Câu hỏi:

08/07/2022 1,157

Bạn hãy tham quan một bảo tàng, di tích lịch sử ở địa phương, sưu tầm hình ảnh, tư liệu và viết bài thu hoạch ngắn để trả lời câu hỏi: Độc lập, tự do có ý nghĩa như thế nào đối với mỗi quốc gia, dân tộc và mỗi cá nhân? (10 mẫu)

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

Mẫu 1

Em đã có dịp được tham quan Bảo tàng Nhân học của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Ở đây, tôi đã được trông thấy những công cụ bằng đá của văn hóa Hòa Bình có niên đại cách đây 10.000 năm. Ở Bảo tàng Nhân học, em còn được biết đến sự kiện phỏng dựng kiến trúc chùa Một Cột thời Lý và hiểu thêm về ý nghĩa văn hóa của ngôi chùa này. Có thể thấy, Bảo tàng Nhân học đã lưu giữ không chỉ lịch sử mà còn cả văn hóa của người Việt qua từng giai đoạn. Điều đó ngầm khẳng định Việt Nam là một nước không chỉ độc lập về lãnh thổ, mà còn độc lập cả về lịch sử và văn hóa. Với tôi, độc lập, tự do là điều tối quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc và cá nhân. Để có thể độc lập, tự do, ta cần phải có sự vững vàng về kinh tế, sự dày dặn về tri thức, văn hóa. Bảo tàng Nhân học đã cho tôi thấy được lịch sử của Việt Nam không chỉ là lịch sử chiến tranh, mà còn là lịch sử của kinh tế và văn hóa.

Mẫu 2

Hiện nay Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là đơn vị trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm trong hệ thống các bảo tàng Việt Nam, các bảo tàng vì hòa bình thế giới và là thành viên của Hội đồng các bảo tàng thế giới (ICOM). Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là Bảo tàng chuyên đề nghiên cứu, sưu tầm, lưu trữ, bảo quản và trưng bày những tư liệu, hình ảnh, hiện vật về những chứng tích tội ác và hậu quả của các cuộc chiến tranh mà các thế lực xâm lược đã gây ra đối với Việt Nam. Qua đó, Bảo tàng giáo dục công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ, về tinh thần đấu tranh bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc, về ý thức chống chiến tranh xâm lược, bảo vệ hòa bình và tinh thần đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.

Bảo tàng lưu giữ hơn 20.000 tài liệu, hiện vật và phim ảnh, trong đó hơn 1.500 tài liệu, hiện vật, phim ảnh đã được đưa vào giới thiệu ở 8 chuyên đề trưng bày thường xuyên. Trong 35 năm hoạt động, Bảo tàng đã đón tiếp trên 15 triệu lượt khách tham quan trong và ngoài nước. Hiện nay với khoảng 500.000 lượt khách tham quan mỗi năm, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là một trong những địa chỉ văn hóa du lịch có sức thu hút cao, được sự tín nhiệm của công chúng trong và ngoài nước.       Với những thành quả đạt được, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng 3 (năm 1995), Huân chương Lao động hạng 2 (năm 2001).

Từ năm 2002, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh được đầu tư xây dựng mới nhằm hiện đại hóa toàn diện hoạt động. Ngày 30/4/2010, đã hoàn thành công trình xây dựng. Hiện nay đang xây dựng nội dung trưng bày mới, mở rộng ra cả thời kỳ xâm lược của Pháp – Nhật và thời kỳ sau chiến tranh.

Mẫu 3

Các hiện vật, chứng tích, các bức ảnh được trưng bày cho thấy sự khốc liệt của chiến tranh và tinh thần kiên cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam.

Những bức ảnh, tư liệu ở bảo tàng là minh chứng rõ ràng nhất cho sự dã man, tàn độc của quân đội Mỹ. Những kiểu tra tấn, tàn sát thông qua tư liệu bất cứ ai cũng phải rùng mình. Những trận thảm sát người dân được phản ánh đầy đủ, sắc nét. Trận càn quét trong vòng một giờ vào ngày 25/09/1969 tại ấp 5 – xã Thạch Phong – Thạch Phú – Bến Tre quân Mỹ đã cắt cổ ông Bùi Văn Vát và bà Bùi Thị Cảnh rồi kéo ba em bé là cháu nội của ông bà đang ẩn nấp tại ống cống, đâm chết hai cháu, mổ bụng một cháu.

