Câu hỏi:
13/07/2024 410Đọc thông tin sau để hoàn thành bảng về mục đích ra đời, nội dung cơ bản, những điểm mới của Hiến pháp năm 2013.
Ngày 28 - 11 - 2013, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII đã thông qua bản Hiến pháp năm 2013. Bản Hiến pháp này thể chế hoá đường lối, chính sách lớn của Đảng; ghi nhận những thành tựu của hơn 25 năm đổi mới. Hiến pháp đã quy định những vấn đề cơ bản và quan trọng nhất về chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị, chính sách kinh tế, văn hoá - xã hội, tổ chức quyền lực nhà nước, địa vị pháp lý của con người và công dân.
Ngoài lời nói đầu, Hiến pháp năm 2013 có 11 chương với 120 điều (giảm 1 chương, 27 điều; giữ nguyên 7 điều, làm mới 12 điều, sửa đổi 101 điều so với Hiến pháp năm 1992). Thứ tự trình bày các vấn đề cơ bản của Hiến pháp năm 2013 cũng có sự thay đổi nhất định so với Hiến pháp năm 1992: Đưa chương Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân từ chương V lên chương II thể hiện Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nâng cao vị trí con người trong định hướng phát triển của đất nước; Sắp xếp các nội dung về kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ thành một chương; Thay đổi tên chương “Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân” thành “Chính quyền địa phương”; Bổ sung chương quy định về Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước.
Mục đích ra đời của Hiến pháp năm 2013 |
Nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 2013 |
Những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992 |
|
|
|
Sale Tết giảm 50% 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 49k/cuốn).
Quảng cáo
Trả lời:
Mục đích ra đời của Hiến pháp năm 2013 |
Nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 2013 |
Những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992 |
- Thể chế hoá đường lối chính sách lớn của Đảng; ghi nhận những thành tựu của hơn 25 năm đổi mới.
|
- Quy định những vấn đề cơ bản và quan trọng nhất về chủ quyền quốc gia, chế độ chính trị, văn hoá - xã hội, của chính sách kinh tế, tổ chức quyền lực nhà nước, địa vị pháp lí của con người và công dân.
|
- Ngoài lời nói đầu, Hiến pháp năm 2013 có 11 chương với 120 điều (giảm 1 chương, 27 điều; giữ nguyên 7 điều, làm mới 12 điều, sửa đổi 101 điều so với Hiến pháp năm 1992). - Bố cục của Hiến pháp năm 2013 cũng có sự thay đổi nhất định so với Hiến pháp 1992: + Đưa chương Quyền con người, của con người và quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân từ chương V lên chương II thể hiện Nhà nước Việt Nam nâng cao vị trí con người trong định hướng phát triển của đất nước; + Gộp các nội dung về kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ thành một chương; + Thay đổi tên chương “Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân” thành “Chính quyền địa phương”; + Bổ sung chương quy định về Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước. |
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Em hãy cho biết các ý kiến sau đây đúng hay sai. Vì sao?
a. Hiến pháp là luật cơ bản của Quốc hội.
b. Hiến pháp cần được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với hoàn cảnh lịch sử và sự phát triển của đất nước.
c. Việc lấy ý kiến của nhân dân khi sửa đổi Hiến pháp là không cần thiết vì chỉ có Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến.
d. Mọi văn bản quy phạm pháp luật ban hành không phù hợp với Hiến pháp đều bị huỷ bỏ.
Câu 2:
Em hãy liệt kê các việc nên làm và không nên làm để thực hiện trách nhiệm của công dân, gia đình, xã hội trong việc tuân thủ và thực hiện Hiến pháp theo bảng sau:
Đối tượng |
Việc nên làm |
Việc không nên làm |
Công dân |
|
|
Gia đình |
|
|
Xã hội |
|
|
Câu 3:
Em hãy cho biết các nội dung sau thể hiện đặc điểm nào của Hiến pháp Việt Nam năm 2013.
a. Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm, không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kì hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khoẻ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm".
b. Khoản 1 Điều 8 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lí xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ".
c. Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, Quốc hội ban hành Bộ luật Lao động năm 2019.
d. Khoản 3 Điều 2 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Kinh tế và Pháp luật 10 có đáp án - Đề 1
Đề kiểm tra Cuối kì 1 KInh tế và Pháp luật 10 có đáp án - Đề 1
25 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 7 có đáp án
25 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 6 có đáp án
Đề kiểm tra giữa kì 1 KTPL 10 năm 2023 có đáp án (Đề 1)
Đề kiểm tra Giữa kì 1 Kinh tế và Pháp luật 10 có đáp án - Đề 1
10 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Chân trời sáng tạo Bài 7 có đáp án
20 câu Trắc nghiệm KTPL 10 Kết nối tri thức Bài 5 có đáp án
về câu hỏi!