Câu hỏi:
13/07/2024 13,977Chọn một trong hai bài tập sau:
- Sưu tầm một số văn bản truyện ngụ ngôn và tranh ảnh, phim hoạt hình minh họa các truyện ngụ ngôn ấy (nếu có)
- Thể hiện cảm nhận của mình về một trong các truyện ngụ ngôn (đã học, đã đọc) bằng cách ghi nhật kí đọc truyện, vẽ tranh minh họa, ...
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Trả lời:
Truyện ngụ ngôn: Con lừa đẩy cối xay
Có một họa sĩ rất bảo thủ, không muốn thay đổi thủ pháp vẽ tranh, vậy nên những tác phẩm của anh ta hoàn toàn không có gì mới mẻ. Có một ngày, anh cầm tác phẩm tâm đắc nhất của mình đi hỏi thầy giáo. Thầy giáo nói: “Em hãy xem con lừa đẩy cối xay đi được bao xa?”. Họa sĩ nói: “Con lừa chỉ chạy vòng quanh chiếc cối xay, có thể nói rằng chỉ dậm chân tại chỗ”. Thầy giáo nói: “Nếu em cứ cố chấp không chịu tìm kiếm những điều mới, thì có khác gì con lừa kia chỉ mãi đạp lên dấu chân của chính mình”.
Cảm nhận: Những thứ tốt ngay lúc ban đầu đều sẽ trở thành chướng ngại cho việc đề cao, chỉ có không ngừng thay đổi thì mới mong tiến bộ.
Truyện ngụ ngôn: Ông lão và con rùa
Có một ông lão đã sống tới 90 tuổi nhưng vẫn cảm thấy chưa đủ liền đi tới miếu sơn thần cầu nguyện. Sơn thần hỏi: “Ông chỉ muốn cầu trường thọ thôi đúng không? ”Ông lão nói: “Đúng vậy”. Sơn thần nói: “Vậy thì ông an tâm trở về đi”. Khi ông lão đang trở về thì đột nhiên thân thể thu nhỏ lại, biến thành một con rùa đen. Con rùa chầm chậm bò tới một khe đá thì gặp một con rùa khác. Con rùa kia nói: “Tôi trước đây cũng khẩn cầu sơn thần được trường thọ và Ngài ấy đã biến tôi trở thành một con rùa đen. Trả qua cuộc sống buồn chán 300 năm, ngoại trừ thể xác cứng ngắc và hơi thở yếu ớt này, một chút vui vẻ cũng không có, muốn chết cũng không xong. Đúng là thà được làm người chịu khổ 3 ngày còn hơn phải sống 300 năm làm rùa vô vị”.
Cảm nghĩ: Không muốn phụng sự thiên hạ mà chỉ mong tồn tại, thì dù sống được ngàn năm vẫn sẽ vô vị như rùa kia vậy.CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tóm tắt nội dung câu chuyện và xác định đề tài của hai văn bản trên.
Câu 2:
Nêu ấn tượng của em về nhân vật con ếch (Ếch ngồi đáy giếng) , năm ông thầy bói (Thầy bói xem voi) . Các nhân vật này thể hiện những đặc điểm gì của nhân vật trong truyện ngụ ngôn?
Câu 3:
Để thể hiện những hành động sai lầm của một nhân vật nào đó, tác giả truyện ngụ ngôn thường đặt nhân vật ấy trước một tình huống có nhiều nguy cơ phạm sai lầm. Tình huống đó trong văn bản Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi là gì?
Câu 4:
Theo em, cách đọc hiểu một truyện ngụ ngôn và đọc hiểu một truyện cổ tích có gì khác nhau ?
Câu 5:
Em hãy chia sẻ với bạn về những điều em quan sát được khi nhìn bầu trời từ những vị trí khác nhau.
Câu 6:
Qua phim ảnh, sách vở, em biết những gì, hoặc hình dung thế nào về các ông thầy bói ngày xưa?
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 4)
Đề thi Giữa Học kì 1 Văn 7 CTST - Đề 02 có đáp án
Đề thi Giữa Học kì 1 Văn 7 KNTT có đáp án (Đề 1)
Đề kiểm tra Cuối Học kì 1 Văn 7 Cánh diều - Đề 01 có đáp án
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Cánh diều có đáp án (Đề 5)
Đề thi cuối học kì 1 Văn 7 CTST - Đề 02 có đáp án
Đề thi Học kì 1 Văn 7 KNTT có đáp án (Đề 1)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức có đáp án (Đề 5)
về câu hỏi!