Câu hỏi:

10/06/2022 438 Lưu

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi từ câu 118 đến câu 120:

 Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương bao gồm các văn bản: Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Lào, Campuchia; Bản tuyên bố cuối cùng của Hội nghị và các phụ bản khác.

 Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia; cam kết không can thiệp vào công việc nội bộ của ba nước.

 - Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hoà bình trên toàn Đông Dương.

 - Các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.

 + Ở Việt Nam, quân đội nhân dân Việt Nam và quân đội viễn chinh Pháp tập kết ở hai miền Bắc – Nam, lấy vĩ tuyến 17 (dọc theo sông Bến Hải - Quảng Trị) làm giới tuyến quân sự tạm thời cùng với một khu phi quân sự ở hai bên giới tuyến.

 + Ở Lào, lực lượng kháng chiến tập kết ở hai tỉnh Sầm Nưa và Phongxalì.

 + Ở Campuchia, lực lượng kháng chiến phục viên tại chỗ, không có vùng tập kết.

 - Hiệp định cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào các nước Đông Dương. Các nước ngoài không được đặt căn cứ quân sự ở Đông Dương. Các nước Đông Dương không được tham gia bất cứ khối liên minh quân sự nào và không để cho nước khác dùng lãnh thổ của mình vào việc gây chiến tranh hoặc phục vụ cho mục đích xâm lược.

 - Việt Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước sẽ được tổ chức vào tháng 7 – 1956 dưới sự kiểm soát và giám sát của một Uỷ ban quốc tế (gồm Ấn Độ làm Chủ tịch, cùng hai thành viên là Ba Lan và Canada).

 - Trách nhiệm thi hành Hiệp định Giơnevơ thuộc về những người kí Hiệp định và những người kế tục họ.

 Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhân các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương và được các cường quốc cùng các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng. Nó đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta, song chưa trọn vẹn vì mới giai nhóng được miền Bắc. Cuộc đấu tranh cách mạng vẫn phải tiếp tục nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

 Với Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, Pháp buộc phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội về nước. Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hoá chiến tranh xâm lược Đông Dương.

(Nguồn: SGK Lịch sử 12, trang 154 – 155).

Nội dung quan trọng nhất của Hiệp định Giơnevơ năm 1954 là

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Phương pháp giải:

Dựa vào yêu cầu thực tế lịch sử Việt Nam giai đoạn này để đánh giá nội dung quan trọng nhất của Hiệp định Giơnevơ.

Giải chi tiết:

- Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Ta tuyên bố độc lập (thông qua Tuyên ngôn độc lập) nhưng chưa được nước nào công nhận.

- Năm 1946, thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta. Cuộc kháng chiến chống Pháp trường kì 9 năm của nhân dân Việt Nam để bảo vệ nền độc lập cuối cùng cũng giành được thắng lợi. Thực dân Pháp phải chấp nhận kí kết Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương.

- Trong các điều khoản của Hiệp định Giơnevơ năm 1954, nội dung quan trọng nhất là các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương gồm: Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Như vậy, nền độc lập của Việt Nam đã được các nước tham gia Hội nghị công nhận.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về tính chất hóa học của este:

- Phản ứng thủy phân etyl axetat trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.

- Phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm là phản ứng một chiều.

- Điều kiện để xảy ra phản ứng và các tính chất tan của các chất thu được.

Từ đó xét tính đúng/sai của các phát biểu.

Giải chi tiết:

(1) sai, sau bước 2 chất lỏng trong cả 2 ống đều phân lớp do:

+ Chưa đun nóng nên không có phản ứng hóa học xảy ra.

+ Este CH3COOC2H5 là chất lỏng, không tan trong nước hay các dung môi phân cực như dd H2SO4, dd NaOH.

(2) sai, sau bước 3, xảy ra phản ứng thủy phân este ở cả hai ống nghiệm:

+ Ống 1: CH3COOC2H5 + H2O  CH3COOH + C2H5OH

Phản ứng trong ống 1 là phản ứng thuận nghịch nên sau phản ứng còn este dư, chất lỏng thu được sau phản ứng không đồng nhất.

+ Ống 2: CH3COOC2H5 + NaOH  CH3COONa + C2H5OH

Phản ứng trong ống 2 là phản ứng một chiều nên sau phản ứng không còn este, các chất sinh ra đều dễ tan trong nước nên tạo dung dịch đồng nhất.

(3) sai, vì sau phản ứng trong ống 1 thu được CH3COOC2H5 dư, ít tan trong nước.

(4) đúng.

(5) đúng.

Vậy có 2 phát biểu đúng.

Câu 2

Lời giải

Phương pháp giải:

Kiến thức: So sánh hơn

Giải chi tiết:

Dấu hiệu: có từ “than”

Cấu trúc so sánh hơn của tính từ ngắn: S + tobe + adj + _er + than …

Tính từ 2 âm tiết tận cùng bằng “y”, trước nó là phụ âm => dạng so sánh hơn: y => ier

easy (adj): dễ => so sánh hơn: easier

Tạm dịch: Bài kiểm tra tiếng Anh thì dễ hơn so với tôi nghĩ.

Câu 3

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 4

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Câu 6

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 97 đến 99

 Phóng xạ là quá trình phân rã tự phát của một hạt nhân không bền vững. Quá trình phân rã này lèm theo sự tạo ra các hạt và có thể kèm theo sự phát ra các bức xạ điện từ. Ngoài các đồng vị phóng xạ có sẵn trong tự nhiên, người ta cũng chế tạo được nhiều đồng vị phóng xạ gọi là đồng vị phóng xạ nhân tạo. Các đồng vị phóng xạ có nhiều ứng dụng trong khoa học và công nghệ.

 Năm 1898, nữ bác học Marie Curie phát hiện ra nguyên tố \[ - 226\left( {^{226}Ra} \right)\], sau đó không lâu đồng vị phóng xạ (ĐVPX) đã được ứng dụng trong điều trị bệnh. Cũng bắt đầu từ đấy đã ra đời lĩnh vực sinh học phóng xạ và ung thư học phóng xạ. 30 năm sau chiến tranh thế giới thứ II là thời kỳ nhiều ĐVPX được phát minh và ứng dụng trong y học. Ngày nay, ĐVPX được ứng dụng rộng rãi trong điều trị bệnh. Y học hạt nhân (YHHN) ứng dụng tác dụng sinh học của bức xạ ion hóa lên các tế bào, các mô bị bệnh, điều đó đã làm cho YHHN trở thành một chuyên ngành trong lâm sàng.

 So với chẩn đoán, điều trị phải dùng liều lớn hơn, do đó tác động của phóng xạ lên mô lành cũng lớn hơn nhiều. Đó là một trong những khó khăn và hạn chế của điều trị bằng phóng xạ, tuy nhiên, trong nhiều trường hợp thì đây là phương pháp điều trị hữu hiệu, nhanh gọn, đơn giản, an toàn và ưu việt hơn so với các phương pháp điều trị khác.

 Các phương thức điều trị bằng bức xạ ion hóa (Radiotherapy) của các ĐVPX:

+ Xạ trị chuyển hoá ( Metabolictherapy).

+ Xạ trị áp sát (Brachytherapy).

+ Xạ trị chiếu ngoài (Teletherapy).

Phóng xạ là hiện tượng một hạt nhân:

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP