Câu hỏi:

08/07/2022 699

Đề bài: Trình bày bài nói thuyết phục ngừơi khác từ bỏ một thói quen hoặc một quan niệm.

Sách mới 2k7: Bộ 20 đề minh họa Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. form chuẩn 2025 của Bộ giáo dục (chỉ từ 110k).

20 đề Toán 20 đề Văn Các môn khác

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Bước 1: Chuẩn bị nói

Xác định đề tài, mục đích nói, đối tượng ngừơi nghe, không gian và thời gian nói

- Trong trường hợp này, đề tài bài nói chính là thói quan hay quan niệm cần thuyết phục người khác từ bỏ mà bạn đã chọn cho bài viết của mình.

- Người nghe là các bạn cùng lớp.

- Không gian nói là lớp học.

- Thời gian nói do thầy cô giáo hay người chủ trì quy định.

Tìm ý, lập dàn ý

Tìm ý

- Dựa vào bài viết lựa chọn các ý chính, các chỗ có thể lược bỏ.

- Tìm những câu mở đầu, kết thúc bài nói phù hợp, nhằm gây chú ý, tạo ấn tượng đối với người nghe.

- Sử dụng công cụ hỗ trợ như: bản tóm tắt các ý chính đề khi cần chỉ nhìn lướt qua là nhớ, chuẩn bị tìm hình ảnh, video, sơ đồ, bảng biểu để trình chiếu nhằm tăng tính thuyết phục cho lí lẽ và bằng chứng.

- Dự kiến trước một số điểm thắc mắc mà người nghe có thể nêu lên để tìm cách trả lời, giải đáp.

Lập dàn ý

- Thực hiện giống như đối với bài viết.

- Cần ước lượng thời gian trình bày các ý tưởng sao cho phù hợp với thời gian được quy định cho bì nói.

- Cần sắp xếp và dự kiến thời điểm, cách thức sử dụng các công cụ hỗ trợ trong khi trình bày bài nói.

Luyện tập

- Bạn tiến hành như đã thực hiện ở các bài nói trước.

Bước 2: Trình bày bài nói

- Nếu giới thiệu hệ thống các luận điểm chính trước rồi mới đi vào triển khai từng luận điểm.

- Nên có tờ giấy ghi tóm tắt những ý tưởng, nội dung chính dưới dạng gạch đầu dòng.

- Thể hiện sự tự tin, tự nhiên, thân thiện; tạo được tương tác tích cực với người nghe.

* Bài nói mẫu tham khảo:

Lê Nin nói: 'học, học nữa, học mãi'. Quả thật là đúng, con người chúng ta từ khi cha sinh mẹ đẻ đến giờ cài gì mà ta muốn biết thì cũng phải học. Học từ cách đi, đứng, nói năng, học lấy cái chữ để còn biết đọc, biết viết lấy thêm tri thức, hiểu biết để sử dụng trong cuộc sống. Thế nhưng các bạn có biết học sinh hiện hay có một hiện tượng rất đáng chê trách đó là có nhiều bạn lười học không chịu học bài làm bài trước khi đến lớp.

Hiện tượng học sinh lười học dường như khá phổ biến. Nó xuất hiện ở hầu hết các lớp, các trường, từ học sinh lớp một đến lớp chín, lớp mười đều có học sinh lười học. Vậy hiện tượng học sịnh lười học này do đâu và nguyên nhân vì sao? Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng học sinh lười học. Nguyên nhân khách quan là do sức ép từ cha mẹ học sinh đặt kì vọng quá nhiều vào con làm cho học sinh cảm thấy chán nản, mệt mỏi hoặc do tâm lí của học sinh bị ảnh hưởng từ gia đình. Những nguyên nhân đó chỉ là nguyên nhân khách quan còn nguyên nhân chủ quan như: ham chơi điện tử, lười học, đua đòi, bỏ bê chuyện học tập. Những bạn học sinh đó có biết việc làm đó gây nên hậu quả như thế nào đến bản thân mình và toàn xã hội.

Những việc làm đó gây nên rất nhiều hậu quả to lớn đối với bản thân và toàn xã hội. Khi các bạn học sinh đó lười học sẽ bị hổng kiến thức, kết quả học tập sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến thành tích của lớp, của nhà trường cũng sẽ bị ảnh hưởng. Không những thế, việc làm đó còn làm cho cha mẹ chúng ta buồn lòng. Còn những bạn ham chơi điện tử, đua đòi thì sẽ làm cho kinh tế của gia đình bị hao hụt. Nhiều bạn như thế thì sẽ làm ảnh hưởng đến nguồn kinh tế của nhà nước. Khi các bạn không học, đua đòi thì sẽ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc gây nên nhiều tệ nạn xã hội cho đất nước ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.

Tuy vậy những không phải bạn nào cũng lười học, không chịu học bài và làm bài. Ngược lại có nhiều bạn rất chăm chỉ luôn học bài và làm bài trước khi đến lớp nên kết quả học tập tốt, luôn được điểm cao làm vui lòng thầy cô và cha mẹ, đưa lớp tiến lên. Các bạn ấy luôn cố gắng học tập để đạt được nhiều gianh hiệu như học sinh hỏi cấp huyện, cấp trường và cấp quốc gia quốc tế.

Khi các bạn ấy cố gắng học tập chăm chỉ thì kiến thức của các bạn sẽ không bị mất, kết quả học tập cũng không bị ảnh hưởng, thành tích học tập của trường lớp luôn tốt. Bố mẹ của các bạn đó cũng tự hào, hãnh diện vì có đứa con chăm ngoan học giỏi, để được nở mày nở mặt trước mọi người.

Vậy bây giờ chúng ta cần làm gì? làm như thế nào để khắc phục hiện tượng học sinh lười học hiện nay? Mỗi bạn học sinh cần phải tự vươn lên trong học tập, có ý thức cố gắng. Ở trên lớp cần phải chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài, chỗ nào không hiểu phải hỏi bạn bè hoặc thầy cô để hiểu bài hơn chứ không được giấu dốt, phải chăm chỉ học bài và làm bài trước khi đến lớp, phải cố gắng tìm lại niềm vui trong học tập, không để chuyện gia đình ảnh hưởng đến học tập. Đồng thời cha mẹ học sinh cũng phải ủng hộ cho học sinh tham gia thêm các hoạt động ngoại khóa như đi cắm trại, đi thăm quan để nâng cao hiểu biết cách ứng xử giao tiếp đối với mọi người xung quanh. Các học sinh ham chơi điện tử thì phải bỏ, không chơi quá nhiều đến mức nghiện. Tốt nhất là không chơi để không bị ảnh hưởng đến học tập, không đua đòi theo các bạn xấu để xa vào các tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc. Phải cố gắng học bài làm bài đầy đủ, phải tự mình có ý thức là học cho mình chứ không phải học cho ai khác. Việc học thật sự rất quan trọng đối với chúng ta.

Mọi người hãy cố gắng học tập chăm chỉ để lấy kiến thức, trong cuộc sống. Chúng ta phải lấy việc học lên làm đầu. Phải cố gắng vì bản thân chúng ta và gia đình.

Bước 3: Trao đổi, đánh giá

Trao đổi

Đánh giá

- Đánh giá theo bảng sau:

Đề bài: Trình bày bài nói thuyết phục ngừơi khác từ bỏ một thói quen hoặc một  (ảnh 1)

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Bình luận


Bình luận