Câu hỏi:
12/07/2024 6,958Quy trình viết gồm có mấy bước? Người viết cần thực hiện những thao tác gì ở từng bước? Ý nghĩa của từng bước đối với quy trình tạo lập một bài viết là gì?
Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
Trả lời:
Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết
Xác định đề tài
Trước tiên, em hãy trả lời câu hỏi: “yêu cầu của đề bài là gì?”
Với đề bài nêu trên, em có thể chọn một sự việc để lại cho em ấn tượng sâu sắc, chẳng hạn như:
- Ngày khai giảng
- Lễ đón giao thừa quê em
- Mỗi lầm lỗi của bản thân
- Một kỉ niệm đáng nhớ với người thân yêu
- Lần bản thân đạt được một thành tích đáng nhớ
…
Thu thập tư liệu
Tư liệu liên quan đến sự việc có thể được thu thập từ những nguồn như: quan sát thực tế của em về sự việc, nghe người khác kể về sự việc. Em có thể đọc thêm tư liệu về sự việc trong các sách, báo, trang mạng uy tín. Khi đọc tư liệu, ghi lại thông tin gợi cho em cảm xúc, ấn tượng sâu sắc về sự việc.
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý
Để có ý tưởng cho bài viết, em cần:
- Ghi những từ ngữ thể hiện cảm xúc, tình cảm của mình về sự việc em muốn viết và phác thảo một vài chi tiết lí giải vì sao mình có tình cảm, cảm xúc đó. Khi viết, em hãy hình dung lại sự việc.
- Xác định một số yếu tố miêu tả, tự sự để làm rõ các tình cảm, cảm xúc bằng cách đặt câu hỏi: Những kỉ niệm nào khiến em ấn tượng sâu sắc? Khung cảnh diễn ra sự việc có gì đặc biệt? Chú ý các yếu tố gợi ra những cảm nhận về các giác quan.
Lập dàn ý
Từ những ý đã tìm, dàn ý bằng cách chọn lọc, sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lí.
- Mở bài: giới thiệu sự việc và biểu lộ cảm xúc sâu sắc của người viết về sự việc.
- Thân bài: + lần lượt thể hiện những tình cảm, cảm xúc sâu sắc, chân thực của người viết thông qua việc miêu tả, kể lại các ấn tượng
+ biểu lộ cảm xúc, lí giải vì sao có cảm xúc đó
- Kết bài: khẳng định lại tình cảm, cảm xúc dành cho sự việc, rút ra điều đáng nhớ đối với bản thân.
Bước 3: Viết bài
- Lần lượt viết mở bài, thân bài, kết bài. Đối với thân bài, em cần đảm bảo kết hợp các yếu tố miêu tả và tự sự để việc bộc lộ cảm xúc được tự nhiên, giúp người đọc hiểu vì sao em có cảm xúc đó.
- Để cảm xúc được bộc lộ một cách chân thật, sâu sắc em có thể sử dụng các từ ngữ miêu tả các trạng thái cảm xúc như hạnh phúc, bâng khuâng, gắn bó, biết ơn, …; các từ ngữ cảm xúc trực tiếp như ôi chao, trời ơi, xiếc bao,…; sử dụng những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, liên tưởng để giúp cho bài văn thêm gợi cảm, dễ dàng truyền tải được cảm xúc.
- Để đảm bảo các yếu tố miêu tả, tự sự gắn với mục đích bày tỏ tình cảm, cảm xúc không bị lạc sang văn miêu tả hay kể chuyện, khi viết, em hãy tự trả lời các câu hỏi: Yếu tố miêu tả, tự sự này nhằm thể hiện cảm xúc nào? Cảm xúc muốn bày tỏ đã được thể hiện trọn vẹn qua các yếu tố miêu tả, tự sự hay chưa?
Bước 4: Xem lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm
Xem lại và chỉnh sửa
Tự kiểm tra, xem xét và điều chỉnh những chi tiết liên quan đến nội dung và cấu trúc của bài viết dựa vào bảng đã gợi ý.
Rút kinh nghiệm
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Đọc đoạn thơ sau:
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ băng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió ...