Sau đó, quân lực Mỹ di chuyển đến hầm trú ẩn của gia đình khác giết chết mười lăm người, trong đó có ba phụ nữ mang thai. Những hình ảnh xác người chồng chất bên bờ ruộng vào ngày Mỹ tổ chức càn quét thảm sát Sơn Mỹ – Quảng Ngãi. Quân Mỹ giết hơn năm trăm người bất kể người già, phụ nữ mang thai hay trẻ nhỏ không có khả năng tự vệ.

Họ bị giết bằng những phương thức kinh hoàng như mổ bụng, moi gan, cắt đầu, kéo xác rồi cả những hình ảnh tra tấn khủng khiếp nhất cũng được tái hiện một cách rõ nét. Chiến dịch “lê máy chém đi khắp miền Nam” tàn sát cán bộ cách mạng và người dân vô tội rồi những hình ảnh tên Mỹ ác ôn cầm xác người chiến sỹ không còn lành lặn, lính Mỹ hãnh diện chụp ảnh bên đống xác dân thường nằm còng keo, bê bết máu.

Chiếc máy chém sắc lạnh gợi những nỗi ám ảnh nặng nề cho người thăm. “Chuồng cọp”, “địa ngục trần gian” được phục chế theo mô hình ở nhà tù Côn Đảo được tái hiện chân thực, phản ánh đầy đủ sự dã man, tàn ác tra tấn các chiến sỹ cộng sản của bọn tàn ác. Mỹ ngụy áp dụng những biện pháp tra tấn chiến sỹ cộng sản hết sức tàn độc. Mỗi ngăn chuồng cọp dài 2,7 mét, rộng 1,5 mét và cao 3 mét. Mùa nóng nhốt từ 5 tới 14 người, ngược lại mùa lạnh chúng tách ra để lại 1 đến 2 người chân bị còng vào cột sắt.

Ăn uống, tắm giặt, tiểu tiện đều trong không gian nhỏ bé và ngột ngạt đó. Rắc vôi bột cho người tù ngạt thở, cưa chân, đóng đinh vào đầu, khoét óc, giỏ nước làm buốt óc, thông màng nhĩ, luộc người vào chảo dầu, nước sôi làm tróc da, lột xương, cho uống nước xà phòng, đá vào bụng, mạn sườn để người tù nôn ra máu,… Bị đầy đọa trong chuồng cọp, sức khỏe của họ suy sụp rất nhanh, không chuồng nào không có người hy sinh vì kiệt sức, bệnh tật rồi hàng loạt bức hình dội bom, tàn phá khắp các miền quê được tái hiện, gây cảm giác đau lòng, buồn bã cho người xem.

Đó là hình bom dội tàn phá khắp các miền quê từ Nam ra Bắc, giết chết biết bao nhiêu là người già, trẻ em vô tội, có những trận bom dội hủy diệt cả những ngôi trường nơi trẻ em đang học, tàn phá làng mạc quê hương. Hình ảnh cô bé Kim Phúc trần truồng gào thét trên đường quê mịt mù khói sương với vết phỏng bom napal của Mỹ tứa máu trộn đất, phủ khắp toàn thân.

Để lưu lại những chứng tích anh hùng của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống các thế lực xâm lược, đồng thời để tố cáo những tội ác và nêu bật những hậu quả tàn khốc của cuộc chiến tranh xâm lược, ngày 04/09/1975 Nhà trưng bày tội ác Mỹ – Ngụy được mở cửa phục vụ công chúng. Sau đó, Nhà trưng bày tội ác Mỹ – Ngụy được đổi tên thành nhà trưng bày Tội ác Chiến tranh xâm lược (ngày 10/11/1990). Trước khi trở thành Bảo tàng Chứng tích chiến tranh (ngày 04/07/1995).

Ngày 02/08/1964, lợi dụng sự kiện Vịnh Bắc Bộ để quân Mỹ đổ bộ vào Việt Nam. Từ tháng 01 đến tháng 12 năm 1965, số lượng quân Mỹ đã từ 23 nghìn lên 180 nghìn.

Vào thời điểm những năm 1969 – 1970, làn sóng phản đối cuộc chiến của quân Mỹ tại Việt Nam dâng cao không những ở bản thân Mỹ mà còn lan rộng ra toàn thế giới.

