Câu hỏi:
13/07/2024 2,198Viết bài văn biểu cảm về hình ảnh nhân vật dì Bảy trong bài tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của tác giả Huỳnh Như Phương.
a. Chuẩn bị
- Xem lại nội dung đọc hiểu văn bản Người ngồi đợi trước hiên nhà
- Tìm hiểu thêm thông tin về những vẻ đẹp của người phụ nữ trong cuộc sống nói chung và đức hi sinh của người phụ nữ trong chiến tranh nói riêng.
b. Tìm ý và lập dàn ý
- Tìm ý cho bài viết bằng cách đặt và trả lời những câu hỏi sau:
- Lập dàn ý cho bài viết bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục 3 phần:
Mở bài:
+ Nêu ấn tượng chung về hình ảnh người phụ nữ trong tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà của Huỳnh Như Phương
Thân bài:
+ Lần lượt trình bày nội dung bài viết theo một trật tự nhất định
. Tóm tắt câu chuyện về người phụ nữ chờ chồng hai chục năm trong văn bản
. Phát biểu cảm xúc, tình cảm, thái độ của em trước tính cách và phẩm chất của người phụ nữ ấy.
. Phát biểu suy nghĩ về sự hi sinh thầm lặng, cao cả của những người phụ nữ trong các cuộc chiến tranh và trách nhiệm của xã hội trong việc ứng xử với những người như dì Bảy.
Kết bài:
. Nêu lên suy nghĩ và bài học của cá nhân em về hình ảnh người phụ nữ trong văn bản Người ngồi đợi trước hiên nhà
c. Viết
- Dựa vào dàn ý đã làm, em hãy viết bài văn biểu cảm theo yêu cầu của bài tập đã nêu ở trên
d. Kiểm tra và chỉnh sửa
Tham khảo việc kiểm tra chỉnh sửa các lỗi về viết ở Bài 6 mục d (trang 15)
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Mẫu 1
Dân tộc Việt Nam để có được hòa bình như hôm nay đã phải trải qua biết bao nhiêu cuộc chiến. Trong những cuộc chiến đó, luôn có sự hi sinh của các anh hùng, liệt sĩ. Họ là những chiến sĩ trên chiến trường, nói cách khác là nơi tiền tuyến. Ở hậu phương, trong những năm tháng chiến tranh, cũng có biết bao là sự hi sinh thầm lặng của người phụ nữ. Nhắc đến đây, tôi nghĩ tới nhân vật dì Bảy trong bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà của Huỳnh Như Phương.
Dì Bảy là một nhân vật đã để lại trong tôi nhiều sự thương mến và cảm phục. Dì lấy chồng khi mới 20 tuổi. Dượng Bảy lại phải đi tập kết và chiến đấu. Vậy là từ ngày cưới, cả hai vợ chồng dì chưa được ở cạnh nhau bao lâu. Họ gặp nhau chỉ qua những cánh thư. 20 năm sau, Dượng Bảy mới có thể nhờ người gửi chiếc nón bài thơ cho dì làm quà và để chứng tỏ tình cảm của mình, để an ủi những người đang chờ mong. Thế nhưng, trước khi chiến tranh kết thúc khoảng mươi ngày, dì Bảy đã chở thành người phụ nữ góa chồng. Vậy là suốt hơn 20 năm chờ đợi, biết bao thương nhớ, biết bao buồn tủi, biết bao là những nỗi lo lắng, bồn chồn, cuối cùng dượng Bảy đã không thể cho dì được một hạnh phúc trọn vẹn.
Mất chồng, dì Bảy vẫn cứ lầm lũi ngồi bên bậc thềm, nhìn ra xa như trông đợi điều gì. Dì Bảy đã phải hi sinh hạnh phúc cá nhân mình vì nghĩa lớn. Tôi biết, không chỉ có dì Bảy, mà còn có rất nhiều người phụ nữ trên dải đất hình chữ S này cũng chung cảnh ngộ như dì. Họ đều đã hi sinh thầm lặng, cao cả cho cuộc kháng chiến, để đất nước được thống nhất và phát triển. Chúng ta, những thế hệ hôm nay phải biết ơn và làm được điều gì để đền đáp được công ơn đó.
Dì Bảy đã cho tôi hiểu về đức hi sinh của con người. Tôi tin rằng thế hệ tôi và những thế hệ mai sau sẽ đều ghi nhớ công ơn của các thế hệ trước. Nhưng tôi cũng mong sẽ không còn ai phải chịu cảnh ngộ, phải hi sinh như dì Bảy.
Mẫu 2
Chiến tranh đã qua đi những những hậu quả mà chiến tranh để lại thì vẫn còn mãi. Một trong những hậu quả nặng nề mà chiến tranh để lại có là sự cô đơn, bơ vơ, chờ đợi trong mòn mỏi đến vô vọng của những người phụ nữ có chồng đi chiến trận và ở lại vĩnh viễn nơi chiến trường xa xôi kia.
