Câu hỏi:
13/07/2024 5,317Thủy tinh vốn cứng, trơn và khá trơ về mặt hóa học nên việc chạm khắc là điều không đơn giản. Trước đây, muốn khắc các hoa văn, cần phủ lên bề mặt thủy tinh một lớp paraffin, thực hiện chạm khắc các hoa văn lên lớp paraffin, để phần thủy tinh cần khắc lộ ra. Nhỏ dung dịch hydrofluoric acid hoặc hỗn hợp CaF2 và H2SO4 đặc lên lớp paraffin đó, phần thủy tinh cần chạm khắc sẽ bị ăn mòn, tạo nên những hoa văn trên vật dụng cần trang trí. Quá trình ăn mòn thủy tinh xảy ra thế nào? Các ion halide có tính chất gì?
Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
- Hydrofluoric acid (HF) là acid rất yếu, nhưng có tính chất đặc biệt là ăn mòn thủy tinh, phương trình hóa học của phản ứng ăn mòn thủy tinh:
SiO2 + 4HF → SiF4↑ + 2H2O
- Tính chất của các ion halide: Trong ion halide, các halogen có số oxi hóa thấp nhất là -1, do đó ion halide chỉ thể hiện tính khử trong phản ứng oxi hóa – khử.
+ Tính khử của các ion halide tăng theo chiều: F- < Cl- < Br- < I-
+ Ví dụ: Ion bromide khử H2SO4 đặc thành SO2 và Br- bị oxi hóa thành Br2, sản phẩm có màu vàng đậm.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trong phòng thí nghiệm, một khí hydrogen halide (HX) được điều chế theo phản ứng sau:
NaX(khan) + H2SO4(đặc) HX↑ + NaHSO4 (hoặc Na2SO4)
a) Cho biết HX là chất nào trong các chất sau: HCl, HBr, HI. Giải thích.
b) Có thể dụng dung dịch NaX và H2SO4 loãng để điều chế HX theo phản ứng trên được không. Giải thích
Câu 2:
“Natri clorid 0,9%” là nước muối sinh lí chứa sodium chloride (NaCl), nồng độ 0,9% tương đương các dịch trong cơ thể người như máu, nước mắt, … thường được sử dụng để súc miệng, sát khuẩn, … Em hãy trình bày cách pha chế 500 mL nước muối sinh lí
Câu 3:
Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra trong các trường hợp:
a) Kim loại Mg phản ứng với dung dịch HBr
b) Dung dịch KOH phản ứng với dung dịch HCl
c) Muối CaCO3 phản ứng với dung dịch HCl
d) Dung dịch AgNO3 phản ứng với dung dịch CaI2
Câu 4:
Hoàn thành phương trình hóa học của các phản ứng sau:
(1) NaOH + HCl →
(2) Zn + HCl →
(3) CaO + HBr →
(4) K2CO3 + HI →
Câu 5:
Phản ứng nào dưới đây chứng minh tính khử của các ion halide:
(1) BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl
(2) 2NaCl 2Na + Cl2↑
(3) 2HBr + H2SO4 → Br2 + SO2↑ + 2H2O
(4) HI + NaOH → NaI + H2O
Câu 6:
Tiến hành thí nghiệm và quan sát hiện tượng. Dựa vào phương trình hóa học của các phản ứng, nêu cách nhận biết các ion halide trong dung dịch
Thí nghiệm nhận biết ion halide trong dung dịch
Hóa chất: các dung dịch NaF, NaCl, NaBr, NaI và AgNO3, có cùng nồng độ 0,1M
Dụng cụ: ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, giá để ống nghiệm.
Tiến hành:
Bước 1: Lấy lần lượt khoảng 2 mL mỗi dung dịch NaF, NaCl, NaBr và NaI cho vào 4 ống nghiệm, được đánh số thứ tự từ 1 đến 4.
Bước 2: Thêm tiếp vào mỗi ống nghiệm vài giọt dung dịch AgNO3.
35 Bài tập Cấu tạo nguyên tử nâng cao cực hay có lời giải (P2)
42 Bài tập Câu hỏi lí thuyết Liên kết hóa học (có lời giải)
37 câu Trắc nghiệm Hóa 10 Cánh diều Chủ đề 1: Cấu tạo nguyên tử
26 câu Trắc nghiệm Hóa 10 Cánh diều Chủ đề 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Bài tập về Đồng vị nâng cao siêu hay có lời giải (P1)
Đề kiểm tra giữa học kì 1 Hóa học 10 Kết nối tri thức có đáp án- Đề 1
20 bài tập Bảng tuần hoàn nâng cao cực hay có lời giải chi tiết
15 câu Trắc nghiệm Hóa 10 Kết nối tri thức Quy tắc octet có đáp án
về câu hỏi!