Câu hỏi:
13/07/2024 1,021Viết đoạn văn phân tích một nét đẹp của tâm hồn Nguyễn Trãi thể hiện trong bài thơ “Dục Thuý sơn”. (10 mẫu)
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Mẫu 1
Nguyễn Trãi là tác gia lớn của dân tộc Việt Nam, ông đã có rất nhiều những tác phẩm nổi tiếng nói về cảnh sông núi và miêu tả về thiên nhiên vô cùng đặc sắc. Bài thơ Dục Thúy sơn đã nói về khung cảnh núi Dục Thúy, một vẻ đẹp hùng vĩ và nó không chỉ để lại cho người đọc những cảm xúc sâu sắc về khung cảnh ấy mà người đọc còn cảm nhận được một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đất nước của Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi đã thành công trong việc mượn thiên nhiên để nói lên cảm xúc của chính mình, những cảm xúc đang đan xen và tạo nên những khoảng khắc riêng đã làm sống động tâm hồn và ý nghĩa mạnh mẽ cho người đọc hôm nay và mai sau. Khi tác giả đang có tâm sự đó là nỗi buồn đối với đất nước, ông đang buồn rầu và những nỗi buồn đó được trải nghiệm trên cảnh thiên nhiên nơi đây, sự diễn tả đó mang những tâm trạng thuần khiết và sự lo lắng về tình trạng nước nhà. Ngắm cảnh từ xa tác giả đang cố nhìn những sự vật hiện tượng bên ngoài mình để có những cái nhìn mới mẻ và da diết nhất, những hình ảnh đẹp đẽ của thiên nhiên nồng ghép với tâm trạng đượm buồn cũng để lại cho bài thơ nhiều cảm xúc và tâm sự thời thế. Những hình ảnh mang đậm giá trị sâu sắc qua những bia đá nó đã khắc họa nhiều cảm xúc trong tâm hồn của mỗi con người nó không chỉ để lại cho con người những tình cảm đối với Dục Thúy Sơn mà nó còn nói về tâm sự thời thế của Nguyễn Trãi đối với đất nước đối với dân tộc của mình. Dù có ngắm nhìn cảnh thiên nhiên núi non hùng vĩ và tráng lệ đến đâu thì tâm hồn Nguyễn Trãi vẫn là một tâm hồn tràn ngập tình yêu đất nước, lo lắng cho tình hình thế sự và ông đã viết lên bài thơ Dục Thúy sơn, một bài thơ tả cảnh ngụ tình gửi gắm nỗi, niềm tâm hồn mình đến với người đọc.
Mẫu 2
Trong “Dục Thúy sơn”, Nguyễn Trãi để thể hiện niềm say mê trước cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp của đất nước. Nhà thơ ngợi ca một ngọn núi đẹp như tiên cảnh, phác họa những đường nét, màu sắc của cảnh vật, đem đến hình dung kì vĩ về núi Dục Thúy. Nguyễn Trãi vừa tả thực, vừa dùng liên tưởng để sáng tạo ra những hình ảnh so sánh, ẩn dụ đặc sắc, mang đến không khí huyền ảo, kéo người đọc cùng lạc vào cõi thần tiên vừa thực, vừa ảo. Núi Dục Thúy dưới ngòi bút miêu tả của Nguyễn Trãi vừa hùng vĩ, vừa thơ mộng, vừa thoát tục như đóa sen nhà Phật, lại vừa thướt tha phồn thực như bóng hình nàng thiếu nữ. Đọc những câu thơ tả cảnh Dục Thuý của Nguyễn Trãi, ta như thấy một hồn thơ đắm mình vào cảnh vật, ngất ngây, say mê trước cảnh sắc tuyệt diệu của quê hương.
Mẫu 3
Tâm hồn Nguyễn Trãi qua bài thơ “Dục Thuý sơn” là một con người yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống nhưng mang nặng nỗi niềm hoài cổ. Tình yêu thiên nhiên của ông trước hết thể hiện ở cách miêu tả tinh tế không gian hùng vĩ, tráng lệ nơi cửa biển cùng các hình ảnh so sánh độc đáo. Ông còn là một vị quan có tâm và luôn luôn biết lo cho vận mệnh của đất nước. Khi ngắm cảnh vãn lai, ông đã thể hiện được tâm sự của mình trong những vần thơ, ngẩn ngơ trước khung cảnh thiên nhiên càng cảm thấy xa vắng và có nhiều cảm xúc hơn. Với cảm xúc thương nhớ, tác giả đã biểu hiện được những dư âm sâu sắc của thiên nhiên, chạnh lòng - đó là những giây phút buồn rầu và hơi có chút hiu quạnh và buồn rầu trong tâm hồn, nhớ đến Trương Thiếu Bảo, và những tấm bia đá đã dính rêu phong.
Mẫu 4
Bài thơ Dục Thúy Sơn của Nguyễn Trãi là một bài thơ miêu tả cảnh đẹp của núi Dục Thúy. Đọc bài thơ, người đọc có thể cảm nhận được tâm hôn thi nhân của Nguyễn Trãi được thể hiện qua cách tác giả miêu tả thiên nhiên. Ông đã so sánh núi Dục Thúy giống như một đóa sen, đã so sánh bóng tháp như một chiếc trâm ngọc, đã so sánh hình ảnh núi dưới sóng nước như đang soi mái tóc. Nhờ lối so sánh đó mà ta thấy được vẻ đẹp thanh tịnh, tao nhã của núi Dục Thúy, đồng thời cũng thấy được một tâm hồn nhạy cảm, có chiều sâu và thơ mộng của Nguyễn Trãi.
