Câu hỏi:
11/07/2024 3,863Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
Dàn ý
- Mở đoạn: Chọn và giới thiệu nhân vật văn học đã để lại cho em ấn tượng.
- Thân đoạn:
+ Giới thiệu đôi nét về hoàn cảnh xuất hiện của nhân vật (nếu có).
+ Nêu những đặc điểm về ngoại hình lẫn tính cách của nhân vật
+ Đánh giá về nhân vật:
+ Nhân vật đó tượng trưng cho lớp người nào trong xã hội? qua nhân vật đó tác giả muốn gửi gắm đến chúng ta bức thông điệp gì?
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật có gì đặc sắc? (cách xây dựng nhân vật, ngon ngữ miêu tả, tự sự, đối thoại, độc thoại nội tâm, v.v.)
+ Qua nhân vật đó ta thấy tác giả là người như thế nào?
- Kết đoạn: Cảm nhận của em về nhân vật đó.
Câu chuyện "Cô bé bán diêm" của nhà văn Adersen được đánh giá là một trong những truyện cổ tích hay nhất mọi thời đại với ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Câu chuyện kể về một em bé mồ côi mẹ, bà mới mất, em phải sống trong căn gác chật hẹp, tối tăm cùng người bố nghiện rượu suốt ngày chỉ biết đánh đập, chửi mắng. Trong đêm Giáng Sinh, khi nhà nhà quây quần bên mâm cơm đầm ấm thì cô bé phải đi bán diêm, nếu không có tiền sẽ không được về nhà. Quá lạnh lẽo, cô bé đành quẹt diêm lên sưởi ấm, mỗi lần quẹt diêm, cô lại nhìn thấy một cảnh tượng hạnh phúc cô hằng ao ước: lò sưởi bập bùng, bữa ăn thịnh soạn, cây thông sặc sỡ và cuối cùng là người bà hiền hậu em hằng nhớ nhung đã xuất hiện, đưa em bay cùng đến Thiên đàng. Khổ đau, đáng thương là vậy nhưng những khó khăn ấy chẳng thể dập tắt niềm tin của em vào cuộc sống với những ước mơ giản dị, hồn nhiên. Hình tượng cô bé bán diêm được xây dựng bằng giá trị nhân đạo sâu sắc với hoàn cảnh đáng thương nhưng vẫn giữ cho mình một trái tim lương thiện, một suy nghĩ trẻ con hồn nhiên, đáng yêu. Mong rằng qua đoạn kết truyện, người sống thiện sẽ sớm gặp điều lành, đồng thời gửi gắm niềm tin yêu, quý trọng với những số phận kém may mắn nhưng sống trong sạch, nhân hậu đến tận cuối đời.
Nhân vật để lại ấn tượng cho em sâu sắc nhất đó là nhân vật cô bé bán diêm trong truyện cổ tích của Andersen. Đó một cô bé bất hạnh sống với người cha hà khắc và hay uống rượu. Câu chuyện xảy ra vào một đêm cuối năm giá rét, cô bé ra ngoài bán diêm trong trạng thái không đủ ấm trong đêm tuyết lạnh lẽo. Khoảnh khắc lãnh lão đó, cô quẹt diêm mang theo một điều ước nhỏ bé của một cô gái bé bỏng. Que thứ nhất quẹt lên, lò sưởi hiện ra. Que thứ hai quẹt lên, bàn ăn và con ngỗng quay trước mắt. Que thứ ba quẹt lên, cây thông noel hiện ra. Và que diêm thứ tư mang hình ảnh của người bà hiền từ hiện về. Nhưng khi diêm tắt cũng là lúc cô bé chết vì cái lạnh. Cô bé đã đốt diêm với hy vọng sưởi ấm, cái đói, cái rét đã tạo ra sự những hình ảnh tưởng tượng, những mong muốn nhỏ bé của một cô bé bất hạnh. Qua nhân vật, tác giả muốn phê phán sự thờ ơ của con người trước sự sống của người khác, một hiện thực tồn tại trong xã hội lúc bấy giờ và cô bé bán diêm chỉ là một nạn nhân trong số đó. Câu chuyện có cái kết dù bi thương nhưng nó đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc.