Dì Bảy trong bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà của nhà văn Huỳnh Như Phương chính là người phụ nữ như thế. Dì Bảy và dượng Bảy lấy nhau được chừng một tháng thì dượng phải ra miền Bắc tập kết. Hạnh phúc ngắn chẳng tày gang thì đôi người đôi ngả. Dì ở nhà mong ngóng chờ đợi tin tức của chồng mình qua những dòng thư ngắn, những lời hỏi thăm, những món quà nhỏ nhờ người quen gửi hộ. Mặc dù đang ở độ tuổi xuân sắc có biết bao người hỏi tới dì, muốn mang đến cho dì một mái ấm hạnh phúc, nhưng dì nhất quyết không chấp nhận, không bao giờ lung lạc. Dì luôn chờ đợi một ngày dượng sẽ chờ về. Ngay cả khi biết rằng dượng đã không còn nữa, dì vẫn không mở lòng, dì vẫn ôm vào lòng hình bóng dượng.
Không chỉ có dì Bảy còn rất nhiều người phụ nữ họ phải chịu những nỗi tổn thương sâu sắc về tinh thần, cả đời họ là sự chờ đợi, ngóng chông để rồi thất vọng và cô đơn cứ bấu víu lấy mình. Họ hi sinh tuổi thanh xuân, hạnh phúc cá nhân của mình để góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Họ chính là những người anh hùng thầm lặng, không cần cầm súng, cầm gươm, giáo chiến đấu với kẻ thù. Họ âm thầm, lặng lẽ là hậu phương vững chắc, là điểm tựa tinh thần cho những chiến sĩ ngoài chiến trường xa xôi kia.
Một lần nữa, xin hãy biết ơn những người mẹ, người vợ Việt Nam anh hùng. Họ đã dành cả tuổi xuân ngắn ngủi, ít ỏi của mình để đổi lấy bình yên, độc lập cho cả dân tộc Việt Nam ta.
Mẫu 3
Dân tộc Việt Nam để có được hòa bình như hôm nay đã phải trải qua biết bao nhiêu cuộc chiến. Trong những cuộc chiến đó, luôn có sự hi sinh của các anh hùng, liệt sĩ. Họ là những chiến sĩ trên chiến trường, nói cách khác là nơi tiền tuyến. Ở hậu phương, trong những năm tháng chiến tranh, cũng có biết bao là sự hi sinh thầm lặng của người phụ nữ. Nhắc đến đây, tôi nghĩ tới nhân vật dì Bảy trong bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà của Huỳnh Như Phương.
Nhân vật Dì Bảy là một người phụ nữ để lại trong tôi nhiều sự thương mến và cảm phục khó nói thành lời. Khi mới 20 tuổi, độ tuổi xuân thì nhất, dì đã được gả đi. Dượng Bảy lại phải đi tập kết và chiến đấu. Vậy là từ ngày cưới, cả hai vợ chồng dì chưa được ở cạnh nhau bao lâu. Họ gặp nhau chỉ qua những cánh thư. 20 năm sau, Dượng Bảy mới có thể nhờ người gửi chiếc nón bài thơ cho dì làm quà và để chứng tỏ tình cảm của mình, để an ủi những người đang chờ mong. Thế nhưng, trước khi chiến tranh kết thúc khoảng mươi ngày, dì Bảy đã chở thành người phụ nữ góa chồng. Vậy là suốt hơn 20 năm chờ đợi, biết bao thương nhớ, biết bao buồn tủi, biết bao là những nỗi lo lắng, bồn chồn, cuối cùng dượng Bảy đã không thể cho dì được một hạnh phúc trọn vẹn.
Đến khi nghe tin bản thân trở thành góa phụ, dì Bảy vẫn cứ lầm lũi ngồi bên bậc thềm, nhìn ra xa như trông đợi điều gì. Dì Bảy đã phải hi sinh hạnh phúc cá nhân mình vì nghĩa lớn. Tôi biết, không chỉ có dì Bảy, mà còn có rất nhiều người phụ nữ trên dải đất hình chữ S này cũng chung cảnh ngộ như dì. Họ đều đã hi sinh thầm lặng, cao cả cho cuộc kháng chiến, để đất nước được thống nhất và phát triển. Chúng ta, những thế hệ hôm nay phải biết ơn và làm được điều gì để đền đáp được công ơn đó.
Dì Bảy đã cho tôi hiểu về đức hi sinh của con người. Tôi tin rằng thế hệ tôi và những thế hệ mai sau sẽ đều ghi nhớ công ơn của các thế hệ trước. Nhưng tôi cũng mong sẽ không còn ai phải chịu cảnh ngộ, phải hi sinh như dì Bảy.
