Câu hỏi:
11/07/2024 23,142Xác định biện pháp tu từ điệp ngữ trong bài thơ Đồng dao mùa xuân và nêu tác dụng.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng trong bài thơ Đồng dao mùa xuân là:
+ Điệp câu “có một người lính”
+ Điệp từ “anh” trong câu “anh không về nữa/ anh vẫn một mình”
+ Điệp từ “anh ngồi” trong câu “anh ngồi lặng lẽ/ anh ngồi rực rỡ”
- Tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ: tạo tính nhạc cho câu và có tác dụng nhấn mạnh hình ảnh người lính cụ Hồ hi sinh quên mình vì Tổ Quốc và các anh sống mãi trong lòng đồng đội, trong lòng nhân dân.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Xác định biện pháp tu từ trong những câu văn sau và nêu tác dụng:
a. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang va vào mình đấy.
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
b. Lắm khi em cũng nghĩ nỗi nhà cửa như thế này là nguy hiểm, nhưng em nghèo sức quá, em đã nghĩ ròng rã hàng mấy tháng cũng không biết làm như thế nào.
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
Câu 2:
Cho biết sự khác biệt về nghĩa của từ xuân trong các cụm từ ngày xuân, tuổi xuân, đồng dao mùa xuân.
Câu 3:
Xác định nghĩa của các từ ngữ núi xanh và máu lửa trong khổ thơ:
Có một người lính
Đi vào núi xanh
Những năm máu lửa.
Em căn cứ vào đâu để xác định như vậy?
Câu 4:
Hãy tìm thêm một số ví dụ ngoài bài thơ Đồng dao mùa xuân có sử dụng biện pháp tu từ được dùng trong hai dòng thơ “Một ngày hòa bình/ Anh không về nữa”.
Câu 5:
Nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ nào trong những dòng thơ sau đây? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Một ngày hoà bình
Anh không về nữa.
về câu hỏi!