Trong truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy, nhân vật Lang Liêu là một nhân vật đại điện cho người nông dân nghèo khổ bất hạnh nhưng giàu nhân đức. Anh mồ côi mẹ, là một hoàng tử bị “lép vế” trong hoàng tộc nhưng cần cù chịu khó nên được Thần hiến kế và độ trì. Việc Lang Liêu gặp được Thần trong giấc mộng và được Thần giúp đỡ chứng tỏ rằng anh là một vị hoàng tử được lòng dân, sống gần gũi với dân chúng, hiểu được điều dân muốn. Không chỉ vậy, Lang Liêu còn là một con người có tính sáng tạo. Dù Thần chỉ mách nước cho Lang Liêu lấy gạo làm bánh nhưng anh đã biết lấy gạo nếp đem vo sạch, lấy đỗ đãi và thịt lợn làm nhân, lấy lá dong gói thành hình vuông đem nấu chín; biết đồ gạo nếp, giã nhuyễn, nặn thành hình tròn. Lang Liêu đã sử dụng chất liệu hương vị sẵn có của nhà nông tạo nên hai thứ bánh ngon dâng lên Tiên vương. Sự hiếu thảo, giàu nhân đức cùng, sự sáng tạo cùng hai thứ bánh đặc biệt của Lang Liêu đã giúp anh được vua Hùng truyền lại ngôi kế vị. Như vậy, truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy đã giải thích nguồn gốc và tính nhân văn của bánh chưng, bánh giầy đồng thời qua nhân vật Lang Liêu ca ngợi phẩm chất nhân hậu, cần cù chịu khó của con người Việt Nam.
Nhân vật cô bé bán diêm trong truyện cổ tích "Cô bé bán diêm" của An-đéc-xen là một cô bé để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng tôi. Cô là một cô bé có tuổi thơ đầy bất hạnh. Cô bé nhà nghèo, mồ côi mẹ từ khi bà em mất, em phải sống cùng với người cha hay đánh đập, mắng nhiếc, chửi rủa. Em sống ở trên gác xép mái nhà lạnh lẽo và tối tăm. Em phải đi bán diêm để kiếm sống qua ngày. Trong một đêm giao thừa, một cô bé đầu trần, chân đất, bụng đói dò dẫm trong bóng tối. Suốt cả ngày hôm đó em không bán được bao diêm nào. Ngay cả có người nhìn thấy em rao hàng cũng không ai mua một cái và không ném cho em một đồng nào. Em ngồi nép trong một xó tường trong giá rét, nếu em không bán được bao diêm nào thì em sẽ bị cha mắng. Vì vậy em chẳng dám về nhà. Giữa trời giá rét đó em chỉ có một ước mơ duy nhất là có cuộc sống trước đây khi bà và mẹ em còn sống. Ước mơ chính đáng đó cũng là ước mơ chung của bao đứa trẻ bất hạnh khác. Nhưng thương thay, em đã đạt được hạnh phúc đó, khi em cùng bà lên thiên đường. Em hạnh phúc trước khi chết. Đôi má ửng hồng cùng nụ cười trên môi như chứng minh rằng em ra đi thật hạnh phúc. Cái chết của em đã tố cáo xã hội bất công vô cảm. Qua đó tôi thấy được bộ mặt thật của xã hội đương thời tàn nhẫn thiếu tình thương đối với những trẻ em nghèo.
Sau khi học truyện Em bé thông minh,em rất ngưỡng mộ và khâm phục nhân vật em bé trong truyện.Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi, con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạng và nhanh trí. Em không hề rụt rè,nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua. Em bé đã giải được những câu đố oái oăm, hóc búa đầy bất ngờ của viên quan, nhà vua và xứ thần nước láng giềng khiến em rất khâm phục. Câu đố: xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng, đại thần, nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng. Em mong mọi trẻ em đều thông minh, nhanh nhẹn như em bé.
