Câu hỏi:
07/07/2022 703Cho các nhận định sau:
1. Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra là để giải quyết những vấn đề còn tồn đọng từ trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918).
2. Chiến thắng Xtalingrát của Liên Xô cuối năm 1942 - đầu năm 1943 đã tạo nên buớc ngoặt xoay chuyển tình thế của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.
3. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã làm thay đổi so sánh tương quan lực lượng giữa các nước tư bản.
4. Chiến tranh thế giới thứ hai mang tính chất phi nghĩa ở cả hai bên tham chiến.
Trong số các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định chính xác?
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
* Phân tích tính đúng - sai của các nhận định:
* Nhận định thứ nhất: “Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra là để giải quyết những vấn đề còn tồn đọng từ trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 -1918)”. Đây là nhận định chính xác.
- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 -1918). Tuy nhiên, sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, mâu thuẫn này vẫn chưa được giải quyết triệt để, mà còn ngày càng gay gắt:
+ Do có tiềm lực kinh tế - quân sự mạnh nhưng lại ít thị trường nên nước Đức là kẻ hung hãn nhất trong cuộc đua giành giật thị trường, thuộc địa cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. => Đức là một trong những kẻ châm ngòi cho cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Tuy nhiên, sau khi chiến tranh kế thúc, nước Đức bại trận và buộc phải kí kết vào hòa ước Vécxai với những điều khoản nặng nề: mất một phần lãnh thổ, mất hết thuộc địa,... => đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới tâm lí bất mãn của người Đức đối với hệ thống Vécxai - Oasinhtơn và là duyên cớ để các thế lực phát xít ở Đức kích động tư tưởng “phục thù”.
+ Các cường quốc thắng trận cũng có mâu thuẫn với nhau vì việc phân chia quyền lợi không thỏa đáng.
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 càng khiến cho mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường, thuộc địa ngày càng sâu sắc.
=> Các thế lực phát xít (Đức, Italia, Nhật Bản,...) đã châm ngòi, gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai nhằm giải quyết mâu thuẫn về thị trường, thuộc địa.
* Nhận định thứ hai: “Chiến thẳng Xtalingrát của Liên Xô cuối năm 1942 - đầu năm 1943 đã tạo nên bước ngoặt xoay chuyển tình thế của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai”. Đây là nhận định chính xác, vì: với chiến thắng Xtalingrát, quân Đồng minh đã chuyển sang thế phản công, phe phát xít không thể phục hồi lực lượng, phải chuyển từ tấn công sang phòng ngự.
* Nhận định thứ ba: “Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã làm thay đổi so sánh tương quan lực lượng giữa các nước tư bản”. Đây là nhận định chính xác.
- Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, thế và lực giữa các nước trong hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa đã có sự thay đổi:
+ Lực lượng phát xít ở Đức, Nhật Bản, Italia bị tiêu diệt.
+ Mĩ phát triển nhanh chóng, chiếm ưu thế tuyệt đối về nhiều mặt, nhờ vậy Mĩ vươn lên trở thành siêu cường kinh tế - tài chính hàng đầu thế giới.
+ Các nước tư bản khác dù thắng hay bại đều bị kiệt quệ, thiệt hại nặng nề và phải dựa vào viện trợ của Mĩ để phục hồi.
♦ Nhận định thứ tư: “Chiến tranh thế giới thứ hai mang tính chất phi nghĩa ở cả hai bên tham chiến”. Đây là nhận định không chính xác, vì:
- Từ tháng 9/1939 - tháng 6/1941: Chiến tranh thế giới thứ hai mang tính chất của một chiến tranh đế quốc, phi nghĩa (nhằm mục đích phân chia lại thị trường, thuộc địa)
- Từ tháng 6/1941, tính chất của chiến tranh có sự thay đổi:
+ Tính chất phi nghĩa thuộc về các nước phát xít.
+ Tính chất chính nghĩa thuộc về các lực lượng chống phát xít.
♦ Kết luận: có 3 nhận định đúng trong số 4 nhận định được đưa ra.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Từ khi tiến hành cải cách - mở cửa, nền kinh tế Trung Quốc có điểm gì mới so với giai đoạn 1949- 1978?
Câu 2:
Khi mới thành lập (1945), tổ chức Liên hợp quốc không đề ra mục đích, nhiệm vụ nào dưới đây?
Câu 3:
Việc kí kết Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức năm 1972
Câu 4:
So với cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975) của nhân dân Việt Nam có điểm gì khác biệt?
Câu 5:
Trong những năm 1926 - 1929, ở Việt Nam, các cuộc bãi công của công nhân đã bắt đầu có sự liên kết thành phong trào chung, điều đó chứng tỏ
Câu 6:
So với cách mạng Cuba sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam có điểm gì khác biệt?
Câu 7:
Nhận xét nào dưới đây không đúng về đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng Cộng sản Đông Dương?
về câu hỏi!