Câu hỏi:
13/07/2024 3,865Từ những điều đã đọc, trải nghiệm cùng nhân vật, trò chuyện cùng tác giả, tưởng tượng, hình dung về thế giới đời sống trong trang sách, hẳn em đã có những ý tưởng sáng tạo thú vị. Hãy lựa chọn một trong những hoạt động sau để thể hiện ý tưởng của mình cùng các bạn:
1. Thể hiện nội dung tóm tắt của một câu chuyện theo hình thức truyện tranh. Cố gắng sử dụng các phương tiện phi ngôn ngữ (hình vẽ hoặc các kí hiệu chỉ dẫn) để có thể hỗ trợ cho việc thể hiện nội dung một cách sinh động và hiệu quả.
2. Kể lại một câu chuyện em đã đọc theo hình thức thơ bốn chữ hoặc năm chữ.
3. Viết bài văn phân tích một nhân vật văn học mà em yêu thích (trong cuốn sách đã đọc), có thể vẽ minh hoạ các chi tiết, sự việc để bài phân tích được sinh động, hấp dẫn hơn.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (600 trang - chỉ từ 140k).
Quảng cáo
Trả lời:
* Bài văn tham khảo
Trong truyện "Gió lạnh đầu mùa" người đọc sẽ rất ấn tượng với nhân vật Sơn. Chính cậu bé thân thiện, tốt bụng, giàu tình cảm và ấm áp này đã khiến tác phẩm trở nên cuốn hút hơn.
Sáng sớm ngủ dậy khi gió lạnh đầu mùa đã thổi về, trời trắng đục, gió vi vu, khóm lan trong chậu “rung động và hình như sắt lại vì rét”. Sơn cũng thấy lạnh, em kéo chăn lên đầu rồi cất tiếng gọi mẹ. Một chén nước nóng mẹ đưa cho em “ấp vào mặt, vào má cho ấm”, một chiếc áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại phủ cái áo vải thâm, em mặc vào, đứng trên giường quay đi quay lại bốn lần để mẹ ngắm… Những chi tiết ấy cho biết Sơn còn bé nhỏ, ngây thơ, em rất được mẹ yêu. Không một tiếng khóc, một lời vòi vĩnh, Sơn đã cùng chị Lan đi chơi vì em biết lũ bạn con nhà nghèo xóm láng “đang đợi mình ở cuối chợ để đánh khăng, đánh đáo”. Gặp các bạn, khi chúng nó đến ngắm cái áo đẹp của Sơn, em cũng hồn nhiên ngây thơ như bất cứ đứa trẻ con nào, Sơn cũng “ưỡn ngực” khoe áo mới: “Mẹ tôi còn hẹn mua cho tôi một chiếc áo nhiều tiền hơn nữa kia’. Đúng là tâm lí đáng yêu: “Già được bát canh, trẻ được manh áo mới”.
Sơn là một em bé rất giàu tình cảm. Anh em như thể chân tay… Sơn đối với em đầy tình thương. Ngủ dậy thấy lạnh, Sơn “kéo chăn lên đắp cho em” đang ngủ. Khi mẹ giơ cái áo bông cánh cũ của em Duyên – đã chết năm lên bốn tuổi – ‘Sơn nhớ em, cảm động và thương em quá’. Những cử chỉ ấy, những cảm xúc ấy cho thấy Sơn có một tâm hồn rất đẹp, rất trong sáng, còn bé nhỏ đã biết quan tâm săn sóc đến mọi người xung quanh. Em rất yêu mẹ, vâng lời mẹ, lễ phép với vú già, biết tôn trọng chị. Sơn là một đứa bé được mẹ chăm sóc và dạy bảo nên em rất ngoan. Sơn là một em bé sống với bạn bè rất có tình người.
Trong lúc mấy đứa em họ của Sơn thì “kiêu kì và khinh khỉnh” với các bạn, trái lại Sơn và chị Lan rất chan hòa với chúng. Vì thế mới thấy chị em Sơn đến, chúng nó “lộ vẻ vui mừng”. Gặp bạn, buổi sớm trong gió lạnh đầu mùa, cái nhìn của Sơn đối với bạn nhỏ, những thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc,… là cái nhìn yêu thương, cám thông với cảnh nghèo của bạn. Trời lạnh mà chúng nó vẫn ‘ăn mặc không khác ngày thường, vần những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ’, và “môi chúng nó tím lại…”, chỗ áo quần rách “da thịt thâm đi”. Mỗi lần làn gió lạnh thổi qua, các bạn nhỏ của Sơn “lại run lên” và “hai hàm răng đập vào nhau”. Biết quan tâm tới đồng loại, biết san sẻ, cảm thông với bạn bè chỉ có ở những trái tim nhân ái, những tấm lòng nhân hậu. Sơn đã chơi, đã sống với bạn bằng trái tim nhân ái, bằng tấm lòng nhân hậu như thế!
Tình thương và sự quan tâm của Sơn đối với bạn còn được thể hiện bằng những cử chỉ, hành động cụ thể. Thấy cái Hiên, đứa con gái bên hàng xóm, bạn chơi với Lan và Duyên “co ro dứng bên cột quán”, chỉ mặc có ‘manh áo rách tả tơi hở cả lưng và tay’, chị Lan gọi, “nó cũng không đến… Nghe cái Hiên ? “bịu xịu” nói với chị Lan là ‘hết áo rồi, chỉ còn cái áo này’, bấy giờ Sơn mới chợt nhớ ra ‘mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề mò cua bắt ốc thì lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa”. Sơn đã “động lòng thương” bạn và một “ý nghĩ tốt thoảng qua”… Sơn đã nói thầm với chị Lan về lấy chiếc áo bông cũ của em Duyên đem cho cái Hiên mặc khi gió lạnh đầu mùa đã thổi về. Sơn thấy lòng mình “ấm áp vui vui” khi đứng lặng yên chờ chị Lan chạy về lấy áo. Sao không “ấm áp vui vui” được vì một miếng khi đói bằng một gói khi no.Đâu phải là một sự bố thí ban ơn! Đó là một nghĩa cử san sẻ tình thương đồng loại “lá lành đùm lá rách”.Tấm lòng của Sơn đối với bạn nhỏ rất chân thành. Tinh cảm nhường cơm sẻ áo cho bạn rất mãnh liệt! Mặc dù đó là chiếc áo bông của em Duyên, kỉ vật thiêng liêng của mẹ, mặc dù sau đó mẹ cái Hiên đã đem áo đến trả cho mẹ Sơn, nhưng nhờ thế mà mẹ em đã biết cảnh ngộ mẹ cái Hiên, cho mẹ cái Hiên vay năm hào đem về mua áo cho con.
Sơn và chị Lan đã “cúi đầu lặng im” nhận lỗi. Mẹ đã ôm hai em vào lòng, âu yếm nhẹ trách: “dám tự do lấy áo đem cho người ta không sợ mẹ mắng ư?”. Hai chị em Lan và Sơn đã được dạy bảo, được sống trong lòng mẹ, được mẹ yêu thương nên Sơn và chị mới biết thương bạn, mới biết “thương người như thể thương thân” vậy.
Sơn là một trong những gương mặt tuổi thơ trong truyện Thạch Lam rất đáng yêu, đáng mến. Thạch Lam đôn hậu, tinh tế nên văn ông mới đậm đà và cho ta nhiều nhã thú. Trong gió lạnh đầu mùa mà lòng Sơn ấm áp biết bao!
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
về câu hỏi!