Nhân vật cô bé bán diêm trong tác phẩm cùng tên của An-đéc-xen đã để lại trong em nhiều cảm xúc. Cô bé bán diêm có một hoàn cảnh thật bất hạnh. Mẹ mất sớm, em sống với người cha hay chửi bới, mắng nhiếc và đe dọa đánh đập. Trong đêm giao thừa, khi nhà nhà đều quây quần bên lò sưởi ấm cúng, cây thông Nô-en được trang hoàng rực rỡ những ngôi sao và bàn cỗ đầy đặn thức ăn, cùng nhau đón chào một năm mới với bao điều tốt đẹp. Cô bé tội nghiệp ấy vẫn lang thang ngoài đường trong giá buốt, không ai để ý đến em, mua cho em những que diêm nhỏ bé. Em nép vào góc tường tăm tối và quẹt những que diêm như muốn xua đi không khí lạnh buốt. Khi ánh sáng nhỏ nhoi sáng lên, em như sống trong những mộng tưởng tươi sáng về lò sưởi ấm áp, bàn cỗ đầy đủ thức ăn, rồi em mơ về bà và cùng bà bay lên cao mãi. Cuối cùng, em đã chết trong đêm giao thừa lạnh lẽo ấy, sự ra đi của em như sự giải thoát khỏi những tăm tối của cuộc đời. Em được đến bên người thân ở một thế giới khác. Nhà văn đã nâng đỡ linh hồn của cô bé đáng thương, dường như không phải em chết mà em đang đi vào cõi bất tử, nơi có tình thương bao la của bà em mà em từng khao khát với nụ cười mãn nguyện. Câu chuyện với kết thúc buồn đã để lại bao xúc động trong lòng người đọc.
Trong những nhân vật mà em biết em thích nhất là nhân vật Kiều Phương trong văn bản "Bức tranh của em gái tôi". Ở nhân vật Kiều Phương nổi bật lên những nét tính cách và phẩm chất đáng quý: hồn nhiên, hiếu động, ham mê hội họa, có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu. Khi bị anh đặt tên cho là Mèo cô bé không những không giận mà còn hồn nhiên chấp nhận và còn dùng biệt danh ấy để xưng hô với bạn bè. Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt. Mặc dù tài năng được đánh giá cao và được mọi người quan tâm cô bé Kiều Phương không hề đánh mất đi sự hồn nhiên trong sáng của tuổi thơ. Cô vẫn dành cho anh trai mình những tình cảm thật tốt đẹp, thể hiện ở bức tranh. Khi dự thi trở về, trước thái độ lạnh nhạt của anh trai, Mèo vẫn hồn nhiên kêu anh cùng nhận giải.
Em rất yêu thích nhân vật Thánh Gióng trong câu chuyện truyền thuyết cùng tên. Cậu bé Gióng thật kì lạ, lên ba không biết nói biết cười, đặt đâu nằm đấy nhưng khi nghe tiếng rao của sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước thì cậu cất tiếng nói đòi đi đánh giặc. Cậu lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa mặc xong căng đứt chỉ để mau thành tráng sĩ ra trận. Hình ảnh gióng vươn vai lớn bổng trở thành tráng sĩ oai phong rồi nhảy lên lưng ngựa sắt xông thẳng ra trận. Gióng chiến đấu thật kiên cường, dù roi sắt gãy cũng không hề nao núng, nhụt chí mà nhanhh trí nhổ tre quật vào giặc đến cùng. Đất nước hết giặc, Gióng không ở lại lĩnh thưởng mà bay về trời để lại trong lòng mọi người sự kính phục, biết ơn. Em mong mọi người đều có sức khỏe và lòng yêu nước bất khuất như Gióng.
Thế giới thần tiên trong trí tưởng tượng của trẻ em Việt Nam là một thế giới đầy màu sắc. Ở nơi thiên đường đó có cô Tấm dịu hiền, có anh Khoai chăm chỉ, cần cù và chàng Thạch Sanh khỏe mạnh, dũng cảm. Tuy nhiên, người mà những đứa trẻ chúng tôi thích nhất lại là ông Tiên – cụ già tốt bụng, luôn mang đến những điều ước màu nhiệm.
Trong trí tưởng tượng của tôi, ông tiên chắc cũng chẳng khác gì ông nội là mấy. Ông cũng có mái tóc trắng, búi củ tôi như các cụ ngày xưa. Ông có đôi mắt to, tròn nhìn hết cả thế gian xem ai khó khăn, đau khổ thì giúp đỡ. Đôi mắt ấy rất hiền hậu, nhân từ như chính con người ông.