Mẫu 5
"Dục Thúy Sơn ” là bài thơ tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Bài thơ ngũ ngôn bát cú bằng chữ Hán. Hình tượng thơ mĩ lệ, cảnh sắc đượm vẻ thần tiên. Trong phần luận,4 hình ảnh ẩn dụ sóng nhau, đối nhau, hình ảnh này làm đẹp thêm hình ảnh kia, thể hiện cách cảm, cách tả của nhà thơ mang tâm hồn thơ mộng, tài hoa. Ức Trai, trong cảm nhận cái đẹp của thiên nhiên, sông núi, ngòi bút tài hoa của ông rất tinh tế và nhạy cảm trong gợi tả và biểu cảm.
Mẫu 6
Ở bài Dục Thúy sơn cũng có sự đối lập nói trên: cảnh vật còn đây, bia đá còn đây, nhưng nét chữ đang mờ dần bởi rêu phủ và Trương Thiếu bảo không còn. Con người – một thực thể khát khao sống, khát khao yêu thì cuộc đời “hữu hạn”, còn tạo vật – thực thể vô tri lại tồn tại vĩnh hằng. Nguyễn Trãi buồn, xót xa, ngậm ngùi vì lẽ đó. Cũng chính vì vậy mà nỗi buồn hoài cổ của Nguyễn Trãi là nỗi buồn mang giá trị nhân bản sâu sắc.
Mẫu 7
Từ những điều phân tích ở trên, có thế nói bài thơ Dục Thúy sơn đã đem đến cho người đọc nguồn cảm xúc thẩm mĩ dồi dào: cảm xúc về vẻ đẹp của danh thắng, vẻ đẹp của hình tượng nghệ thuật và đặc biệt là vẻ đẹp của tâm hồn Ức Trai: yêu thiên nhiên, yêu đất nước, giàu chất nhân văn.
Mẫu 8
Sáng tác của Nguyễn Trãi để lại nhiều cảm xúc trong lòng người đọc, qua bài Dục Thúy Sơn chúng ta càng thấu hiểu được sâu sắc tài năng của tác giả được thể hiện qua bài viết, bài thơ là quang cảnh thiên nhiên đẹp và nhờ có thiên nhiên mà tác giả nói lên những tâm sự thời thế của mình.
Mẫu 9
Bài thơ này đã làm rõ nỗi niềm tâm sự của Nguyễn Trãi trong thời gian ở Côn Sơn với tấm lòng yêu nước thương dân vẫn ngày đêm “cuồn cuộn nước triều Đông”. Ông yêu thiên nhiên cây cỏ say đắm. Và có lẽ chính thiên nhiên đã cứu Nguyễn Trãi thoát khỏi những phút giây bi quan của cuộc đời mình. Dù sống với cuộc sống thiên nhiên nhưng Ức Trai vẫn canh cánh “một tấc lòng ưu ái cũ”. Nguyễn Trãi vẫn không quên lí tưởng nhân dân, lí tưởng nhân nghĩa, lí tưởng mong cho thôn cùng xóm vắng không có một tiếng oán than, đau sầu.
Mẫu 10
Trong Dục Thúy sơn, Nguyễn Trãi đã vẽ lên khung cảnh núi Dục Thúy, một vẻ đẹp hùng vĩ. Qua những vần thơ, nó không chỉ để lại cho người đọc những cảm xúc sâu sắc về khung cảnh ấy mà người đọc còn cảm nhận được một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đất nước của tác giả. Ông đã thành công trong việc mượn thiên nhiên để nói lên cảm xúc của chính mình. Khi ông đang có tâm sự, đó là nỗi buồn đối với đất nước, và những nỗi buồn đó được trải nghiệm trên cảnh thiên nhiên nơi đây, sự diễn tả đó mang những tâm trạng thuần khiết và sự lo lắng về tình trạng nước nhà. Qua đó ta cũng cảm nhận được một tâm hồn tràn ngập tình yêu đất nước, một bài thơ tả cảnh ngụ tình gửi gắm nỗi niềm tâm hồn mình đến với người đọc.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trong phần kết của những bài thơ viết về đề tài “đăng cao”, “đăng sơn", thi nhân xưa thường thể hiện chí khí hào hùng, khát vọng lớn lao, hoặc nhấn mạnh sự nhỏ bé, cô đơn của con người trước núi sông kì vĩ. Theo bạn, trong hai câu kết của “Dục Thuý sơn”, Nguyễn Trãi muốn gửi gắm những nỗi niềm chung ấy hay muốn bày tỏ suy ngẫm riêng của mình?
Câu 2:
Bức tranh toàn cảnh về vẻ đẹp của núi Dục Thuý được miêu tả như thế nào?
Câu 3:
Nêu những chi tiết miêu tả cận cảnh núi Dục Thuý. Những liên tưởng xuất hiện khi say ngắm thiên nhiên cho thấy nét đẹp nào của tâm hồn Nguyễn Trãi?
Câu 4:
Hãy kể tên một vài địa danh của đất nước từng khơi nguồn cảm hứng cho thơ ca.
Câu 5:
Nêu một vài điểm khác biệt đáng chú ý giữa bản dịch nghĩa và bản dịch thơ.
về câu hỏi!