Câu hỏi:
09/06/2022 969- Đọc trước bài thơ Tiếng gà trưa, tìm hiểu thêm về tác giả Xuân Quỳnh.
- Bài Tiếng gà trưa được viết trong thời kì đầu của cuộc chiến chống đế quốc Mỹ, in lần đầu trong tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968) của Xuân Quỳnh.
- Chia sẻ cùng bạn bè về kỉ niệm với những người thân trong gia đình mà em nhớ nhất.
Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
- Tác giả Xuân Quỳnh:
+ Xuân Quỳnh (1942-1988), tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh, quê ở xã Văn Khê, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay là phường La Khê, Hà Đông, Hà Nội). Xuân Quỳnh xuất thân trong một gia đình công chức, mẹ mất sớm, bố thường xuyên công tác xa gia đình, Xuân Quỳnh được bà nội nuôi dạy từ nhỏ đến khi trưởng thành.
+ Tháng 2 năm 1956, Xuân Quỳnh được tuyển vào Đoàn Văn công nhân dân Trung ương và được đào tạo thành diễn viên múa. Bà đã nhiều lần đi biểu diễn ở nước ngoài và dự Đại hội thanh niên sinh viên thế giới năm 1959 tại Áo. Từ năm 1962- 1964, Xuân Quỳnh học Trường bồi dưỡng những người viết văn trẻ (khoá I) của Hội nhà văn VN. Sau khi học xong, làm việc tại báo Văn nghệ, báo Phụ nữ. Từ năm 1978 đến lúc mất, Xuân Quỳnh làm biên tập viên Nhà xuất bản Tác phẩm mới. Xuân Quỳnh mất ngày29/8/1988 trong một vụ tai nạn giao thông tại đầu cầu Phú Lương, thị xã Hải Dương, tỉnh Hải Dương.
+ Bà được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001.
+ Các tác phẩm chính: Tơ tằm – Chồi biếc (thơ-1963), Hoa dọc chiến hào (thơ-1968), Gió Lào cát trắng (thơ-1974), Lời ru trên mặt đất (thơ-1978), Mùa xuân trên cánh đồng (truyện thiếu nhi, 1981), Bầu trời trong quả trứng (thơ văn thiếu nhi, 1982),Truyện Lưu Nguyễn (truyện thơ, 1985), Bến tàu trong thành phố (truyện thiếu nhi, 1984), Vẫn có ông trăng khác (truyện thiếu nhi)….
+ Đặc điểm thơ Xuân Quỳnh: Thơ Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và cuộc sống thường ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm.
- Kỉ niệm với người thân trong nhà đình: mỗi người có những kỉ niệm riêng khác nhau, các bạn sẽ nhớ lại và chia sẻ cho bạn bè cùng nghe về những kỉ niệm đó.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Người bà hiện lên qua những hình ảnh, chi tiết nào? Qua đó, em có cảm nhận như thế nào về người bà và những tình cảm người cháu dành cho bà?
Câu 2:
Cảm xúc nào là cảm xúc xuyên suốt bài thơ Tiếng gà trưa? Cảm xúc đó được khơi gợi từ điều gì? Em hiểu người xưng “cháu” trong bài thơ là ai?
Câu 3:
Dòng thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại mấy lần trong bài thơ? “Tiếng gà trưa” đã khơi gợi ở người cháu những hình ảnh và kỉ niệm gì của tuổi thơ? Em ấn tượng với hình ảnh hoặc kỉ niệm nào nhất? Vì sao?
Câu 4:
Theo em, vì sao chúng ta luôn nghĩ về những người thân yêu trong gia đình mỗi khi xa nhà hoặc gặp khó khăn?
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 4)
Đề thi Giữa Học kì 1 Văn 7 CTST - Đề 02 có đáp án
Đề thi Giữa Học kì 1 Văn 7 KNTT có đáp án (Đề 1)
Đề kiểm tra Cuối Học kì 1 Văn 7 Cánh diều - Đề 01 có đáp án
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Cánh diều có đáp án (Đề 5)
Đề thi cuối học kì 1 Văn 7 CTST - Đề 02 có đáp án
Đề thi Học kì 1 Văn 7 KNTT có đáp án (Đề 1)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 5)
về câu hỏi!