Câu hỏi:
10/06/2022 2,386Em cảm nhận như thế nào về cái tôi của tác giả được thể hiện trong Chuyện cơm hến? (10 mẫu)
Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
Dàn ý Cảm nhận về cái tôi tác giả được thể hiện trong Chuyện cơm hến
Viết đoạn văn nêu được những ý chính sau:
- Cái tôi của tác giả được thể hiện rõ nét trong tác phẩm
- Đó là cái tôi yêu quê hương
- Thể hiện sự yêu mến, tự hào về nét văn hóa ẩm thực
- Mong muốn phát triển, cái tiến món ăn và giữ gìn giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc.
Cảm nhận về cái tôi tác giả được thể hiện trong Chuyện cơm hến - mẫu 1
Cái tôi của tác giả được thể hiện trong “Chuyện cơm hến” là cái tôi yêu quê hương. Tác giả quá đỗi tự hào và quý mến những nét văn hóa ẩm thực độc đáo của quê hương mình. Đồng thời, đó cũng là cái tôi bày tỏ quan điểm về cải tiến, phá cách món ăn quê hương. Ông mong muốn những món ăn này vẫn giữ nguyên được hương vị và giá trị của mình.
Cảm nhận về cái tôi tác giả được thể hiện trong Chuyện cơm hến - mẫu 2
Đọc văn bản “Chuyện cơm hến”, ta nhận ra cái tôi của tác giả. Đó là cái tôi yêu quê hương, yêu văn hóa ẩm thực nơi mình sinh ra và lớn lên. Ông bày tỏ quan điểm của bản thân về việc muốn giữ nguyên giá trị đồng thời khẳng định món ăn chính là một nét văn hóa cổ truyền của dân tộc,…
Cảm nhận về cái tôi tác giả được thể hiện trong Chuyện cơm hến - mẫu 3
Em cảm thấy tác giả là một người yêu quê hương, thấu hiểu sâu sắc về món ăn đặc sản của quê hương mình. Chính vì thế ông viết tản văn “Chuyện cơm hến” không chỉ để giới thiệu về một món ăn mà như đang bày tỏ lòng mình, kể cho người đọc nghe về món cơm hến đậm đà bản sắc dân tộc
Cảm nhận về cái tôi tác giả được thể hiện trong Chuyện cơm hến - mẫu 4
Cái tôi của tác giả được thể hiện trong Chuyện cơm hến là cái tôi rất mạnh mẽ, cứng cỏi. Cái tôi mạnh mẽ này được thể hiện khi không chấp nhận những món ăn cải tiến và ví nó như đi cướp bằng sáng chế của vùng khác, nơi khác. Cái tôi của tác giả cũng gắn với niềm tự hào, tự tôn về quê hương của mình.
Cảm nhận về cái tôi tác giả được thể hiện trong Chuyện cơm hến - mẫu 5
Cái tôi của tác giả được thể hiện trong Chuyện cơm hến: Hoàng Phủ Ngọc Tường là một con người có vốn am hiểu sâu rộng về nét văn hóa miền Trung. Ông đã mạnh mẽ bày tỏ chính kiến của bản thân, cũng như bộc lộ sự tự hào dành cho quê hương.
Cảm nhận về cái tôi tác giả được thể hiện trong Chuyện cơm hến - mẫu 6
Cái tôi của tác giả được thể hiện trong Chuyện cơm hến: Một cái tôi rất mạnh mẽ, cứng cỏi khi dám bày tỏ quan điểm của bản thân. Ông không chấp nhận những món ăn cải tiến và ví nó như đi cướp bằng sáng chế của vùng khác, nơi khác. Không chỉ vậy, cái tôi của tác giả am hiểu sâu sắc về nét văn hóa của quê hương cũng như đầy niềm tự hào, tự tôn về quê hương của mình, khẳng định món ăn chính là một nét văn hóa cổ truyền của dân tộc…
Cảm nhận về cái tôi tác giả được thể hiện trong Chuyện cơm hến - mẫu 7
Cái tôi của tác giả được thể hiện trong Chuyện cơm hến:
Am hiểu nét văn hóa của mảnh đất quê hương: giới thiệu chi tiết về cơm hến - một đặc sản của Huế.
Mạnh mẽ bày tỏ chính kiến: không chấp nhận những món ăn cải tiến, khẳng định món ăn là một nét văn hóa của dân tộc…
Giàu tình yêu, lòng tự hào về quê hương: Phát hiện được những nét đẹp của mảnh đất Huế…
Cảm nhận về cái tôi tác giả được thể hiện trong Chuyện cơm hến - mẫu 8
Cái tôi tác giả trong văn bản là cái tôi yêu và say đắm văn hóa ẩm thực Huế. Đó là nơi ông sinh và lớn lên. Có lẽ, đây chính là một trong những nguyên nhân khiến ông thêm yêu cơm hến.
Cảm nhận về cái tôi tác giả được thể hiện trong Chuyện cơm hến - mẫu 9
Cái tôi của tác giả được thể hiện trong “Chuyện cơm hến” rất thẳng thắn và chân thực. Điều này thể hiện trong những quan điểm mà tác giả đưa ra về món cơm hến.
Cảm nhận về cái tôi tác giả được thể hiện trong Chuyện cơm hến - mẫu 10
Cái tôi tác giả được thể hiện trong Chuyện cơm hến là cái tôi yêu quê hương, yêu văn hóa ẩm thực nơi mình sinh ra và lớn lên. Ông bày tỏ quan điểm của bản thân về điều mình không thích cải tiến, muốn giữ nguyên giá trị, ông khẳng định món ăn chính là một nét văn hóa cổ truyền của dân tộc,…
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Hình ảnh chị bán hàng cùng gánh cơm hến và bếp lửa gợi cho em suy nghĩ gì về ý thức gìn giữ bản sắc văn hóa của cư dân bản địa?
Câu 2:
Chuyện cơm hến có phải chỉ đơn giản là văn bản giới thiệu một món ăn không? Tác giả bàn tới những điều gì xung quanh món cơm hến?
Câu 3:
Món cơm hến cho thấy đặc điểm gì trong phong cách ăn uống của người Huế?
Câu 4:
Theo em, tại sao tác giả lại cho rằng “một món ăn đặc sản cũng giống như một di tích văn hóa”?
Câu 6:
Viết đoạn văn về một nét sinh hoạt thể hiện vẻ đẹp của con người và truyền thống văn hóa nơi em sống. (10 mẫu)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 4)
Đề thi Giữa Học kì 1 Văn 7 CTST - Đề 02 có đáp án
Đề kiểm tra Cuối Học kì 1 Văn 7 Cánh diều - Đề 01 có đáp án
Đề thi Giữa Học kì 1 Văn 7 KNTT có đáp án (Đề 1)
Đề thi cuối học kì 1 Văn 7 CTST - Đề 02 có đáp án
Đề thi Học kì 1 Văn 7 KNTT có đáp án (Đề 1)
Đề thi Giữa Học kì 1 Văn 7 CTST - Đề 01 có đáp án
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Cánh diều có đáp án (Đề 5)
về câu hỏi!