Ông tôi ngày xưa có bộ râu dài đến rốn, bạc trắng nên tôi nghĩ bụt cũng vậy thôi. Da dẻ ông hồng hào, trắng trẻo vì ăn nhiều đào tiên trên thiên đình. Ông Tiên hay đi giúp đỡ người khác. Mỗi lần ông xuất hiện là lại có những đám khói trắng xóa ở đâu hiện ra mà chúng tôi thường gọi là "cân đẩu vân" của ông. Xung quanh ông Tiên, những luồng ánh sáng có thể soi sáng cả thế gian.
Ông thường mặc bộ quần áo màu vàng, đôi guốc mộc trông giản dị và gần gũi như ông mình. Giọng nói của ông ấm áp và ôn tồn xoa dịu hết mọi nỗi đau. Nhưng điều làm tôi yêu ông nhất chính là tấm lòng của ông. "Ông Tiên tốt bụng", "cụ già mang đến nhiều điều ước" là những cái tên mà tôi đặt cho ông. Ông Tiên giúp đỡ chị Tấm gặp được nhà vua. Khi chị Tấm không có quần áo đi dự hội, ông đã hóa phép biến đống xương cá ở bốn chân giường thành bộ quần áo đẹp, thành đôi hài đỏ dễ thương và thành con ngựa hồng để chị Tấm đi dự hội.
Ông Tiên đã dạy cho anh Khoai hai câu thần chú để trị tội tên địa chủ và cưới được con gái hắn. Trong câu chuyện cổ tích “Bông cúc trắng” ông tiên đã chỉ đường cho cô bé hái được hoa cúc mang về chữa bệnh cho mẹ. Ông còn đến tận nhà khám bệnh, chữa trị cho mẹ cô bé hiếu thảo kia.
Vậy đấy! Với cây phất trần trong tay ông đã đi khắp mọi nơi, gặp đủ hạng người, tốt có, xấu có. Nhưng chỉ những người tốt, những đứa bé ngoan ngoãn, học giỏi và hiếu thảo mới gặp được ông tiên, được ông giúp đỡ và cho điều ước. Còn những đứa trẻ hư, những người xấu sẽ phải chịu hình phạt thích đáng.
Tôi yêu ông Tiên lắm. Tôi coi ông như ông ruột của mình ấy. Từ hồi còn nằm nôi, tôi đã được các bà các mẹ kể về ông Tiên. Đến trong mơ, tôi cũng nhìn thấy những việc mà ông đã làm để giúp đỡ bà con nghèo, người gặp hoạn nạn. Tôi không phải là một đứa trẻ ngoan. Đôi lúc tôi còn lười biếng và cãi lại mẹ nhưng tôi sẽ sửa chữa, tôi sẽ cố gắng chăm học hơn, ngoan ngoãn hơn để một lần được nhìn thấy ông tiên – cụ già tốt bụng và nhân hậu của tôi.
Trong những tác phẩm đã học, nhân vật để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất đó là nhân vật Dế Choắt trong tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài. Dế Choắt mặc dù không phải là nhân vật chính nhưng để lại cho người đọc nhiều thương cảm. Choắt là một người có thân hình nhỏ bẻ nhưng khá am hiểu sự đời, cách đối đãi với mọi người xung quanh. Bằng chứng là câu nói cuối cùng của Dế Choắt ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình. Chỉ vài câu thôi, nhưng nó đã làm thay đổi một Dế Mèn kiêu căng, ngạo mạn lúc bấy giờ. Vậy mỗi người chúng ta hãy học theo Dễ Choắt, đừng bao giờ kiêu căng, làm việc bậy bạ mà ảnh hưởng đến cả mình, cả người khác.
Trong môn Tiếng Việt của Tiểu học, em đã được học và được tìm hiểu rất nhiều những câu chuyện hay và có ý nghĩa. Trong những câu chuyện đó em thích nhất là nhân vật Mị Nương trong truyền thuyết “Sơn Tinh Thủy Tinh”.
Mị Nương là con gái của vua Hùng vương thứ mười tám, nàng là một công chúa với vẻ đẹp tuyệt sắc. Dáng người nàng thon thả, yểu điệu tựa cành liễu. Mị Nương nàng sở hữu làn da trắng ngần như những bông tuyết tinh khôi rơi trên đỉnh ngọn núi cao kia. Khuôn mặt trái xoan của nàng luôn mang một vẻ e thẹn có thể đánh đổ trái tim bất cứ chàng trai nào.
