Câu hỏi:

27/06/2022 271

Em hãy xử lý các tình huống sau:

- Tình huống a. Buổi tối, khi hai anh em H đang làm bài tập về nhà thì em gái H hỏi: “Anh ơi, tại sao Chủ tịch nước lại có thể thay mặt Nhà nước ta về đối nội, đối ngoại được hả anh?".

Nếu là H, em sẽ trả lời câu hỏi của em gái như thế nào?

- Tình huống b. Chính quyền xã A tổ chức cho thanh thiếu niên trên địa bàn họp để thảo luận, đóng góp ý kiến về việc xây dựng trung tâm thể dục - thể thao của xã. Biết tin, C rủ V cùng đi họp nhưng V từ chối vì cho rằng trẻ em như mình đóng góp ý kiến là không có giá trị. V tin tưởng các lãnh đạo xã sẽ đủ sáng suốt để tự quyết định mọi việc. Người dân chỉ cần thực hiện các quyết định đó là được. C không đồng tình với suy nghĩ của V nhưng không biết nên giải thích thế nào để V thay đổi ý định. Nếu là C, em sẽ làm gì?

Gói VIP thi online tại VietJack (chỉ 200k/1 năm học), luyện tập hơn 1 triệu câu hỏi có đáp án chi tiết.

Nâng cấp VIP Thi Thử Ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

- Tình huống a. H giải thích cho em hiểu Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước và được Nhà nước giao nhiệm vụ thay mặt Nhà nước trong quan hệ đối nội, đối ngoại.

- Tình huống b. Suy nghĩ của V là chưa chính xác, vì vậy C nên giải thích cho V hiểu trẻ em cũng có quyền được đóng góp ý kiến về những vấn đề quan trọng của đất nước và của địa phương, đặc biệt là những vấn đề liên quan trực tiếp đến bản thân mình. Các ý kiến trẻ em đóng góp mà phù hợp thì đều được ghi nhận và xem xét. Chính quyền xã xây dựng trung tâm thể dục - thể thao là để phục vụ cho nhân dân, trong đó có đối tượng thanh thiếu niên. Do đó, nếu tham gia đóng góp ý kiến thì V sẽ được trực tiếp nói lên nguyện vọng của mình và nếu ý kiến, nguyện vọng đó hợp lí thì có thể được áp dụng trong quá trình xây dựng trung tâm. Vì vậy, V nên tham gia cuộc họp.

Quảng cáo

book vietjack

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Em hãy hoàn thiện Sơ đồ cấu trúc bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Hiến pháp năm 2013.

Giải SBT KTPL 10 Bài 18: nội dung cơ bản của hiến pháp về bộ máy nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đáp án (ảnh 1)

Xem đáp án » 27/06/2022 1,194

Câu 2:

Hiện nay, các thế lực thù địch ra sức chống phá Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với mục đích nhằm hạ thấp uy tín, kích động, làm giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Giả sử tại địa phương em, chúng phát tờ rơi tuyên truyền nói xấu Đảng và Nhà nước thì em sẽ làm gì? Hãy nêu trách nhiệm của học sinh trong việc góp phần xây dựng bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vững mạnh.

Lời giải:

Xem đáp án » 27/06/2022 446

Câu 3:

Em đồng tình hay không đồng tình với các hành vi nào sau đây? Vì sao?

a. T vừa quan sát sơ đồ bộ máy nhà nước vừa đọc các quy định trong Hiến pháp để hiểu rõ hơn về bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

b. M biết các bạn trong nhóm đang hiểu sai quy định của Hiến pháp về Chính phủ nhưng vẫn im lặng, không giải thích để bạn hiểu.

c. V đăng bài tập tìm hiểu về tổ chức bộ máy nhà nước theo Hiến pháp năm 2013 lên mạng xã hội nhờ người khác làm giúp.

Xem đáp án » 27/06/2022 392

Câu 4:

Khoanh tròn vào chữ cái trước nội dung đúng với Hiến pháp năm 2013.

Câu a) Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có những cơ quan nào?

A. Cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp.

B. Cơ quan Quốc hội, cơ quan Chính phủ, cơ quan xét xử.

C. Cơ quan quyền lực, cơ quan quản lý nhà nước, Cơ quan xét xử.

D. Cơ quan lập pháp, cơ quan tư pháp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Câu b) Nguyên tắc phân quyền trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước nhằm

A. hạn chế sự lạm dụng quyền lực nhà nước.

B. hạn chế sự phân tán quyền lực nhà nước.

C. tạo sự phân chia hợp lí quyền lực nhà nước.

D. thực hiện quyền lực nhà nước một cách dân chủ.

Câu c) Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước cấp Trung ương của nước ta gồm

A. Chính phủ, bộ, ban và cơ quan ngang bộ, ban.

B. Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

C. Chủ tịch Quốc hội, bộ và cơ quan ngang bộ.

D. Chính phủ, bộ và cơ quan ngang bộ.

Câu d) Hội đồng nhân dân xã (phường, thị trấn) do ai bầu ra?

A. Nhân dân xã (phường, thị trấn) bầu ra.

B. Đại diện nhân dân bầu ra.

C. Nhân dân trực tiếp bầu ra.

D. Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn) bầu ra.

Câu e) Sự độc lập của Toà án được hiểu là

A. Toà án được hình thành một cách độc lập.

B. trong hoạt động của mình, Toà án không bị ràng buộc

C. Toà án chủ động giải quyết mọi việc theo ý chí của thẩm phán.

D. khi xét xử, Toà án chỉ tuân theo pháp luật, không bị chi phối bởi bất kì cơ quan, tổ chức, cá nhân nào.

Xem đáp án » 27/06/2022 270

Bình luận


Bình luận