Câu hỏi:
13/07/2024 7,303Trong hai văn bản: Chó sói và chiên con, Chó soi và cừu non, em thích văn bản nào hơn? Vì sao? (10 mẫu)
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Dàn ý Trong hai văn bản Chó sói và chiên con, Chó sói và cừu non, em thích văn bản nào hơn? Vì sao
- Mở bài: Nêu lí do kể chuyện.
- Thân bài:
+ Nhân vật, sự kiện lịch sử đó cho em ấn tượng gì
+ Kể về câu chuyện lịch sử đó
+ Những chi tiết quan trọng ảnh hưởng đến nhân vật, sự kiện.
- Kết bài: Phát biểu suy nghĩ của người kể lại câu chuyện.
Mẫu 1
Trong hai văn bản, em thích văn bản "Chó sói và chiên con". Truyện kể về cuộc đối thoại giữa chó sói đang đói ăn và chú chiên con hiền lành, nhút nhát. Lời thoại độc đáo, dễ nhớ, dễ cảm nhận, còn bộc lộ được tính cách của từng nhân vật thật rõ nét. Nhân vật sói đã thể hiện thói hung hăng, độc ác, gian xảo, hống hách, bịa đặt và vô lý. Nhân vật chiên con đã cho thấy bản tính nhút nhát, hiền lành, yếu đuối và sự đáng thương. Mỗi nhân vật với những nét tính cách khác nhau đã góp một phần không nhỏ vào việc thể hiện đề tài của truyện. Truyện ngụ ngôn luôn mang đến cho chúng ta những bài học bổ ích và ý nghĩa nên em rất yêu thích thể loại này.
Trong hai văn bản, em thích văn bản "Chó sói và cừu non" hơn. Truyện kể chú cừu non do đi chậm bị lạc đàn, không may lọt vào tầm ngắm của con chó sói đang đói mồi. Chú cừu non thông minh đã lừa con sói rằng bác chăn cừu bảo nó đến nộp mạng, còn muốn hát cho con sói nghe. Con sói tưởng thật và khi chú cừu non cất tiếng kêu lên thì bác chăn cừu cũng tìm đến nơi cứu thoát chú. Con sói tuy mạnh, gian ác nhưng vẫn thua trí chú cừu non thông minh, dũng cảm. Mỗi nhân vật với những nét tính cách khác nhau đã góp một phần không nhỏ vào việc thể hiện đề tài của truyện. Truyện ngụ ngôn luôn mang đến cho chúng ta những bài học bổ ích và ý nghĩa nên em rất yêu thích thể loại này.
Trong hai văn bản, em thích văn bản "Chó sói và cừu non" hơn. Truyện kể chú cừu non do đi chậm bị lạc đàn, không may lọt vào tầm ngắm của con chó sói đang đói mồi. Chú cừu non thông minh đã lừa con sói rằng bác chăn cừu bảo nó đến nộp mạng, còn muốn hát cho con sói nghe. Con sói tưởng thật và khi chú cừu non cất tiếng kêu lên thì bác chăn cừu cũng tìm đến nơi cứu thoát chú. Con sói tuy mạnh, gian ác nhưng vẫn thua trí chú cừu non thông minh, dũng cảm. Mỗi nhân vật với những nét tính cách khác nhau đã góp một phần không nhỏ vào việc thể hiện đề tài của truyện. Truyện ngụ ngôn luôn mang đến cho chúng ta những bài học bổ ích và ý nghĩa nên em rất yêu thích thể loại này.