Mái tóc nàng đen nhánh, đổ dài như dòng suối mát tạo cho nàng vẻ thùy mị và dịu dàng đến không ngờ. Sống mũi dọc dừa cao thẳng, đôi mắt bồ câu xinh đẹp cùng đôi môi hồng nhuận như bông hoa đào vào mùa xuân kết hợp hài hòa với nhau. Đôi mắt của nàng như biết nói biết cười, sinh động và linh hoạt nhưng lại làm cho người đối diện không cảm thấy chán ghét, mà ngược lại còn có vẻ thân thiện cùng gần gũi.
Mị Nương có một giọng nói trong trẻo như tiếng chuông ngân, mỗi khi nàng cất tiếng hát thì kể cả những chú sơn ca cũng phải dừng lại để thưởng thức giọng hát êm dịu ấy. Mị Nương sở hữu một đôi bàn tay ngọc ngà với những ngón tay tháp bút hồng hào, mỗi khi nàng chạm tay vào một bông hoa, bông hoa cũng dường như cảm thấy xấu hổ khi đối diện với vẻ đẹp của nàng. Chính vì vẻ đẹp ấy mà không biết bao nhiêu chàng trai đã đến xin cầu hôn công chúa khi nàng đến tuổi cập kê.
Theo truyền thuyết, trong tất cả những người đến cầu hôn nàng có hai người được mệnh danh là “vị thần của biển khơi” và “vị thần núi Tản Viên”. Phải, đó không ai khác chính là Sơn Tinh và Thủy Tinh, sau cả tháng trời đánh nhau ác liệt cuối cùng Sơn Tinh cũng đưa được Mị Nương về núi, đánh bại Thủy Tinh. Hai người bọn họ ai cũng muốn có được Mị Nương còn không phải vì sắc đẹp của nàng sao? Không những có được sắc đẹp trời cho mà Mị Nương còn rất giỏi cầm kì thi họa, nữ công gia chánh.
Mị Nương nàng là một một người giản dị, không ích kỉ, không vụ lợi, trong sáng và biết lo lắng cho mọi người. Nàng luôn giúp đỡ những người dân trong thành bằng tất cả năng lực của mình nhưng lại chưa từng đòi hỏi họ phải cho nàng một thứ gì, nàng không kiêu ngạo, không kênh kiệu, luôn kính trên nhường dưới. Mị Nương là một nàng công chúa mẫu mực và nhân hậu mà dân chúng vô cùng yêu quý và biết ơn.
Em rất yêu quý nàng công chúa Mị Nương bởi nàng vừa xinh đẹp lại nết na và vô cùng nhân hậu. Em mong một người như nàng sẽ có một cuộc sống thật hạnh phúc bên đức lang quân cùng những đứa con dễ thương.
Chắc hẳn các bạn vẫn còn nhớ câu chuyện Nàng tiên Ốc được học ở lớp Bốn. Nàng tiên hoá thân trong vỏ của con ốc và được một bà lão nông dân mang về nuôi.
Nàng tiên Ốc mới đẹp làm sao! Dáng người thanh mảnh, bước đi mềm mại, uyển chuyển. Làn da nàng trắng mịn như tuyết. Khuôn mặt trái xoan xinh đẹp, hiền hậu và dịu dàng. Dưới cặp mi cong vút là đôi mắt bồ câu sáng long lanh. Đôi môi hình trái tim lúc nào cũng đỏ mọng. Nàng mặc một bộ váy màu xanh nước biển, có thắt một chiếc đai màu trắng càng tăng thêm vẻ duyên dáng của nàng.
Hằng ngày, nàng từ trong vỏ ốc chui ra giúp bà lão quét dọn nhà cửa nấu cơm, nhặt cỏ vườn và cho lợn ăn. Động tác của nàng nhanh nhẹn, bước đi của nàng như lướt trên mặt đất. Những công việc nàng làm chẳng mấy chốc là xong. Cơm nàng nấu rất khéo và ngon. Đàn lợn dưới tay nàng chăm sóc lớn nhanh như thổi. Vườn rau tươi ngày càng xanh tốt.
