Câu hỏi:
09/06/2022 737Nêu cảm nhận của em về các câu thơ sau:
- Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu...
- Lá vàng rơi trên giấy,
Ngoài giời mưa bụi bay.
Theo em, những câu thơ đó tả cảnh hay tả tình? Vì sao?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
Giấy đỏ là thứ giấy dùng để ông đồ viết chữ lên, đó là một thứ giấy rất mỏng manh chỉ cần một chút ẩm ướt cũng có thể phai màu. Vậy mà “Giấy đỏ buồn không thắm”, không thắm là bởi không được sử dụng nên úa tàn theo năm tháng. Mực là thứ để ông đồ họa chữ, trước khi dùng ông phải mài rồi dùng bút long để “múa” lên các con chữ, vậy mà nay “Mực đọng trong nghiên sầu” nghĩa là mực đã được mài từ lâu, đã sẵn sàng cho bàn tay tài hoa của ông đồ để trổ tài nhưng đã đợi chờ trong vô vọng. Các từ buồn, sầu như thổi hồn vào sự vật cùng với phép nhân hóa đã khiến cho giấy đỏ, mực tàu vốn vô tri bỗng trở nên có hồn có suy nghĩ như con người.
- Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài giời mưa bụi bay
Đầu khổ thơ là hình ảnh mùa xuân với hoa đào nở, nhưng tại sao lại có lá vàng rơi? Hình ảnh lá vàng rơi gợi đến sự tàn phai, tàn lụi về một thời kỳ, một lớp người trong xã hội. Lá vàng rơi trên giấy để chỉ thế hệ ông đồ tàn phai, đã bị quên lãng. Nỗi buồn ấy âm thầm, tê tái nó đã khiến cơn mưa xuân vốn sức sống bền bỉ cũng trở nên đìu hiu xót xa “ngoài giời mưa bụi bay”. Câu thơ gợi ra tâm trạng buồn thảm của ông đồ trước cơn mưa bụi nhạt nhòa. Dẫu chỉ là mưa bay, mưa bụi nhưng nó cũng đủ sức xóa sạch đi dấu vết của một lớp người.
- Đó là những câu thơ tả cảnh để ngụ tình bởi vì mượn cảnh giấy đỏ buồn, mực đọng để chỉ tình cảnh đáng thương của ông đồ, mượn cảnh lá vàng, mưa bụi bay để gợi đến sự tàn phai, tàn lụi về một thời kỳ, một lớp người trong xã hội.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trong bài thơ, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của những biện pháp đó.
Câu 2:
Bài thơ Ông đồ viết về ai và về việc gì? Ai là người bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ? Đó là cảm xúc, suy nghĩ gì?
Câu 3:
Qua bài thơ Ông đồ, em hiểu gì về tục “xin chữ" mỗi dịp Tết đến, xuân về? Nếu vẽ minh hoạ cho bài thơ, em sẽ vẽ hình ảnh nào?
Câu 4:
Tác phẩm khắc họa thành công hình cảnh đáng thương của ông đồ thời vắng bóng, đồng thời gửi gắm niềm thương cảm chân thành của nhà thơ trước một lớp người dần đi vào quá khứ, khơi gợi được niềm xúc động tự vấn của nhiều độc giả.
Xác định vần và nhịp của bài thơ.
Câu 5:
- Ngoài bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ (đã học ở lớp 6), em còn biết thêm bài thơ năm chữ nào khác không? Đọc trước bài thơ Ông đồ, tìm hiểu thêm về tác giả Vũ Đình Liên.
- Tìm hiểu thêm về chữ Nho và nghệ thuật viết chữ Nho (thư pháp).
Câu 6:
Nội dung bài thơ được trình bày theo trình tự nào? Cách trình bày ấy có tác dụng gì?
về câu hỏi!