Trong hai văn bản, em thích văn bản Chó sói và chiên non bởi khi dựa vào câu truyện bản gốc và được chuyển thể sang dạng một bài thơ, em cảm thấy câu chuyện đọc sẽ lôi cuốn hơn. Tuy chỉ là một cuộc đối thoại ngắn giữa sói và chiên, nhưng lại gợi cho em rất nhiều ý nghĩa cũng như tính triết lí của tác phẩm. Nhờ vậy, em có thể đúc rút bài học cho bản thân mình trong cuộc sống. Đứng trước những kẻ xấu, mưu mô, thủ đoạn, ta nên biết cách sử dụng trí thông minh và tài trí của mình để đối phó lại. Với những kẻ không bao giờ chịu nghe lí lẽ, giải thích, chúng ta phải dùng những cách đặc biệt nếu không muốn gặp phải những nguy hiểm.
Trong hai văn bản, em thích văn bản “Chó sói và chiên con” hơn vì truyện được viết dưới dạng một bài thơ khiến em cảm thấy dễ cảm nhận hơn. Truyện kể về cuộc đối thoại giữa chó sói và chiên con bên một dòng suối. Qua đó ta thấy rõ tính cách từng nhân vật, sói hiện lên là một kẻ gian manh, độc ác, vô tích sự, thích bắt nạt kẻ yếu. Còn chiên con là một nhân vật vô cùng đáng thương nhưng lại có sự hồn nhiên, đáng yêu và những lí lẽ của riêng mình để đối đáp lại với sói. Mỗi nhân vật với những nét tính cách khác nhau đã góp một phần không nhỏ vào việc thể hiện đề tài của truyện. Truyện ngụ ngôn luôn mang đến cho chúng ta những bài học bổ ích và ý nghĩa nên em rất yêu thích thể loại này.
Em thích văn bản Chó sói và chiên con hơn. Vì truyện được viết dưới dạng thơ, các câu ngắn gọn, dễ hiểu và dễ nhớ. Qua câu chuyện chúng ta thấy được sự độc ác, hung hăng của con sói. Hình ảnh con sói tượng trưng cho những kẻ xấu trong xã hội, ý mạnh hiếp yếu để thỏa mãn lợi ích cá nhân. Đồng thời bạn đọc thương cảm sâu sắc với chú chiên con nhút nhát, yếu đuối đã bị sói ăn thịt. Câu chuyện đáng nhớ trên đã đem lại cho người đọc bài học đáng quý về thói xấu trong xã hội
Trong hai văn bản "Chó sói và chiên con", "Chó sói và cừu non", em thích văn bản "Chó sói và chiên con" hơn cả. Hình thức kể chuyện độc đáo bằng thơ giúp em dễ dàng thấy được tính cách đối lập của hai nhân vật. Bên cạnh đó, truyện còn mang đến cho em những bài học về chân lý và sự công bằng trong cuộc sống Ngoài ra, truyện khuyên chúng ta cần phải cảnh giác trước kẻ cậy mạnh mà đi ức hiếp những kẻ yếu thế.
Giữa hai văn bản "Chó sói và chiên con", "Chó sói và cừu non", em ấn tượng nhất với văn bản "Chó sói và cừu non". Truyện đã khắc họa thành công chủ đề của truyện qua cuộc đối thọai giữa hai nhân vật. Hình ảnh con sói - đại diện cho kẻ ác, luôn mang dã tâm đi ức hiếp những người yếu thế như chiên con đã nhắc nhở chúng ta về sự công bằng trong cuộc sống. Từ đây, chúng ta phải rút ra bài học về sự cảnh giác trước những kẻ tàn bạo hống hách.
So với văn bản "Chó sói và cừu non", em yêu thích văn bản "Chó sói và chiên con" hơn cả. Tác giả La-phông-ten đã vô cùng sáng tạo khi kể lại câu chuyện bằng thơ. Truyện kể về cuộc gặp gỡ giữa con sói già và chú chiên con đáng thương bên bờ suối. Cậy mình là kẻ mạnh, con sói đã bịa đặt vu khống để bắt nạt, giết hại chiên. Thông qua đó, câu chuyện muốn gửi gắm tới chúng ta bài học về chân lý và công bằng trong cuộc sống.