Chính quyền Mỹ đang ra sức xoa dịu bầu không khí căng thẳng. Những mọi nỗ lực của họ bỗng như gió cuốc đi khi một sự kiện xảy ra trước đó được phanh phui. Thường dân đã chết trong một buổi sáng, trong đó có 182 phụ nữ với 17 người đang mang thai, 173 trẻ em với 56 trẻ em sơ sinh đến 5 tháng tuổi, 60 cụ già trên 60 tuổi.

Từ năm 1961, chúng đã sử dụng nhiều loại chất độc hóa học: chất khai quang, chất diệt cỏ một số chất chứa chất độc màu da cam dioxin.

Ngày 30/04/1975, khi chiếc xe tăng lịch sử húc đổ cánh cửa Dinh Độc Lập, vào đúng 11 giờ 30 phút, lá cờ giải phóng của Việt Nam đã tung bay phấp phới tại đây. Từ đây chính thức đánh dấu thất bại đầu tiên trong lịch sử của Mỹ, đó chính là thất bại tại Việt Nam.

Việt Nam chịu sự ảnh hưởng của chất độc màu da cam có tỷ lệ cao các loại bệnh tật, dị tật bẩm sinh và cả ung thư. Những tác động và biến chứng của chất độc màu da cam thường thấy là: gây kích ứng da và các bệnh ngoài da, rối loạn thần kinh, gây sẩy thai, bệnh tiểu đường type 2, dị tật bẩm sinh cho đời sau, gây các bệnh ung thư, bệnh Hodgkin, bệnh bạch cầu,…

Quân đội cũng như người dân Việt nam là những người phải hứng chịu hậu quả nặng nề nhất, tuy nhiên chính những người lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam cũng chịu tác hại của chất độc màu da cam do tiếp xúc. Năm 1978, bộ cựu chiến binh đã thành lập một chương trình giúp đỡ các cựu chiến binh bị nhiễm chất độc màu da cam. Chương trình đã kiểm tra sức khỏe của trên 300.000 cựu chiến binh đã từng tham gia chiến tranh Việt Nam.

Họ được chăm sóc sức khỏe, bồi thường thiệt hại do việc tiếp xúc với chất độc màu da cam, bên cạnh đó chương trình còn hỗ trợ con cái của các cựu chiến binh khi sinh ra bị dị tật, chăm sóc y tế và giáo dục đặc biệt. Binh lính Mỹ được bồi thường và hưởng những chính sách đặc biệt do tác hại của chất độc màu da cam gây ra, còn những người lính và nhân dân Việt Nam lại chưa thực sự được đền bù xứng đáng.

Chiến tranh Việt Nam đã trôi qua hơn 35 năm nhưng nó để lại nhiều quá khứ buồn đau và đầy tự hào cho dân tộc Việt Nam. Đây cũng là một quá khứ đáng hổ thẹn cho đế quốc Mỹ. Đối với thế giới, chiến tranh là một căn bệnh của nhân loại – một căn bệnh chết người và hết sức dai dẳng.

Tội ác của đế quốc Mỹ để lại trên đất nước chúng ta những hình ảnh, nhưng tàng chứng hãi hùng, khủng khiếp về việc tra tấn dã man, tàn sát, ném bom, rải thuốc diệt cỏ, chất làm rụng lá cây, giết chết con người, những người Việt vô tội bị thảm sát,…

Hòa bình, tự do, hạnh phúc có lẽ là ba từ mà tôi có thể nói với chính bản thân mình về cuộc sống của mình hiện tại, tôi hay đúng hơn là phần lớn những người dân Việt Nam hiện nay đặc biệt là thế hệ trẻ chúng ta đang được sống một cuộc sống bình yên, tự do và tràn đầy niềm vui trong cuộc sống.

Và chúng ta có vẻ như đang dần quên đi để có được bình yên như ngày hôm nay dân tộc chúng ta, bao thế hệ ông bà cha ông chúng ta đã phải trải qua một cuộc chiến đẫm máu, biết bao sự hy sinh quên mình. Một cuộc chiến được xây dựng bởi máu, bởi lòng đoàn kết và bởi một khao khát tự do mãnh liệt mà thế hệ trước với mong muốn giành lại một bầu trời tự do cho thế hệ con em mai sau.

