Câu hỏi:
09/06/2022 1,284Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.
-Khi đọc bài thơ bốn chữ (hoặc năm chữ), các em cần chú ý:
+ Bài thơ được chia làm mấy khổ? Vần trong bài thơ được gieo như thế nào? Các dòng thơ được ngắt nhịp ra sao?
+ Bài thơ viết về ai và về điều gì? Ai là người đang bày tỏ cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ trong bài thơ?
+ Bài thơ có những từ ngữ và biện pháp nghệ thuật nào đặc sắc? Tác dụng của chúng là gì?
- Ngoài bài thơ Lượm của Tố Hữu (đã học ở lớp 6), em còn biết thêm bài thơ bốn chữ nào khác không? Đọc trước bài thơ Mẹ, tìm hiểu thêm về tác giả Đỗ Trung Lai.
- Mỗi khi nghĩ về mẹ, em thường có cảm xúc gì? Hãy chia sẻ cảm xúc đó với các bạn.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Khi đọc bài thơ:
+ Bài thơ được chia là 5 khổ, vần trong bài thơ là vần hỗn hợp. Các dòng thơ được ngắt nhịp 1/3 và 2/2.
+ Bài thơ viết về người mẹ, viết về sự trôi đi của thời gian, mẹ ngày càng già đi. Người con là người bày tỏ tình cảm, cảm xúc trong bài thơ.
+ Bài thơ sử dụng biện pháp đối lập để thấy được sự xanh tươi của cây cối đối lập với sự tàn phai của mẹ và câu hỏi tu từ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc trân trọng mẹ của người con.
- Bài thơ bốn chữ mà em biết là Mẹ yêu, Mẹ em, Quê tôi, Cây bàng ngày xuân…
- Tác giả Đỗ Trung Lai
Đỗ Trung Lai (7/4/1950-) tại Hà Tây, nay là Hà Nội. Ông là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1991.
Ngoài làm thơ, làm báo, Đỗ Trung Lai còn vẽ tranh, có phòng thơ, làm báo, Đỗ Trung Lai còn vẽ tranh, có phòng tranh riêng đã được Hội nghệ sĩ tạo hình Việt Nam trưng bày.
Tác phẩm đã xuất bản: Đêm sông Cầu (thơ, 1990), Anh em và những người khác (thơ, 1990), Đắng chát và ngọt ngào (thơ, in chung, 1991), Thơ và tranh (1998), Người chơi đàn nguyệt ở Hàng Châu (truyện và ký, 2000)
- Cảm nghĩ: Mỗi khi nghĩ về mẹ em cảm thấy an toàn và ấm áp, mẹ luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho em. Khi vui cũng như buồn em đều chia sẻ cùng mẹ và mẹ luôn cho em những lời tham gia hữu ích.
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính: Nỗi lòng đau đớn xót xa của người con khi thấy hình ảnh mẹ ngày càng hao mòn, lưng còng đi, thấp dần đi và mái đầu bạc mà bất lực.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Liệt kê những từ ngữ được tác giả dùng để nói về “mẹ” và “cau” trong bài thơ. Để thể hiện hình tượng “mẹ” và “cau”, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nào? Hãy chỉ ra tác dụng của các biện pháp tu từ đó.
Câu 2:
Quan sát người thân trong gia đình của mình qua năm tháng, em thấy họ có những thay đổi như thế nào? Em có cảm xúc gì khi nhận ra những thay đổi ấy? (10 mẫu)
Câu 3:
Bài thơ Mẹ là lời của ai, bộc lộ cảm xúc gì? Nêu cảm nhận chung của em sau khi đọc bài thơ.
Câu 4:
Nêu và phân tích các câu thơ thể hiện tình cảm của người con dành cho mẹ. Em hiểu nội dung của hai dòng thơ cuối bài như thế nào?
Câu 5:
Trong số những hình ảnh được tác giả dùng để khắc hoạ hình tượng người mẹ, em thích nhất hình ảnh nào? Tại sao?
Câu 6:
Chú ý sắc thái biểu cảm của từ “nâng” (dòng 15) và từ “cầm” (dòng 16).
về câu hỏi!