Câu hỏi:

13/07/2024 1,097

Một hợp chất có công thức XY2, trong đó X chiếm 50% về khối lượng. Trong hạt nhân của X và Y đều có số proton bằng số neutron. Tổng số proton trong phân tử XY2 là 32. Hợp chất này được sử dụng như chất trung gian để sản xuất sulfuric acid.

Viết cấu hình electron của X và Y

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Lời giải:

a) Gọi số hạt proton, neutron và electron của nguyên tử X là p, n, e và hạt proton, neutron và electron của nguyên tử Y là p’; n’; e’.

Theo bài ta ta có:\[\left\{ \begin{array}{l}p = n = e\\p' = n' = e'\end{array} \right.\]

Một cách gần đúng ta có: Mx = 2p; MY = 2p’.

Lại có trong XY2, X chiếm 50% về khối lượng nên:

\[\frac{{{M_X}}}{{2{M_Y}}} = \frac{{50}}{{50}} = 1\,hay\,\frac{{2p}}{{4p'}} = 1 \Rightarrow p = 2{p^'}\,\,\,\,(1)\]

Tổng số proton trong phân tử XY2 là 32 nên: p + 2p’ = 32 (2)

Từ (1) và (2) giải hệ phương trình được: p = 16 và p’ = 8.

p = 16 nên ZX = 16, X có cấu hình electron: 1s22s22p63s23p4

p’ = 8 nên ZY = 8, Y có cấu hình electron: 1s22s22p4

L

Lê Đại Đồng

Lời giải bị lỗi latex r ạ!

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Lời giải

Lời giải:

a) X và Y đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kì nên số proton của chúng chỉ khác nhau 1 đơn vị.

Giả sử ZX < ZY, ta có ZY = ZX + 1        (1)

Theo bài ra, tổng số điện tích hạt nhân của X và Y là 25 nên:

ZX + ZY = 25          (2)

Từ (1) và (2) có ZX = 12 và ZY = 13.

Cấu hình electron của X là: 1s22s22p63s2;

Cấu hình electron của Y là: 1s22s22p63s23p1.

b)

+ X ở ô thứ 12 (do Z = 12); chu kì 3 (do có 3 lớp electron); nhóm IIA (do nguyên tố s, 2 electron lớp ngoài cùng). X là magnesium (Mg).

+ Y ở ô thứ 13 (do Z = 13); chu kì 3 (do có 3 lớp electron); nhóm IIIA (do nguyên tố p, 3 electron ở lớp ngoài cùng). Y là aluminium (Al).

Lời giải

Lời giải:

Gọi số proton của X và Y lần lượt là ZX và ZY. Do X đứng sau Y trong bảng tuần hoàn nên ZX > ZY.

Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của X và Y là 23 nên: ZX + ZY = 23 (1).

X và Y là 2 nguyên tố thuộc 2 nhóm kế tiếp trong bảng tuần hoàn nên số proton của X và Y hơn kém nhau 1 hoặc 7 hoặc 9.

Trường hợp 1: ZX – ZY = 1      (2)

Kết hợp (1) và (2) được ZX = 12 và ZY = 11. X là Mg (magnesium) và Y là Na (sodium).

Ở trạng thái đơn chất, hai nguyên tố này không phản ứng được với nhau (loại).

Trường hợp 2: ZX – ZY = 7      (3)

Kết hợp (1) và (3) được ZX = 15 và ZY = 8. X là P (phosphorus) và Y là O (oxygen).

Ở trạng thái đơn chất, hai nguyên tố này phản ứng được với nhau (nhận).

Trường hợp 3: ZX – ZY = 9      (4)

Kết hợp (1) và (4) được ZX = 16 và ZY = 7. X là S (sulfur) và Y là N (nitrogen).

Ở trạng thái đơn chất, hai nguyên tố này không phản ứng được với nhau (loại).

Vậy X là P (phosphorus) và Y là O (oxygen).

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP

Lời giải

Bạn cần đăng ký gói VIP ( giá chỉ từ 199K ) để làm bài, xem đáp án và lời giải chi tiết không giới hạn.

Nâng cấp VIP