Mỗi lần đi làm đồng về, bà lão nông dân vô cùng ngạc nhiên không biết ai đã giúp mình. Một lần bà giả vờ ra đồng rồi quay trở về, bà bắt gặp nàng tiên Ốc, bà sững sờ trước sắc đẹp lộng lẫy của nàng, bà vội chạy ngay ra chum nước và đập vỡ vỏ ốc đi. Thấy động, nàng tiên Ốc định chạy lại chum nước nhưng bà lão đã ôm chầm lấy nàng. Từ đó, nàng trở thành người con hiếu thảo, ngoan ngoãn của bà cụ. Hai mẹ con sống hạnh phúc bên nhau.
Trong truyện Nàng tiên Ốc, ngoài nàng tiên xinh đẹp, duyên dáng và chăm chỉ giỏi giang thì em rất ấn tượng với hình ảnh bà lão nông dân nghèo. Trong một lần dạo chơi nơi khu vườn cổ tích của các nhân vật, em được gặp lại bà trong đó.
Bà lão đã 75 tuổi rồi nhưng trong vẫn còn rất nhanh nhẹn, khoẻ mạnh. Bà có dáng người nhỏ bé, những bước chân của bà đầy vội vã. Khuôn mặt bà đã in hằn những nếp nhăn, trên vầng trán lộ rõ những vết đồi mồi của tuổi già. Mái tóc bà bạc trắng như cước, miệng móm mém nhai trầu tươi khiến hàm răng đen bóng. Đôi mắt bà trầm tư nhưng đầy ấm áp, bà cười rất hiền từ và phúc hậu. Bà lão thường mang chiếc quần bà ba đen xắn gối, chiếc áo bạc màu vì dãi nắng dầm sương nổi lên những mảnh vá. Nhìn bà em thấy thương vô cùng, chiếc áo mỏng manh ấy làm sao có thể giữ ấm cho bà những ngày trời trở đông rét mướt. Giá mà lúc đó em có một chiếc áo bông em sẽ gửi tặng bà.
Bà làm công việc bắt ốc, mò cua để kiếm sống. Ngày ngày bà đều ra đồng, tối tối lại trở về nhà, cứ thế bà sống gắn bó với ruộng đồng, với làng quê. Tuy nghèo khó những bà lão rất tốt bụng, có lần đi bắt ốc, bà bắt được một con ốc rất xinh đẹp, vỏ xanh biếc và sáng bóng, thấy nó bà không đành bán mà đem nó về thả vào trong chiếc chum nơi góc nhà. Thế là từ độ ấy, ngày nào đi làm về bà cũng đều ngạc nhiên đến sửng sốt khi thấy nhà cửa không dọn cũng sạch sẽ, lợn chưa ăn đã nằm no ngủ, chẳng kêu la inh ỏi như ngày thường, cơm chưa nấu đã được soạn sẵn, vườn chưa làm đã sạch cỏ.
Rồi một ngày, bà lão quyết định sẽ tìm bằng được người tốt bụng đã giúp đỡ mình. Sáng hôm ấy, như thường lệ, bà trở dậy thật sớm, mang theo giỏ, đội chiếc nón ra sông bắt tép, mò ốc. Giữa trưa, bà trở về nhà bất ngờ và lặng lẽ. Núp sau bụi chuối ngoài vườn, bà cẩn thận dò xét, thấy một cô gái trẻ đẹp bước ra từ chum nước rồi nhanh chóng dọn nhà, nấu bếp. Bà lão vừa ngạc nhiên, vừa chạy vội đến bên chụp nước đập vỡ chiếc vỏ ốc kìa. Cô gái bất ngờ định quay lại những không kịp nữa rồi. Bà lão nắm tay cô gái ấy rồi ân cần bảo:
- Con gái tốt bụng ngày ngày giúp lão đây ư?
Nàng tiên lúng túng trả lời:
- Dạ....dạ thưa bà....con giúp bà để đền ơn bà đã cứu sống con ạ....
Bà cười phúc hậu, nhìn nàng âu yếm rồi bảo:
- Vậy từ nay, con ở lại cùng bà nhé. Hai bà cháu mình sớm tối cùng nhau, có rau ăn rau, có cháo ăn cháo, con có bằng lòng không?
Nàng tiên Ốc gật đầu đồng ý, đôi môi nở nụ cười vui mừng đón nhận. Từ đấy hai người sống bình yên và an vui bên nhau.