Mẫu 4
Mỗi trận chiến đi qua, bên cạnh sự xót thương dành cho những người lính ra trận, những chiến sĩ mãi mãi nằm lại nơi chiến trường, người ta còn nhớ và cảm thương về nơi hậu phương, trong những năm tháng chiến tranh, cũng có biết bao là sự hi sinh thầm lặng của người phụ nữ. Một trong số đó phải kể đến nhân vật dì Bảy trong bài tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của Huỳnh Như Phương.
Dì Bảy là một nhân vật đã để lại trong tôi nhiều sự thương mến và cảm phục. Dì lấy chồng khi mới 20 tuổi. Dượng Bảy lại phải đi tập kết và chiến đấu. Vậy là từ ngày cưới, cả hai vợ chồng dì chưa được ở cạnh nhau bao lâu. Họ gặp nhau chỉ qua những cánh thư. 20 năm sau, Dượng Bảy mới có thể nhờ người gửi chiếc nón bài thơ cho dì làm quà và để chứng tỏ tình cảm của mình, để an ủi những người đang chờ mong. Thế nhưng, trước khi chiến tranh kết thúc khoảng mươi ngày, dì Bảy đã chở thành người phụ nữ góa chồng. Vậy là suốt hơn 20 năm chờ đợi, biết bao thương nhớ, biết bao buồn tủi, biết bao là những nỗi lo lắng, bồn chồn, cuối cùng dượng Bảy đã không thể cho dì được một hạnh phúc trọn vẹn.
Mất chồng, dì Bảy vẫn cứ lầm lũi ngồi bên bậc thềm, nhìn ra xa như trông đợi điều gì. Dì Bảy đã phải hi sinh hạnh phúc cá nhân mình vì nghĩa lớn. Tôi biết, không chỉ có dì Bảy, mà còn có rất nhiều người phụ nữ trên dải đất hình chữ S này cũng chung cảnh ngộ như dì. Họ đều đã hi sinh thầm lặng, cao cả cho cuộc kháng chiến, để đất nước được thống nhất và phát triển. Chúng ta, những thế hệ hôm nay phải biết ơn và làm được điều gì để đền đáp được công ơn đó.
Dì Bảy đã cho tôi hiểu về đức hi sinh của con người. Tôi tin rằng thế hệ tôi và những thế hệ mai sau sẽ đều ghi nhớ công ơn của các thế hệ trước. Nhưng tôi cũng mong sẽ không còn ai phải chịu cảnh ngộ, phải hi sinh như dì Bảy.
Mẫu 5
Đọc tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà của Huỳnh Như Phương, tôi mãi ấn tượng về nhân vật dì Bảy, người dì đại diện cho số phận biết bao người phụ nữ nơi hậu phương mòn mỏi chờ chồng, dành cả cuộc đời để hi sinh thầm lặng cho gia đình, cho quê hương, Tổ quốc.
Dì Bảy là một nhân vật đã để lại trong tôi nhiều sự thương mến và cảm phục. Dì lấy chồng khi mới 20 tuổi. Dượng Bảy lại phải đi tập kết và chiến đấu. Vậy là từ ngày cưới, cả hai vợ chồng dì chưa được ở cạnh nhau bao lâu. Họ gặp nhau chỉ qua những cánh thư. 20 năm sau, Dượng Bảy mới có thể nhờ người gửi chiếc nón bài thơ cho dì làm quà và để chứng tỏ tình cảm của mình, để an ủi những ngày chờ mong dài đằng đẵng. Thế nhưng, trước khi chiến tranh kết thúc khoảng mươi ngày, dượng Bảy đã mãi mãi ra đi nơi chiến trường, dì Bảy đã trở thành người phụ nữ góa chồng. Vậy là suốt hơn 20 năm chờ đợi, biết bao thương nhớ, biết bao buồn tủi, biết bao là những nỗi lo lắng, bồn chồn, cuối cùng dì vẫn không đợi được một hạnh phúc trọn vẹn.
Mất chồng, dì Bảy vẫn cứ lầm lũi ngồi bên bậc thềm, nhìn ra xa như trông đợi điều gì. Dì Bảy đã phải hi sinh hạnh phúc cá nhân mình vì nghĩa lớn. Tôi biết, không chỉ có dì Bảy, mà còn có rất nhiều người phụ nữ trên dải đất hình chữ S này cũng chung cảnh ngộ như dì. Họ đều đã hi sinh thầm lặng, cao cả cho cuộc kháng chiến, để đất nước được thống nhất và phát triển. Chúng ta, những thế hệ hôm nay phải biết ơn và làm được điều gì để đền đáp được công ơn đó.
Dì Bảy đã cho tôi hiểu về đức hi sinh của con người. Tôi tin rằng lớp người trẻ chúng tôi tôi và những thế hệ mai sau sẽ đều ghi nhớ công ơn của các thế hệ trước. Mong rằng chiến tranh sẽ không bao giờ lặp lại, sẽ không còn ai phải chịu cảnh ngộ, phải hi sinh như dì Bảy.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
về câu hỏi!