Câu hỏi:
11/07/2024 3,226“Ờ mà thật vậy, sao cứ phải là lá sen mới gói được cốm? Mà sao cứ phải là rơm tươi của cây lúa mới đem buộc được gói cốm?” (10 mẫu)
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Dàn ý
- Mở đoạn: Giới thiệu về cốm và hai câu hỏi được đặt ra trong đề bài
- Thân đoạn:
+ Như một sự phủ định để khẳng định tầm quan trọng trong của lá sen và rơm tươi trong việc gói cốm.
+ Hương vị của cốm chỉ khi được bọc trong lá sen mới có thể giữ được trọn vẹn nhất.
+ Hai nguyên liệu quan trọng trong việc lưu giữ nét đẹp truyền thống nhất của cốm, chẳng gì có thể thay thế được.
+ Cho ta thấy sự giản dị, bình dân trong nguyên liệu làm cốm
- Kết đoạn: Khẳng định lá sen và rơm tươi là hai nguyên liệu quan trọng trong việc lưu giữ nét đẹp truyền thống nhất của cốm.
Mẫu 1
Câu nói trên nói đến sự kết hợp vô cùng tự nhiên giữa lá sen, cốm và rơm. Đó đều là những tạo vật thiên nhiên ban tặng, giữa chúng có sự liên kết nhịp nhàng đến kì lạ. Lá sen ấp ủ cốm để làm cốm toát lên mùi thơm dịu mát của sen, cứ phải là rơm tươi buộc gói cốm mới thể hiện hết được vẻ đẹp của gói cốm nhỏ xinh.
Hai câu hỏi trên là một sự phủ định để khẳng định tầm quan trọng trong của lá sen và rơm tươi trong việc gói cốm. Dường như tác giả đã biết được câu trả lời cho hai câu hỏi trên. Hương vị của cốm chỉ khi được bọc trong lá sen mới có thể giữ được trọn vẹn nhất. Buộc bên ngoài bằng những cọng rơm tươi ở cây lúa tạo không chỉ tạo nên hình ảnh dân dã, bình dị, quen thuộc mà còn thể hiện sự chắc chắn, trân trọng nguồn gốc cội rễ, cốm cũng từ lúa non mà ra. Chính vì vậy, lá sen và rơm tươi là hai nguyên liệu quan trọng trong việc lưu giữ nét đẹp truyền thống nhất của cốm, chẳng gì có thể thay thế được.
Hai câu hỏi trên như khẳng định hai nguyên liệu cần có trong các công đoạn làm cốm. Tác giả khéo léo sử dụng câu hỏi tu từ tưởng phủ định mà để khẳng định phải có hai nguyên liệu ấy mới làm được cốm Vòng. Không chỉ cho ta thấy sự giản dị, bình dân trong nguyên liệu làm cốm, nó còn thể hiện một sự tôn trọng truyền thống, phải là nó và không thể thay thế bởi cái khác. Vì vậy, cốm Vòng luôn mang trong mình nét đẹp của cốm truyền thống.
Hai câu hỏi trên nhằm khẳng định được tầm quan trọng của lá sen và rơm tươi trong việc gói cốm. Lá sen và rơm tươi của cây lúa đều là những sự vật đã quen thuộc, gắn bó. Khi bọc trong lá sen, cốm sẽ có mùi thơm và ngon hơn. Cốm không chỉ là thứ quà bình dị, dân dã mà còn mang đậm chất tinh tế, hương sắc của trời đất mỗi độ thu về.
Cốm hiện ra sự sạch sẽ tinh khiết và thơm ngon. Khi sử dụng lá sen để gói, ta sẽ thấy thơm và ngon hơn các loại lá khác. Ta cũng sẻ cảm nhận ngay được sự nhẹ nhàng, thanh cao và rất đỗi bình dị trong đó. Rơm là phần gần gũi nhất với những người nông dân, thể hiện được tính truyền thống trong đó. Vì vậy, khi sử dụng lá sen và rơm để gói cốm, ta sé thấy đấy không chỉ là thứ quà bình dị, dân dã mà nó còn mang đậm chất tinh tế, hương sắc Việt Nam vào mỗi độ thu về.
Hai câu hỏi phủ định “Ờ mà thật vậy, sao cứ phải là lá sen mới gói được cốm? Mà sao cứ phải là rơm tươi của cây lúa mới đem buộc được gói cốm?” nhằm để khẳng định tầm quan trọng trong của lá sen và rơm tươi trong việc gói cốm. Đây là hai câu hỏi tu từ, hỏi nhưng không nhằm mục đích tìm câu trả lời. Bởi bản thân người viết đã có câu trả lời, mục đích của câu hỏi nhằm nhấn mạnh vai trò của lá sen và rơm tươi trong việc gói cốm. Chỉ có dùng lá sen thì hương vị của cốm mới có thể giữ lại một cách trọn vẹn nhất. Bọc trong lá sen là những hạt cốm thơm ngon, dẻo quánh, bên ngoài được buộc bằng những cọng rơm tươi ở cây lúa tạo nên một sự dân dã, bình dị, quen thuộc mà không kém phần chắc chắn. Chính vì vậy, lá sen và rơm tươi là hai nguyên liệu quan trọng trong việc lưu giữ nét đẹp truyền thống nhất của cốm, không gì có thể thay thế được.