Từ bé em đã được mẹ kể cho em nhiều câu chuyện cổ tích. Nhưng đến bây giờ em vẫn thích truyện “Bông hoa cúc trắng” dù em đã đọc qua nhiều lần. Em rất thích nhân vật người con.
Bạn nhỏ có một thân hình thon gọn và dáng cao. Khuôn mặt của bạn nhỏ biểu lộ sự hiền lành. Bạn nhỏ có mái tóc dài và rất suôn mượt, hàm răng của bạn nhỏ trắng như sứ. Bạn nhỏ có một đôi mắt trắng tinh. Bạn sống cùng mẹ trong một túp lều tranh dột nát và đó là một bé gái vô cùng hiếu thảo. Thật không may, mẹ của cô bé lại bị bệnh rất nặng nhưng vì nhà nghèo nên không có tiền mua thuốc chữa khiến cô bé buồn lắm. Một lần cô bé đang ngồi khóc bên đường thì bỗng có một ông lão đi qua thấy lạ bèn dừng lại hỏi. Khi đã rõ sự tình ông nói với cô bé:
Cháu hãy vào rừng và đến bên gốc cây cổ thụ to nhất, hái lấy một bông hoa duy nhất trên đó. Bông hoa ấy có bao nhiêu cánh thì tức là mẹ cháu sống được bằng đấy ngày.
Cô bé liền vào rừng và rất lâu sau mới tìm thấy bông hoa trắng đó, phải khó khăn lắm cô bé mới trèo lên được để lấy bông hoa nhưng khi đếm chỉ có một cánh, hai cánh, ba cánh bốn cánh. “Chỉ có bốn cánh hoa là sao chứ? Chẳng nhẽ mẹ cô chỉ sống được bằng đấy ngày thôi sao?”, cô bé tự hỏi.
Không đành lòng cô bé liền dùng tay xé nhẹ dần từng cánh hoa lớn thành những cánh hoa nhỏ và bông hoa cũng theo đó mà nhiều cánh dần lên đến mức không còn đếm được nữa.
Từ đó người đời gọi bông hoa ấy là bông hoa cúc trắng để nói về lòng hiếu thảo của cô bé đó dành cho mẹ mình. Qua câu chuyện, các bạn đã thấy được tình thương của người con đối với mẹ là bao la và rộng lớn thế nào ? Chúng ta sẽ noi gương cao đẹp của bạn nhỏ.
Trong kho tàng các câu chuyện dân gian Việt Nam, có rất nhiều nhân vật quen thuộc, mỗi nhân vật đều đều mang lại cho ta một bài học cuộc sống thật sâu sắc. Và nhân vật mà em yêu thích nhất đó chính là nhân vật ông bụt trong truyện "Cây Tre trăm đốt".
Ngày xưa có một anh trai cày khỏe mạnh, chăm chỉ. Vì nhà nghèo nên phải đi làm thuê cho lão bá hộ. Vốn tính keo kiệt, bủn xỉn, và nham hiểm, một hôm hắn gọi anh trai lại và nói: Con hãy ráng làm việc đi, ta sẽ gả con gái cho. Tưởng thật, anh trai cày lao vào làm việc quần quật.
Hai năm sau, nhờ công của anh mà lão bá hộ tậu được rất nhiều nhà cửa, ruộng vườn. Hắn lại gọi anh lại và bảo: "Hai năm qua con đã làm việc thật vất vả, nay ta se gả con gái cho con. Nhưng con hãy vào rừng kiếm cho bằng được cây tre trăm đốt". Anh trai cày liền chạy vội vào rừng, chặt mãi chặt mãi mà không thấy.
Biết bá hộ lừa mình, anh òa khóc. Trong lúc đó, lão bá hộ cho người chuẩn bị hôn lễ cho con mình và cậu con trai nhà giàu làng bên. Bỗng lúc đó, một làn khói trắng tỏa ra che lấp cả mặt trời chói chang. Đằng xa, một ông bụt đầu tóc bạc phơ bắt đầu hiện ra. Ông có khuôn mặt hình chữ điền cùng chiếc cằm chẻ trông rất hiền lành và cái tráng cao chứa đầy những nếp nhăn hằn sâu đến lạ.
