà văn, nhà thơ vĩ đại của non sông Việt Nam, một nhà tư tưởng, một nhà chính trị đại tài của dân tộc Việt Nam thế kỉ XV. Tuy gặp nhiều oan khuất và bi kịch, suốt cả cuộc đời tận tụy cống hiến của Nguyễn Trãi được bao trùm bởi một tư tưởng vĩ đại: tư tưởng nhân nghĩa, mà qua thơ văn ông, chúng ta có thể thấy điều đó. Bình Ngô đại cáo là một trong số các tác phẩm thấm nhuần tư tưởng nhân nghĩa này.
Tư tưởng nhân nghĩa cao đẹp được thấm nhuần xuyên suốt qua từ câu đầu tiên:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân.
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Tư tưởng nhân nghĩa đã được khẳng định ngay từ đầu tác phẩm. Nguyễn Trãi đã viết tự đáy lòng ông, chứ không chỉ như được từng nghe suông. Chính ông đã coi việc nhân nghĩa cốt ở yên dân như mục tiêu phấn đấu cao nhất của đời mình. Cả cuộc đời ông đã dành trọn cho những công việc nhân nghĩa, ta có thể coi đó là lí tưởng của ông. Một lí tưởng cao quý. Với đạo đức nho giáo ngày xưa, nhân nghĩa là một điều mà con người ai cũng phải có, và thể hiện bằng cách xử sự đối đãi tốt đẹp với người khác.
Ở Nguyễn Trãi, nhân nghĩa đã được nhân lên một tầm cao hơn hẳn, và mở rộng hơn nữa: đó là lo cho dân, giúp cho dân – dân ở đây nói với nghĩa bao trùm tất cả thiên hạ, ta có thể thấy lòng Nguyễn Trãi bao la và suy nghĩ của ông thật rộng lớn. Với tư cách một vị quan và trên phương diện thay lời Vua để viết lời tuyên cáo chiến thắng, Nguyễn Trãi đã khẳng định nhân nghĩa là yên dân tức là làm cho dân được yên ổn làm ăn, ấm no hạnh phúc trong an bình. Vì thế, quân điếu phạt trước lo trừ bạo, phải dẹp tan giặc giã hung tàn để cho yên dân. Ông thương dân và lo cho dân với tất cả tấm lòng mình, không phải để ban ơn cho dân mà là đền ơn dân như ông từng nghĩ ăn lộc, đền ơn kẻ cấy cày. Đó là một suy nghĩ hết sức tiến bộ và đáng quý biết bao trong thời đại lúc bấy giờ, mà qua bao thời gian, đến ngày nay vẫn vô cùng giá trị.
Mẫu 8
Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được xem là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước Nam, sau bài “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt. Đọc những câu thơ hùng hồn, hào sảng, chúng ta sẽ nhận ra tư tưởng nhân nghĩa là tư tưởng xuyên suốt bài cáo. Nó làm nền cho những tư tưởng khác và làm nên sự thành công của bài cáo.
Tư tưởng nhân nghĩa không phải là tư tưởng quá lạ đối với nước Nam. Đây là tư tưởng đã được Nho giáo nhắc đến rất nhiều. Tuy nhiên với nho giáo thì nhân nghĩa chính là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Nhưng đến Nguyễn Trãi thì quan điểm nhân nghĩa của ông không phải bao hàm nội dung rộng như vậy. Đối với ông – nhà lãnh đạo tài ba thì nhân nghĩa chính là “yên dân”:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Với hai câu thơ trên đã khái quát được tư tưởng nhân nghĩa lớn lao của Nguyễn Trãi đối với dân với nước. Ông không suy nghĩ sâu xa, không như Khổng Tử. Đối với ông nhân nghĩa thực ra là khái niệm rất gần gũi với đời thường. Để có đất nước thống nhất hòa thuận, trước hết cần phải “yên dân”. Khi dân được yên, được sống trong ấm no hạnh phúc thì tất thảy đất nước đó sẽ phát triển như một quy luật. Đây là một tư tưởng rất hiện đại, mà sau này Hồ Chí Minh đã thừa kế và phát huy “Lấy dân làm gốc”.