(Tế Hanh, Quê hương)
a. Nhận xét cách gieo vần và ngắt nhịp của đoạn thơ.
b. Xác định cảm xúc của tác giả được thể hiện qua đoạn thơ.
c. Nêu một nét độc đáo về biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ.
Câu 2:
Chỉ ra những dấu hiệu của truyện khoa học viễn tưởng (đề tài, cốt truyện, tình huống, nhân vật, sự kiện, không gian, thời gian) được thể hiện qua văn bản Dòng “Sông Đen” (Giuyn Véc- nơ) và Xưởng Sô-cô-la (Rô- a Đan) .
Câu 3:
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một văn bản truyện mà em đã học (10 mẫu)
Câu 4:
Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu sau:
(1) Tôi giụi mắt bỏ ra khoang trước, vốc nước dưới sông lên rửa mặt. (2) Trên vệt rừng đen ở chỗ con sông ngoặt như lưỡi cưa cá mập chơm chởm dựng đầu răng nhọn đã ửng lên màu mây hồng phơn phớt. (3) Từ chỗ vệt rừng đen xa tít đó, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ trong lòng quả đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời. (4) Càng đến gần, khi bóng chim chưa hiện rõ hình đôi cánh, thì quang cảnh đàn chim bay lên giống như đám gió bốc tro tiền, tàn bay liên tiếp hồ điệp.
(Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam)
a. Hãy xác định các phép liên kết trong đoạn trích trên.
b. So sánh cặp câu dưới đây và nhận xét về tác dụng của việc mở rộng các thành phần chính và trạng ngữ của câu bằng cụm từ:
(1) Từ chỗ vệt rừng đó, chim cất cánh tua tủa bay lên.
(2) Từ chỗ vệt rừng đen xa từ đó, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ trong lòng quả đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời.
c. Việc sử dụng thành ngữ “liên chi hồ điệp” trong câu cuối có tác dụng gì?
d. Xác định nghĩa của từ “tua tủa” trong đoạn trích trên. Nghĩa của từ “tua tủa” trong ngữ cảnh này có gì giống và khác nghĩa trong từ điển? Hãy tìm các ngữ cảnh khác có từ “tua tủa”.
Câu 5:
Dựa vào bảng sau, tóm tắt những điểm cần lưu ý khi đọc hiểu văn bản theo các thể loại cụ thể:
STT |
Thể loại |
Những điểm cần lưu ý khi đọc hiểu |
1 |
Thơ trữ tình |
|
2 |
Tục ngữ |
|
3 |
Văn bản thông tin giới thiệu một quy tắc hoặc luật lệ trong trò chơi hay hoạt động |
|
4 |
Văn bản nghị luận về một vấn đề trong đời sống |
|
5 |
Truyện khoa học viễn tưởng |
|
Câu 6:
So sánh các trường hợp dưới đây và lí giải sự khác biệt về ý nghĩa của chúng:
a. (1) Bài văn này dở quá!
(2) Bài văn này không được hay lắm!
b. (1) Anh ấy chạy rất nhanh. Chạy một trăm mét mà chỉ mất gần mười giây.
(2) Anh ấy chạy nhanh như tên bay. Chạy một trăm mét mà chỉ mất mười giây.
Xác định và nêu chức năng của các số từ có trong câu b.Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Chân trời sáng tạo có đáp án (Đề 4)
Đề thi Giữa Học kì 1 Văn 7 CTST - Đề 02 có đáp án
Đề kiểm tra Cuối Học kì 1 Văn 7 Cánh diều - Đề 01 có đáp án
Đề thi Giữa Học kì 1 Văn 7 KNTT có đáp án (Đề 1)
Đề thi cuối học kì 1 Văn 7 CTST - Đề 02 có đáp án
Đề thi Học kì 1 Văn 7 KNTT có đáp án (Đề 1)
Đề thi Giữa Học kì 1 Văn 7 CTST - Đề 01 có đáp án
Đề kiểm tra học kì 2 Văn 7 Cánh diều có đáp án (Đề 5)
về câu hỏi!