Chúng ta, những con dân Việt Nam đã và đang được sinh sống trong bình yên và tự do, nhưng hãy luôn ghi nhớ rằng chúng ta thật may mắn vì những điều mà chúng ta có được ngày hôm nay được đánh đổi bởi xương máu của bao anh hình dân tộc đã đứng lên chống thực dân đô hộ để trao cho chúng ta những giây phút bình yên này, hãy luôn ghi nhớ và mang lòng biết ơn đối với biết bao nhiêu thế hệ cha anh đã hy sinh cùng với lòng biết ơn đó chúng ta những thế hệ trẻ – tương lai của nước nhà cần không ngừng nỗ lực, phấn đấu góp sức lực nhỏ bé của bản thân xây dựng đất nước để đất nước sánh cùng “các cường quốc năm châu”.

Mẫu 4

Ai trong chúng ta cũng sẽ luôn nhớ về ngày 2/9 tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Bác Hồ đã đọc bản Tuyên ngôn Độc Lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa. Bác đã đưa đất nước ta đến với tự do. Vậy tự do có ý nghĩa như thế nào? Tự do được hiểu là tình trạng khi một cá nhân không bị xử ép buộc, có cơ hội để lựa chọn và hành động theo đúng ý chí nguyện vọng của chính mình. Cá nhân chúng ta thì sự tự do được thể hiện trong sinh hoạt hàng ngày như ăn ngủ nghỉ, chúng ta tự do chọn món ăn mà mình thích, chọn bộ quần áo phù hợp mà không chịu sự ràng buộc, áp đặt nào cả. Trong học tập của vậy. Hiện nay người ta cũng luôn đề cao sự tự do ngôn luận, sự tự do trong việc phát triển bản thân. Sự tự do không chỉ xoay quanh cuộc sống đời thường mà sự tự do còn là đề tài mà được nhiều tác giả đưa vào tác phẩm của mình. Chẳng hạn, như bài thơ " Khi con tu hú" của Tố Hữu với hoàn cảnh ngục tù, sự giam cầm khiến cho nhà thơ muốn làm một cuộc vượt ngục bằng tinh thần để tìm lấy sự tự do. Tự do có vai trò to lớn với mỗi con người. Đối với cá nhân đó là đem lại những quyền cơ bản nhất của họ và tự cho họ quyền quyết định vận mệnh cá nhân. Còn đối với xã hội sự tự do sẽ giúp cho xã hội tiến bộ và văn minh hơn. Vai trò quan trọng của tự do như vậy nên chúng ta cần phải có sự phê phán những hành vi cướp đoạt quyền tự do của người khác, đó là điều trái với lẽ thường. Hãy nhận thức đúng với sự tự do và bảo vệ sự tự do đó cho bản thân.

Mẫu 5

Thích điều mình làm là hạnh phúc. Được làm điều bạn thích là tự do. Tự do của mỗi người là ở chính mình nghĩa là Tự do của mỗi người là do bản thân người đó quyết định. Khi mình làm những việc theo ý thích, phù hợp với sở trường, đam mê, khả năng; khi bản thân mình có ý thức tự quyết, tự chịu trách nhiệm, làm chủ cuộc đời mình; khi mình không bị ràng buộc hay phụ thuộc vào người khác là khi đó con người đang được tự do. Vậy tự do không phải do người khác đem lại mà do ở chính mình. Để có được sự tự do trong chính cuộc sống vốn có nhiều ràng buộc này, mỗi người phải biết tự làm chủ bản thân và tự chịu trách nhiệm với cuộc đời của mình. Tự do chỉ xuất hiện khi con người biết tuân thủ luật lệ, vượt lên sự ràng buộc của sự ngu dốt, nỗi sợ hãi, lòng tham vật chất, sống ung dung, tự tại giữa cõi đời. Có thể nói, tự do là hạnh phúc của mỗi con người. Tuy nhiên, tự do không có nghĩa là theo ý thích mà bất chấp tất cả, cũng không phải là bỏ ngoài tai mọi định hướng của người khác. Tự do luôn gắn với trách nhiệm. Chỉ khi làm thật tốt trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, con người mới có thể tận hưởng được sự tự do chân chính.