Có thể thấy Nguyễn Trãi đã coi "dân” chính là trụ cột của một quốc gia, người chèo thuyền cũng là dân và người lật thuyền cũng là dân. Tư tưởng này giản dị nhưng lại có ý nghĩa sâu sắc. Trong những cuộc kháng chiến thì nhân dân đóng vai trò quan trọng đối với sự thắng bại của cuộc chiến đó. Nếu dân mạnh, lòng dân yên thì ắt hẳn sẽ đánh bay hết sự tàn bạo của quân thù.
Nguyễn Trãi xem những hành động tàn bạo, man rợ của các nước chư hầu cuối cùng sẽ bị trừng phạt thích đáng. Nguyễn Trãi không có tư tưởng cầu hòa, nhân nhượng hay thỏa hiệp mà nhất định phải dùng lòng dân và sức dân:
Đem đại nghĩa thắng hung tàn
Lấy chí nhân thay cường bạo
Đối với ông thì việc nghĩa luôn chiến thắng việc gian ác và những kẻ xảo quyệt sẽ bị đền tội. Với giọng văn hùng hồn, quyết liệt, ông đã thuyết phục được người đọc về thuyết nhân nghĩa thời bấy giờ, còn có ảnh hưởng cho đến ngày nay.
Nếu như trước đây Lý Thường Kiệt nêu ra định nghĩa về độc lập là việc khẳng định chủ quyền thì sang Nguyễn Trãi, ông đã hùng hồn:
"Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Từ Triệu Đinh Lý Trần bao đời gây nền độc lập
Cùng Hán Đường Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương"
“Văn hiến” của nước Nam là do nhân dân Việt Nam xây dựng, trải qua thăng trầm, sự tàn khốc và mất mát của chiến tranh mới có được. Tư tưởng ấy rất thiết thực và phù hợp đối với hoàn cảnh của đất nước ta.
Sức mạnh của nhân nghĩa đã tạo nên những chiến thắng vang dội núi sông:
Ngày mười tám, trận Chi Lăng, Liễu Thăng thất thế
Ngày hai mươi, trận Mã An, Liễu Thăng cụt đầu.
Ngày hăm lăm, bá tước Lương Minh bại trận tử vong
Với những chiến thắng vang dội, oanh liệt đó chính là nhờ sự đoàn kết, lấy ít địch nhiều của nhân dân ta. Không phải dân tộc nào cũng có thể làm được như vậy, dân tộc ta là dân tộc lấy dân làm gốc, mọi việc do dân và làm vì dân.
Tư tưởng nhân nghĩa không chỉ được thể hiện ở ý chí cũng như sự đoàn kết của nhân dân mà còn thể hiện thái độ đối với quân Trung Quốc khi thất thủ. Quân và dân ta không giết hại mà còn dành cho “đường hiếu sinh”. Chỉ với những hành động đó đã đủ thấy được tinh thần nhân nghĩa, không triệt đường của kẻ khác thật đáng ngưỡng mộ.
Mẫu 9
Nguyễn Trãi là một đại anh hùng của dân tộc là danh nhân văn hóa của thế giới cũng là một nhân vật toàn tài chịu nhiều oan khuất trong lịch sử xã hội Việt Nam. Ông cũng được coi là nhà văn chính luận kiệt xuất của dân tộc ta. Nguyễn Trãi là một tác giả xuất sắc về nhiều thể loại văn học kể cả chữ Nôm và chữ Hán. Ông để lại một khối lượng tác phẩm có giá trị cao và quy mô lớn.