Phía sau khóe mắt hình chân chim là đôi mắt to tròn, luôn ánh lên một cái nhìn nhân hậu. Nằm cân đối giữa hai gò má đồi mồi đã nhăn nhúm đi nhiều là một chiếc mũi khoằm trông rất ngộ nghĩnh. Hàm răng ông tuy không được trắng bóng nhưng lại đều như hạt bắp, nằm ẩn sau đôi môi đầy đặn, hồng hào.
Nhưng điều khiến ông trông thật gần gũi là hàm râu dài đến ngực và cũng trắng tinh một màu.Tất cả tạo cho ông một cái nhìn tuy đơn sơ như những cụ già Việt Nam nhưng lại mang đậm tính thương người, sẵn sàng giúp đỡ họ khi gặp khó khăn, nguy hiểm. Ông khoác trên mình một chiếc áo trắng tinh luôn óng ánh dưới những tia nắng mặt trời và được tô điểm bằng những hình vẽ long, phụng.
Tay ông dài dài, lúc nào cũng phe phẩy cây phất trần trắng xóa như mái tóc của mình. Chân ông cao cao nhưng bước đi vẫn còn nhanh nhẹn. Thấy anh trai cày ngồi khóc ông bước đến cất một tiếng cười lớn. Tiếng cười lan rộng và xa đến mọi ngóc ngách của khu rừng. Rồi với một giọng nói trầm, ấm, ông hỏi: "Tại sao con khóc?"
Anh trai cày mếu máo kể lại hết mọi việc cho ông tiên nghe. Sau một hồi trầm ngâm ông bảo anh trai cày đêm một trăm đốt tre về và xếp thành một hàng dài. Thế rồi ông bắt đầu làm phép. Ông phất pha phất phới cây phất trần của mình, một làn gió mạnh bắt đầu thổi, cuốn phăng tất cả những lá cây rơi rụng trên đường. Một vầng hào quang bắt đầu xuất hiện sau lưng ông.
Ông hô: "Khắc nhập - khắc nhập". Tiếng hô thật dõng dạc mà nghe đầy quyền năng. Những đốt tre bắt đầu bị hút vào với nhau tạo thành một cây tre trăm đốt. Một lần nữa, ông lại cất tiếng cười vang vọng cả núi rừng. Anh trai cày chưa kịp cảm ơn thì ông tiên đã hóa phép biến ra một làn khói trắng rồi bay về trời từ lúc nào không biết.
Ông cũng không quên căn dặn anh phải nhớ kĩ hai câu thần chú. Anh trai liền chạy về để cản buổi lễ thành hôn. Xấu hổ quá, hai vợ chồng lão phú hộ đành gả con cho anh trai cày. Và thế là hai người đã sống với nhau đến trọn đời.
Qua hình ảnh ông tiên trong câu chuyện này và nhiều câu chuyện khác nữa. Người xưa muốn khuyên dạy chúng ta: Ở hiền thì gặp lành, ở ác thì gặp ác. Ông tiên luôn là người xuất hiện để giúp đỡ những người nghèo khó trước sự tàn bạo của bọn phú hộ. Sau này, lớn lên, em sẽ kể cho con nghe các câu truyện dân gian này để chúng sẽ là người lưu giữ và bảo tồn văn hóa dân tộc.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Bài văn viết về nhân vật nào? Người viết đã trình bày ý kiến về những đặc điểm nào của nhân vật?
Câu 2:
Khi trình bày lí lẽ, bằng chứng để làm rõ đặc điểm nhân vật, cần chú ý điều gì?
Câu 3:
Ở phần kết bài, tác giả bài viết đã trình bày những nội dung gì?
Câu 4:
Câu 5:
Câu 6:
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 4)
Đề thi Giữa Học kì 1 Văn 7 CTST - Đề 02 có đáp án
Đề kiểm tra Cuối Học kì 1 Văn 7 Cánh diều - Đề 01 có đáp án
Đề thi Giữa Học kì 1 Văn 7 KNTT có đáp án (Đề 1)
Đề thi cuối học kì 1 Văn 7 CTST - Đề 02 có đáp án
Đề thi Học kì 1 Văn 7 KNTT có đáp án (Đề 1)
Đề thi Giữa Học kì 1 Văn 7 CTST - Đề 01 có đáp án
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Cánh diều có đáp án (Đề 5)
về câu hỏi!