Mẫu 6

Tự do là một trong những quyền cơ bản của con người và sự tự do mang lại nền tảng của một cuộc sống hạnh phúc. Thật vậy, nhờ có tự do mà con người có thể sống bình đẳng, bác ái và hạnh phúc. Tự do là tình trạng khi một cá nhân không bị xử ép buộc, có cơ hội để lựa chọn và hành động theo đúng với ý chí nguyện vọng của chính mình. Trong lịch sử, chưa có đất nước nào không được tự do mà hạnh phúc cả. Bác Hồ từng nói "Không có gì quý hơn độc lập, tự do", tức là phải giành được độc lập tự do thì nhân dân mới bắt đầu được cuộc sống no ấm hạnh phúc. Ngày nay khi quyền con người được đề cao, mỗi công dân được hưởng quyền tự do trong sinh hoạt, học tập, tự do ngôn luận, phát triển bản thân,... nhưng vẫn trong khuôn khổ cho phép. Sự tự do được thể hiện là con người có thể thỏa sức làm việc miễn là ko trái với pháp luật cũng như ảnh hưởng đến cuộc sống người khác. Trong văn học, rất nhiều tác giả đã đề cao sự tự do như nhà thơ Tố Hữu muốn được phá tan nhà tù chật hẹp để tiếp tục cuộc sống mơ ước hay như Phan Châu TRinh trong Đập đá ở Côn Lôn đã thể hiện được sự ngang tàng, khao khát tự do của mình trong hoàn cảnh tù đày. Hơn nữa, tự do có vai trò cực kỳ to lớn đối với mỗi người và cả cộng đồng. Với cá nhân thì tự do là quyền cơ bản của mỗi con người, mang lại quyết định vận mệnh cá nhân, tạo nền tảng, điều kiện cho sự phát triển, sáng tạo. Còn với xã hội, sự tự do, bình đẳng bác ái là linh hồn khởi nguồn cho mọi tiến bộ và văn minh. Vì vậy chúng ta cần phê phán những hành vi cướp đoạt quyền tự do của người khác vì nó đi ngược lại với sự văn minh và tiến bộ, dân chủ. Để có được tự do, chúng ta cần lên tiếng phê phán những hành động cướp đoạt tự do của người khác cũng như đề cao sự bình đẳng, tự do, bác ái trên thế giới. Là học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, em sẽ ra sức học tập và rèn luyện để có đầy đủ nhận thức, kĩ năng, phẩm chất để đóng góp chút ít vào công cuộc đòi tự do, vì hạnh phúc của nhân loại trên thế giới.

Mẫu 7

Khát vọng cháy bỏng của mỗi cá nhân trong chính cuộc đời của mình chính là sự tự do. Vậy tự do là gì và biểu hiện của nó như thế nào? Hiểu một cách đơn giản, đó chính là quyền được sống và hoạt động xã hội theo ý muốn cá nhân, không bị cấm đoán, ràng buộc hay xâm phạm. Một dân tộc tự do khi không nằm dưới ách thống trị của ngoại bang, có chính phủ riêng với khả năng tự quyết những vấn đề trọng đại. Tương tự, một con người chỉ được coi là tự do khi có thể thực hiện những điều mình muốn, không bị bất cứ thế lực nào can thiệp, sai khiến. Có thể nói, tự do là điều kiện tiên quyết để con người có thể chinh phục ước mơ, sống thỏa với đam mê, hoài bão, là khát vọng chân chính mà nhân loại luôn hướng tới. Vậy ngay giữa thế kỉ 21, vẫn có những vùng đất bị kèm cặp bởi chế độ độc tài với những luật lệ hà khắc, nơi con người bị tước đi những quyền cơ bản nhất. Đồng thời, cũng có không ít kẻ lợi dụng chiêu bài tự do, dân chủ để kích động bạo loạn, gây chia rẽ xã hội hay thực hiện những hành động phi pháp. Chính vì vậy thế hệ trẻ cần lên tiếng đấu tranh với những hành vi xâm phạm nhân quyền, xây dựng cho mình một bản lĩnh vững vàng để không bị đối tượng xấu lợi dụng. Sự tự do mà ta đang hưởng là thành quả của một quá trình đấu tranh bền bỉ với máu xương của biết bao thế hệ đi trước. Vì vậy, ta nhất định phải biết trân trọng và sử dụng nó một cách đúng đắn.