Trong số đó tác phẩm “Bình ngô đại cáo”là một tác phẩm kiệt xuất của ông. Bìa thơ là khúc tráng ca ca ngợi cuộc khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn. Hơn thế, tác phẩm đã trở thành áng “Thiên cổ hùng văn” muôn đời bất hủ, là bản tuyên ngôn đanh thép, hùng hồn về nền độc lập và vị thế dân tộc. Và điểm cốt lõi mà “Bình Ngô đại cáo” thể hiện ở cả hai tư cách ấy chính là lý tưởng “nhân nghĩa” mà nhân dân ta mãi mãi ngợi ca và hướng tới.
Mở đầu tác phẩm Nguyễn Trãi nêu lên một luận điểm về nguyên lí nhân nghĩa: “việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”Tư tưởng về nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trước hết chính là “yên dân”. Dùng nhân dân với cái nhân nghĩa để đi đánh giặc ngoại xâm đem lại bình yên ấm no hạnh phúc cho nhân dân. Dùng quân nhân nghĩa để đánh quân xâm lược trước hết là để an dân để yên dân, Nhân nghĩa là tinh thần vì dân yên dân là chính nghĩa của nhân dân mang bản sắc dân tộc.
Nhân nghĩa ở đây chính là để cứu dân để trừ bạo. Như vậy có nghĩa là “Việc nhân nghĩa”, hành động nhân nghĩa không phải một cái gì trừu tượng, chung chung, mà nó biểu hiện bằng “Việc” cụ thể, là chống quân xâm lược để giữ yên bờ cõi, tiêu diệt các cuộc phản nghịch chông triều đình để xây dựng xã hội “vua sáng, tôi hiền”. Việc ấy phải được giao phó cho quân đội. Câu thơ tiếp theo làm tô đậm khẳng định thêm ý câu thơ trước đó: “quân điếu phạt trước lo trừ bạo” Nguyễn Trãi đã coi việc an dân yên dân là mục tiêu của nhân nghĩa còn “trừ bạo là đối tượng phương tiện của nhân nghĩa.
Như vậy người nhân nghĩa phải lo trừ bạo tức là lo dẹp quân cướp nước. Dùng nhân nghĩa để đối xử với kẻ bại trận xoa dịu hận thù để không gây hậu quả về sau cũng chính là nhân nghĩa đối với nhân dân. Có thể nới tư tưởng ấy vừa cụ thể lại chỉ ra điểm cốt lõi điểm cơ bản nhất. Ta nhìn vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thì có lẽ tư tưởng nhân nghĩa ấy được đề cao hơn bao giờ hết:
“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo”
Người nhân nghĩa phải lo trừ “bạo”, tức lo diệt quân cướp nước. Người nhân nghĩa phải đấu tranh sao cho “hợp trời, thuận người”, nên có thể lấy “yếu chống mạnh”, lấy “ít địch nhiều”, lấy “đại nghĩa thắng hung tàn”, lấy “chí nhân thay cường bạo”. Nhân nghĩa là cần phải đấu tranh để cho dân tộc Việt Nam tồn tại và phát triển. Nhân nghĩa giống như là một phép lạ, làm cho “càn khôn đã bĩ mà lại thái, trời trăng đã mờ mà lại trong”.
Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi , vì vậy, mang đậm sắc thái của tinh thần yêu nước truyền thống của người Việt Nam. Ở đây, có thể thấy rõ tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đã vượt lên trên tư tưởng nhân nghĩa của các thánh nhân trước đây và có sự sáng tạo, phát triển trong điều kiện cụ thể của Việt Nam. Tư tưởng nhân nghĩa ấy còn được nhắc đến là lòng thương dân tin tưởng nhân dân biết ơn nhân dân. Dân chúng luân được ông nhắc đến trong chiến tranh và trong thời kì hòa bình đất nước độc lập.
Ông nhận thức rất rõ mọi sản phẩm mà mình đang dùng đều được lấy từ nhân dân. Nhân dân sản xuất ra mọi của cải vật chất , nhân dân làm ra lúc gạo quần áo làm ra cung điện nguy nga và nhân dân đã nuôi sống ông. Sống gần dân thương dân thương dân, lúc nào ông cũng chỉ nghĩ cho nhân dân trước tiên tất cả là vì nhân dân vài cuộc ống yên ổn của nhân dân dân.
