Câu hỏi:

10/06/2022 581

Tóm tắt kiến thức tiếng Việt mà em đã học trong học kì I theo mẫu sau:

Bài

Kiến thức tiếng Việt

Bầu trời tuổi thơ

Mở rộng trạng ngữ trong câu bằng cụm từ

    Trạng ngữ trong câu có thể là từ hoặc cụm từ, nhờ mở rộng bằng cụm từ, trạng ngữ cung cấp thông tin cụ thể hơn về không gian, thời gian,...

Ví dụ:

- Buổi sáng, cả khu vườn thơm ngát hương hoa bưởi, hoa cam, hoa chanh và hoa bạc hà, thật mát lành.

- Buổi sáng mùa xuân, cả khu vườn thơm ngát hương hoa bưởi, hoa cam, hoa chanh và hoa bạc hà, thật mát lành.

     Từ mùa xuân mở rộng cho từ buổi sáng, làm rõ hơn thời gian của sự việc được nêu trong câu.

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Tóm tắt kiến thức tiếng Việt mà em đã học trong học kì I theo mẫu sau:

Bài

Kiến thức tiếng Việt

Bài 1: Bầu trời tuổi thơ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài 2: Khúc nhạc tâm hồn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài 3: Cội nguồn yêu thương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài 4: Giai điệu đất nước

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài 5: Màu sắc trăm miền

1. Mở rộng trạng ngữ trong câu bằng cụm từ

- Trạng ngữ trong câu có thể là từ hoặc cụm từ, nhờ mở rộng bằng cụm từ, trạng ngữ cung cấp thông tin cụ thể hơn về không gian, thời gian,...

Ví dụ:

- Buổi sáng, cả khu vườn thơm ngát hương hoa bưởi, hoa cam, hoa chanh và hoa bạc hà, thật mát lành.

- Buổi sáng mùa xuân, cả khu vườn thơm ngát hương hoa bưởi, hoa cam, hoa chanh và hoa bạc hà, thật mát lành.

     Từ mùa xuân mở rộng cho từ buổi sáng, làm rõ hơn thời gian của sự việc được nêu trong câu.

2. Từ láy:

- Từ láy là cấu tạo đặc biệt của từ phức, được tạo thành bởi hai tiếng trở lên, trong đó phối hợp những tiếng có âm đầu hoặc vần hoặc cả âm đầu và vần. Từ láy có thể chỉ có một từ có nghĩa hoặc không từ nào có nghĩa khi đứng một mình. 

- Ví dụ: Lấp lánh, tròn trịa, lung linh, lan man,…

3. Mở rộng thành phần chính của câu câu bằng cụm từ

- Các thành phần chính trong câu thường được mở rộng bằng các cụm từ. Việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ giúp cho nghĩa của câu trở nên chi tiết, rõ ràng.

- Ví dụ:

Khi bắt đầu kháng chiến, nhân dân ta tinh thần rất hăng hái.

 

1. Biện pháp tu từ

- Biện pháp tu từ là cách sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ (về từ, câu, văn bản) trong một ngữ cảnh nhất định nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt và tạo ấn tượng với người người độc về một hình ảnh, một cảm xúc, một câu chuyện trong tác phẩm.

Ví dụ:

- Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh:

“Áo bào thay chiếu anh về đất”

2. Nghĩa của từ:

- Nghĩa của từ là nội dung (sự việc, tính chất, hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị

- Ví dụ: Cây

+ Hình thức: là từ đơn, chỉ có một tiếng

+ Nội dung: Chỉ một loài thực vật

 

1. Số từ

- Số từ là những từ chỉ số lượng hoặc thứ tự của sự vật trong hiện thực khách quan.

- Ví dụ: hai, ba, chan, …

2. Phó từ:

- Phó từ các từ ngữ thường đi kèm với các trạng từ, động từ, tính từ với mục đích bổ sung nghĩa cho các trạng từ, động từ và tính từ trong câu.

- Ví dụ: đã, sắp, từng…

 

1. Nghĩa của từ ngữ

- Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, hoạt động, tính chất, quan hệ, …) mà từ biểu thị.

- Ví dụ:

+ Tổ tiên: Các thế hệ đi trước (cụ kị, cha ông...).

+ Sính lễ: Lễ vật nhà trai đem đến nhà gái để xin cưới.

2. Dấu câu

- Dấu câu là kí hiệu chữ viết để biểu thị ngữ điệu khác nhau. Những ngữ điệu này lại biểu thị những quan hệ ngữ pháp khác nhau và những mục đích nói khác nhau.

- Mười dấu câu thường dùng là: Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than (chấm cảm), dấu phẩy, chấm phẩy, hai chấm, gạch ngang, ngoặc đơn, ngoặc kép, chấm lửng(ba chấm).

