Câu hỏi:
29/06/2022 223Hãy viết lại câu văn sau đây theo cách diễn đạt khác mà em cho là phù hợp (cần bảo lưu ý chính, có thể lược bớt ý phụ). Nêu nhận xét về cấu trúc của câu văn gốc qua so sánh nó với câu văn em vừa viết.
Ai đầu tiên gọi chích choè, khi nó còn khuyết danh, là chích choè, người ấy đích thị là một nhà thơ.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
Câu “Ai đầu tiên gọi chích choè, khi nó còn khuyết danh, là chích choè, người ấy đích thị là một nhà thơ” có thể được viết lại với nhiều hình thức diễn đạt khác nhau. Cách đơn giản nhất là bỏ bớt một số cụm từ, ví dụ:
- Bỏ cụm từ khi nó còn khuyết danh: “Ai đầu tiên gọi chích choè là chích choè, người ấy đích thị là một nhà thơ." Từ cách lược bớt cụm từ nói trên, có thể thấy trong câu văn gốc, người viết đã làm tăng nội dung biểu đạt cho nó qua việc phát triển, mở rộng nghĩa cho danh từ chích choè bằng một thành phần phụ.
- Bớt cụm từ nhắc lại chủ thể của hoạt động: “Ai đầu tiên gọi chích choè, khi nó còn khuyết danh, là chích choè, đích thị là một nhà thơ”. Việc lược bớt cụm từ này cho thấy trong câu văn gốc, người viết đã nhắc đến chủ thể của hoạt động hai lần nhằm nhấn mạnh ý chính muốn biểu đạt.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Dựa vào những gợi mở từ bài thơ, hãy viết đoạn văn (khoảng 7 - 10 câu) nói về ý nghĩa của sự đồng cảm trong cuộc sống.
Câu 2:
Nêu nhận xét của em về những điểm tương đồng và khác biệt giữa hình tượng trong thơ trữ tình và hình tượng trong thơ ngụ ngôn qua việc kết nối bài thơ Cây mận với những truyện ngụ ngôn đã được học ở bài 6.
Câu 3:
Đọc bài thơ Cây mận của Béc-tôn Brếch (Bertolt Brecht) và thực hiện các yêu cầu:
Góc sân mận nhỏ
Chẳng có quả nào
Sợ người dẫm phải
Đứng trong hàng rào.
Nó mong lớn lắm
Nhưng lớn làm sao
Mặt trời không tới
Cây buồn biết bao.
Mận chưa có quả
Nên chả ai tin.
Đúng là mận đấy
Sờ lá mà xem.
(Béc-tôn Brếch, Thơ trữ tình, Nguyễn Quân dịch, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2006, tr. 74)
Thể thơ được người dịch dùng để chuyển ngữ bài thơ của Béc-tôn Brếch là thể thơ gì? Hãy nêu tên một số bài thơ em đã đọc được viết bằng thể thơ tương tự.
Câu 4:
Theo em, khi đọc bài thơ, độc giả có thể nghĩ tới những điều gì khác ngoài câu chuyện về cây mận?
Câu 5:
Cây mận nhỏ có cảnh ngộ như thế nào và đã bị đối xử ra sao? Nêu những chi tiết có thể cho biết điều này.
Câu 6:
Sự đồng cảm của nhà thơ đối với cây mận đã được bộc lộ như thế nào? Hãy tìm trong bản dịch những căn cứ cho phép em nêu nhận xét như vậy.
về câu hỏi!