Chính vì thế mà ta thấy ngay từ câu đầu tiên của bài cáo ông đã nhắc đến nhân dân. Bởi mọi hoạt động lớn nhất của quốc gia cũng chỉ nhằm một mục đích duy nhất đó là đem lại cuộc sống an nhàn cho nhân dân. Suốt cuộc đời ông sống gần dân nên ông đã thấy được những đức tính cao đẹp của nhân dân và hiểu được những mong muốn của nhân dân.Tư tưởng nhân nghĩa ấy như đã được nói ở trên đó còn là lòng bao dung với kẻ thù.
Tư tưởng ấy đã được Nguyễn Trãi thể hiện trong khởi nghĩa Lam Sơn và có thể nới chính tư tưởng ấy cùng với tài mưu lược quyết đoán của ông chính là nguyên nhân dẫn tới chiến thắng quân Minh của nhân dân ta. Ta kết hợp giữa sức mạnh của quân đội với những lí lẽ thu phục quân giặc làm hạn chế máu rơi và thiệt hại về quân sĩ. Đó chính là nhân nghĩa. Tư tưởng nhân nghĩa ấy còn được thể hiện ở sự khoan dung khi kẻ thù đã bại trận.
Nó thể hiện đức hiếu sinh của dân tộc Việt Nam nói chung cũng chính là tấm lòng bao dung của Nguyễn Trãi trong khi đối phó với quân địch trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Ta đánh địch bằng sức mạnh bằng ý chí sự căm thù quân giặc khi đã đem quân sang định cướp nước ta. Nhưng khi giặc đã bại trận ta cũng không nên trút sự căm giận đó thể tàn sát khiến cảnh máu chảy đầu rơi xảy ra. Ta chiến đấu cốt chỉ để lấy lại đất đai để toàn vẹn lãnh thổ đó chính là mục tiêu cuối cùng.
Vậy cho nên khi đã thắng trận ta cũng không tàn sát mà để cho bọn chúng một con đường lui để chúng được quay về đoàn tụ với gia đình người thân. Điều đó cũng sẽ khiến cho dân tộc ta được tôn trọng được coi trọng và biết ơn. Việc làm này cũng khiến cho quân Minh e dè mà không dám quay lại nước ta tấn công nữa.
Mẫu 10
Bài cáo của Nguyễn Trãi có bốn phần, phân tích luận đề chính nghĩa bình ngô đại cáo là ta đang tìm hiểu cụ thể ý nghĩa đoạn 1 của tác phẩm. Nhưng chỉ qua một đoạn trong bài cáo, ta thấy rõ tấm lòng yêu nước, thương dân cũng niềm tự hào và khát vọng về một cuộc chiến vì đại nghĩa của tác giả.
Nguyễn Trãi viết mở đầu bài cáo:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Trong quan niệm đạo đức Nho gia, nhân nghĩa là tư tưởng được đề cao, theo đó con người coi trọng những cách hành xử tốt đẹp. Phân tích luận đề chính nghĩa bình ngô đại cáo ta thấy, “nhân nghĩa” được đề cập ngay ở đầu bài cáo cho thấy, đây là tư tưởng đạo đức mà Nguyễn Trãi luôn gìn giữ trong suốt cuộc đời cống hiến cho đất nước cũng như trở thành tư tưởng sáng tác văn trương của ông.
Nguyễn Trãi nhìn nhận, cốt lõi của việc nhân nghĩa là ở yên dân, nghĩa là mang đến cho dân cuộc sống yên bình, ấm no, hạnh phúc. Vì vậy, vào lúc hoàn cảnh đất nước phải chịu sự xâm lược của ngoại bang – quân Minh, thì nhiệm vụ trước tiên ta cần phải làm là “trừ bạo”, đánh đuổi lũ giặc đang đàn áp, khiến dân ta lâm vào cảnh khốn cùng.