Giữa hai văn bản "Chó sói và chiên con" và "Chó sói và cừu non", em vô cùng ấn tượng với tác phẩm "Chó sói và chiên con" bởi hình thức kể chuyện bằng thơ. Hình ảnh con sói độc ác đưa ra những lời bịa đặt vô cớ để vu khống, giết hại chiên con đã cho ta thấy sự bất công trong cuộc sống. Qua đây, tác phẩm muốn nhắc nhở chúng ta luôn phải cảnh giác trước những kẻ cậy mạnh để coi thường, ức hiếp kẻ yếu . Đồng thời, câu chuyện còn giúp chúng ta biết sống yêu thương, bao dung với người khác.
Trong hai văn bản Chó sói và chiên con, Chó sói và cừu non, em thích câu chuyện Chó sói và chiên con của La Phông-ten hơn. Vì câu chuyện được kể dưới dạng một bài thơ nên rất dễ đọc và dễ nhớ. Các lời thoại của nhân vật được trình bày dưới dạng lời thoại trực tiếp còn giúp em dễ dàng đọc hiểu được nội dung câu chuyện. Đồng thời chúng cũng giúp em thêm hiểu hơn về tính cách của nhân vật. Chính vì vậy, em yêu thích phiên bản này của câu chuyện ngụ ngôn hơn.
Trong hai văn bản Chó sói và chiên con, Chó sói và cừu non, em thích câu chuyện Chó sói và cừu non của Ê-dốp hơn. Vì ở phiên bản này, câu chuyện được trình bày rất ngắn gọn và dễ hiểu. Những lời thoại của nhân vật được trình bày ngắn và liền mạch, giúp em theo dõi câu chuyện được liền mạch hơn. Đặc biệt, ở cuối truyện, tác giả đã đúc kết lại bài học của câu chuyện qua lời nói cuối cùng của cừu non “Lời ngụy biện nào cũng chỉ có lợi cho bạo chúa”. Từ đó giúp em tiến thêm một bước để cảm nhận ý nghĩa của câu chuyện hơn.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Xác định tình huống trong hai văn bản Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó sói và chiên con. Tình huống ấy có tác dụng thế nào trong việc thể hiện đặc điểm nhân vật?
Câu 2:
Liệt kê một số từ ngữ chỉ không gian và thời gian trong văn bản Hai người bạn đồng hành và con gấu, Chó sói và chiên con theo mẫu đơn dưới đây (làm vào vở) . Nhận xét về không gian trong hai văn bản.
Tên văn bản |
Từ ngữ chỉ không gian |
Từ ngữ chỉ thời gian |
Hai người bạn đồng hành và con gấu |
|
|
Chó sói và chiên con |
|
|
Câu 3:
Trong văn bản truyện ngụ ngôn cũng như trong các văn bản truyện nói chung, lời thoại của nhân vật thường góp phần thể hiện đặc điểm của nhân vật ấy. Hãy tóm tắt cuộc đối thoại giữa hai nhân vật trong Chó sói và chiên con và cho biết lời thoại đã góp phần thể hiện đặc điểm của mỗi nhân vật như thế nào?
Câu 5:
Theo dõi: Chú ý phân biệt lời của người kể chuyện và lời của nhân vật.
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 4)
Đề thi Giữa Học kì 1 Văn 7 CTST - Đề 02 có đáp án
Đề kiểm tra Cuối Học kì 1 Văn 7 Cánh diều - Đề 01 có đáp án
Đề thi Giữa Học kì 1 Văn 7 KNTT có đáp án (Đề 1)
Đề thi cuối học kì 1 Văn 7 CTST - Đề 02 có đáp án
Đề thi Học kì 1 Văn 7 KNTT có đáp án (Đề 1)
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Cánh diều có đáp án (Đề 5)
Đề thi Giữa Học kì 1 Văn 7 CTST - Đề 01 có đáp án
về câu hỏi!