+ Dấu chấm được đặt ở cuối câu trần thuật.

+ Dấu chấm hỏi đặt ở cuối câu nghi vấn.

+ Dấu chấm than đặt ở cuối câu cầu khiến, câu cảm thán.

+ Dấu phẩy: được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu

+ Dấu chấm lửng: được dùng để:

Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự còn chưa liệt kê hết; thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng; làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị một nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

+ Dấu chấm phẩy được dùng để: Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp; đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

+ Dấu gạch ngang có công dụng: Đặt ở giữa câu để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong câu; đặt ở đầu dòng để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc để liệt kê; nối các từ trong một liên danh.

+ Dấu ngoặc đơn: dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm).

+ Dấu hai chấm dùng để: Đánh dấu (báo trước) phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó; đánh dấu ( báo trước) lời dẫn trực tiếp ( dùng với dấu ngoặc kép) hay lời đối thoại ( dùng với dấu gạch ngang).

+ Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp; đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt hay có hàm ý mỉa mai; đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san,… được dẫn.

- Ví dụ:

* Dấu ngoặc đơn:

- Bạn Hòa (Lớp trưởng lớp tôi) học rất giỏi.

* Dấu hai chấm:

- Tôi có rất nhiều đồ chơi : búp bê, lật đật và ô tô.

3. Biện pháp tu từ

- Biện pháp tu từ là cách sử dụng ngôn ngữ theo một cách đặc biệt ở một đơn vị ngôn ngữ (về từ, câu, văn bản) trong một ngữ cảnh nhất định nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt và tạo ấn tượng với người người độc về một hình ảnh, một cảm xúc, một câu chuyện trong tác phẩm.

Ví dụ:

- Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh:

“Áo bào thay chiếu anh về đất”

 

Từ ngữ địa phương

- Từ ngữ địa phương là loại từ ngữ được sử dụng chỉ ở bộ phận một hoặc một số địa phương nhất định.

- Nếu nói từ ngữ của địa phương thì có thể người dân của địa phương khác sẽ không hiểu vì nó không được dùng phổ biến trong toàn dân.

- Ví dụ: u, tía, thơm, ghe, rứa, …

Quảng cáo

book vietjack

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

a. Đọc văn bản

a. Đọc văn bản a. Đọc văn bản a. Đọc văn bản

b. Chọn phương án đúng

Đề tài chính được tác giả khai thác trong văn bản là gì?

A. Thiên nhiên vùng rừng tràm Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp

B. Thiên nhiên và cuộc sống con người vùng rừng tràm Nam Bộ

C. Nạn cháy rừng và những nguy cơ về môi trường vùng rừng tràm Nam Bộ

D. Cuộc sống nơi rừng tràm Nam Bộ trong kháng chiến chống thực dân Pháp

Xem đáp án » 10/06/2022 1,234

Câu 2:

Trình bày tóm tắt một văn bản truyện em tự tìm đọc có nội dung gần gũi với những văn bản đã học.

Xem đáp án » 10/06/2022 1,202

Câu 3:

Nêu những nội dung mà em đã thực hành nói và nghe ở mỗi bài học trong học kì vừa qua. Những nội dung này có liên quan như thế nào với những gì em đã đọc hoặc viết?

Xem đáp án » 10/06/2022 959

Câu 4:

Viết đoạn văn phân tích đặc điểm nhân vật người cha – tía nuôi của cậu bé An (10 mẫu).

Xem đáp án » 10/06/2022 905

Câu 5:

Em đã thực hành viết các kiểu bài tóm tắt văn bản; tập làm thơ bốn chữ hoặc năm chữ; viết đoạn văn ghi lại cảm xúc sau khi đọc bài thơ chan chữ, năm chữ; phân tích đặc điểm nhân vật; viết bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc; viết văn bản tường trình.

Hãy thực hiện những yêu cầu sau đây

a. Trình bày yêu cầu đối với mỗi kiểu bài.

b. Tóm tắt một văn bản mà em đã đọc, đã học. Chọn một trong hai hình thức thể hiện sau:

- Tóm tắt văn bản theo hình thức đoạn văn.

- Tóm tắt văn bản bằng hình thức bài thơ bốn chữ hoặc năm chữ.

Xem đáp án » 10/06/2022 776

Câu 6:

Tóm tắt nội dung câu chuyện (khoảng 7 – 10 câu).

Xem đáp án » 10/06/2022 737

Câu 7:

Nêu những chi tiết tiêu biểu giúp em nhận biết thời gian, không gian của các sự việc xảy ra trong câu chuyện.

Xem đáp án » 10/06/2022 690

Bình luận


Bình luận