Như vậy, tư tưởng nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi nói đến là “lấy dân gốc”, lấy yên dân là kim chỉ nam cho mọi đối sách, hành động. Mà cụ thể là lấy dân làm nền tảng, sức mạnh cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Vì ông hiểu, dựa vào sức mạnh của dân là đối sách khôn ngoan nhất, là phương kế quyết định thắng lợi của cuộc chiến chống giặc, giành lại chủ quyền dân tộc. Lịch sử đã chứng minh và nghìn năm sau điều này vẫn còn đúng. Bởi vậy, tư tưởng nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi quan niệm đã khác xa với Nho giáo vốn chỉ hạn hẹp trong cách hành xử giữa người với người. Nhân nghĩa với Nguyễn Trãi là một lý tưởng xã hội, lấy dân làm sức mạnh và an dân là nhiệm vụ trước nhất.
Từ lập trường nhân nghĩa lấy dân làm trung tâm, Nguyễn Trãi tiến thêm một bước, xây dựng cơ sở lý luận cho luận đề chính nghĩa.
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Song hào kiệt thời nào cũng có.
Cho nên:
Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong,
Cửa Hàm tử bắt sống Toa Đô
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã
Việc xưa xem xét,
Chứng cớ còn ghi.
Như nước Đại Việt ta từ trước
Có thể nói, đây là lời tuyên bố đanh thép, khắc sâu vào lịch sử dân tộc về nền độc lập, chủ quyền lãnh thổ bất khả xâm phạm của nước Đại Việt. Sắc bén trong cách lập luận so sánh đối xứng và đa chiều, qua đó Nguyễn Trãi khẳng định chủ quyền của mỗi quốc gia, dù đó là đất nước lớn hay bé.
Phân tích luận đề chính nghĩa bình ngô đại cáo ta thấy rõ quan niệm chính nghĩa của Nguyễn Trãi, nền văn hiến, phong tục, lịch sử, núi sông bờ cõi hay những bậc hào kiệt, nước Đại Việt cũng đều có và riêng biệt; chứ không riêng gì Đại Hán. Bằng niềm tự hào về dân tộc, Nguyễn Trãi không chri khẳng định về nền độc lập dân tộc mà còn chỉ rõ nền độc lập ấy đã có từ lâu đời, trải qua nhiều triều đại. Chỉ trong mấy câu thơ, ông tái hiện dòng chảy lịch sử hàng trăm năm của dân tộc và đã sau lần đánh bại giặc thù ngang nhiên xâm chiếm. Cái sắc bén trong cơ sở lý luận khẳng định nền độc lập của nước Đại Việt cũng như chính nghĩa trên đời là đưa ra các chứng cứ lịch sử về cuộc trường trinh oai hùng của triều đại hậu Lê.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Căn cứ vào nội dung bài học và hiểu biết của mình, hãy cho biết: tư cách phát ngôn của Nguyễn Trãi khi viết “Bình Ngô đại cáo”, sự kiện lịch sử được tái hiện và bàn luận trong tác phẩm, mục đích viết và đối tượng tác động của bài cáo.
Câu 2:
Theo bạn, trong đoạn (1) của văn bản, câu văn nào thể hiện rõ nhất mục đích của việc thực thi lí tưởng nhân nghĩa?
Câu 3:
Nêu nhận xét chung về nghệ thuật lập luận của tác giả trong toàn tác phẩm.
Câu 4:
“Bình Ngô đại cáo” được đánh giá là một áng hùng văn. Theo bạn, những căn cứ chính của đánh giá đó là gì?
Câu 5:
Tâm trạng phẫn uất của tác giả trước tội ác của kẻ thù đã được thể hiện như thế nào?
Câu 6:
Hãy chỉ ra những yếu tố tự sự và biểu cảm trong văn bản. Theo bạn, những yếu tố này có thể đem lại hiệu quả gì trong việc thuyết phục người đọc, người nghe?
về câu hỏi!