“Ờ mà thật vậy, sao cứ phải là lá sen mới gói được cốm? Mà sao cứ phải là rơm tươi của cây lúa mới đem buộc được gói cốm” - Đây là hai câu hỏi phủ định nhưng nhằm mục đích khẳng định. Tác giả hỏi nhưng không phải để có được câu trả lời, mà để nhấn mạnh vào vai trò của lá sen và rơm tươi trong việc gói cốm. Lá sen mang vẻ thanh tao, chỉ khi gói trong lá sen, cốm mới giữ được mùi vị. Ở bên ngoài buộc bằng rơm tươi, mang đậm hương đồng nội. Không chỉ đem lại cảm giác chắc chắn, mà còn thể hiện sự tinh tế, bình dị.
Câu hỏi ấy mang những nghi vấn của người đặt câu hỏi, nhưng cũng là một lời ngầm khẳng định về cách gói ghém đúng “chuẩn” cho món cốm. Có lẽ bởi lá sen thơm màu xanh sẫm với sợi rơm tươi màu xanh ngọc hòa hợp quá với sắc xanh của cốm. Hoặc cũng có lẽ từ bao năm về trước, ông bà ta đã gói cốm như vậy, để gửi tặng người thân, khách quý. Sự kết hợp ấy đi sâu vào tiềm thức của mọi người, trở thành một điều mặc nhiên, như cứ khi gió thu bắt đầu thổi, thì những gánh cốm lại bắt đầu tỏa mùi thơm. Chắc hẳn chính sự hoài niệm trong thức quà cốm mà bao năm qua, người ta vẫn cứ phải gói cốm bằng lá sen và sợi rơm tươi như thế.
Câu hỏi ấy vừa là một câu hỏi, nhưng cũng vừa là một lời khẳng định chắc nịch về cách gói những túi cốm của dân ta bao đời nay. Nếu mà ăn cốm gói trong hộp xốp, túi ni lông, hay cả những chiếc hộp sứ đẹp đẽ, thì cốm sẽ chẳng còn ngon như thế nữa. Có lẽ, bởi cốm chỉ ngon khi phảng phất mùi thơm của lá sen, chỉ đẹp khi được buộc lại bởi sợi rơm tươi đã bế bồng mình lúc còn trên cánh đồng. Hoặc cũng có thể, bởi việc gói ghém như thế, đã quá quen thuộc, được truyền lại bao đời nay như cách người ta nhủ nhau cách thu hoạch, làm cốm vậy. Mà thường cái gì đã đi sâu vào tiềm thức, vào kỉ niệm, vào thói quen, thì sẽ mang theo một hương vị đặc trưng riêng khó mà thay thế được, người ta gọi đó là vị của kí ức.
Hương vị của cốm mới chỉ có thể giữ được hương vị nguyên vẹn bằng cách bọc lá sen. Khi được bọc bằng lá sen thì những hạt cốm mới thơm ngon và dẻo. Những cọng rơm tươi được dùng để bọc lá cốm sẽ tạo được sự dân dã mà bình dị. Vì thế có thể nói, việc dùng lá sen và rơm tươi sẽ giúp lưu giữ nét đẹp truyền thống của cốm và giúp cốm trở thành một sặc sản quê thân thuộc.
Ý kiến này vừa là một câu hỏi, vừa là một lời khẳng định về cách lưu giữ nét đẹp của cốm. Cốm là một đặc sản màu thu không chỉ có ở Hà Nội nhưng ở đây luôn nổi tiếng với những hạt cốm ngon nhất. Nếu cốm được đựng trong những chiếc hộp xốp hay túi nilong thì liệu cốm có còn ngon nữa không? Câu trả lời là không. Cốm phải bọc trong lá sen, phải phảng phất hương vị của lá sen thì mới thơm. Ngoài ra việc bọc bằng rơm tươi cũng cho thấy sự giản dị và nét đẹp truyền thống của những gói cốm lá sen.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy chỉ ra một số đặc điểm của tùy bút được thể hiện qua văn bản.
Câu 2:
Tìm một số chi tiết thể hiện sự hòa quyện giữa cảm xúc, suy nghĩ của tác giả với vẻ đẹp của thiên nhiên, tạo vật trong văn bản và nêu tác dụng của chúng.
Câu 3:
Đọc văn bản, em cảm nhận được điều gì về tâm hồn của nhà văn Vũ Bằng?
Câu 4:
Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trong các đoạn văn sau:
Vì thế, ăn miếng cốm cho ra miếng cốm, người ta cũng cần phải tỏ ra một chút gì thanh lịch, cao quý; phải biết tiếc từng hạt rơi, hạt vãi và nhất là phải ăn từng chút một, lấy ngón tay nhón lấy từng chút một, chứ không được phũ phàng.
Ta vừa nhai nhỏ nhẹ, vừa ngẫm nghĩ đến tính chất thơm của cốm thoang thoảng mùi lúa đòng đòng, tính chất ngọt của cốm phiêu phiêu như khí trời trong sạch và ta sẽ thấy rằng ăn một miếng cốm vào miệng là ta nuốt cả hương thơm của những cánh đồng quê của cha ông ta vào lòng. Dịu dàng biết chừng nào! Mà cảm khái nhường bao!
Đó là tình cảm, cảm xúc như thế nào?
Câu 5:
Tưởng tượng: Em hình dung thế nào về hình ảnh cô gái làng Vòng gánh cốm đi bán được tác giả miêu tả trong đoạn này?
Câu 6:
Theo dõi: Chú ý những từ tác giả dùng để miêu tả màu sắc, mùi vị của cốm và hồng
về câu hỏi!