Mẫu 8

Khi sinh ra, bản năng sinh tồn là cái mà mỗi con vật có được. Chúng có thể đứng lên bằng chính đôi chân mình có thể chạy nhảy. Tạo hoá đã ưu ái ban cho chúng những khả năng kì diệu đó. Nhưng con người thì khác khi sinh ra tiếng khóc chào đời là tất cả những gì họ có được. Tiếng oa oa cất lên chỉ đơn giản cho mọi người biết một mầm sống mới đã ra đời. Những mầm sống đó sẽ ra sao? Và tương lai của nó sẽ như thế nào. Cuộc sống phía trước là của chính nó và do nó quyết định. Giống như một nhà triết học đã nói: "Mỗi con vật khi sinh ra đều là tất cả những gì nó có. Chỉ có con người là ngay từ thuở lọt lòng thì chẳng là gì cả. Nó làm thế nào thì nó sẽ trở thành như thế ấy, và nó phải làm bằng tự do của chình nó Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra".

"Mỗi con vật khi sinh ra đều là tất cả những gì nó có. Chỉ có con người là ngay từ thuở lọt lòng thì chẳng là gì cả" Thoạt đầu câu nói này có vẻ vô lý nhưng khi để ý từng câu từng chữ thì đây đúng là một quy luật của tự nhiên. Điều rõ ràng nhất ta có thể thấy được chính là thú non của một giống loài nào đó khi sinh ra đều mang tất cả những đặc điểm hình thái và cả tính chất của bố mẹ. Mèo con vừa mới sinh ra đã được thừa hưởng tất cả những đặc điểm của mèo bố mẹ. Màu lông bao phủ cơ thể giống với bố hoặc mẹ móng vuốt sắc nhọn phục vụ cho thói quen bắt chuột sau này. Hay một đàn rùa con vừa cắn đứt vỏ trứng chui ra ngoài về với biển khơi nhưng tại sao thú non yếu ớt như vậy làm sao bơi được trong dòng nước lạnh lẽo kia nhưng mẹ tạo hoá đã ban cho chúng khả năng đó hai chân như hai mái chèo có thể di chuyển dễ dàng trong làn nước. Những khả năng đặc biệt đó chỉ có thể thấy ở loài vật sống trên Trái đất.

Nhưng còn con người thì sao? Một cô bé hay cậu bé vừa chào đời trông bụ bẫm kháu khỉnh nhưng không ai có thể nhìn nó mà đoán biết được bố mẹ nó là ai. Cơ thể yếu ớt kia không thể nào tự chống chọi với những khắc nghiệt của cuộc sống bên ngoài. Không như những con vật khi mở mắt thấy ánh sáng mặt trời cũng là lúc chúng phải bươn chải lo cho cuộc sống của mình. Cũng có những giống loài được sự chăm sóc của bố mẹ nhưng theo năm tháng chúng sẽ tự lập và có thể không bao giờ được gặp lại bố mẹ nữa. khác rất nhiều so với con người. Con người chúng ta ngay từ khi sinh ra tuy không sở hữu bất cứ thứ gì nhưng đã được đón nhận bao nhiêu tình thương yêu dịu dàng của mẹ và sự chăm sóc chu đáo của cha... Theo thời gian chúng ta lớn lên từng ngày trong vòng tay ấm áp đó.

Cuộc sống thì không bao giờ êm dịu như vậy và luôn trớ trêu với nhiều người. Nhiều đứa bé sinh ra không biết mặt cha và cũng không biết thế nào là ngọt nào của sữa mẹ. Nhưng chúng cũng lớn lên theo năm tháng và trở thành một công dân của một đất nước nhưng tương lai và cuộc sống thì bị chôn sâu trong bốn bức tường của sự bất hạnh và cô đơn.

Vừa lọt lòng mỗi người không là gì cả và cũng có những số phận bất hạnh không có quyền được biết đấng sinh thành ra mình. Nhưng không vì thề mà tương lai và cuộc sống kia trở nên mù mịt và tối tăm. và họ không có cái quyền được mơ ước hay hi vọng. và tương lai tươi sáng, thành công và vinh quang se không bao giờ thuộc về họ. vì tất cả những mơ ước cao đẹp ấy không phải được quyết định bởi hoàn cảnh sinh ra mà chính là do ý chí quyết tâm của mỗi người.

"Nó làm thế nào thì nó sẽ trở thành như thế ấy, và nó phải làm bằng tự do của chình nó Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra". Vế sau câu nói của nhà triết học như một lời khuyên cho chúng ta. phải luôn biết vươn lên trong cuộc sống, phải có hoài bảo và lý tưởng và vạch ra một mục đích rõ ràng cho cuộc sống bản thân. Không bao giờ biết chùn bước trước bất cứ khó khăn nào.

Thanh niên ngày nay không chỉ vùi đầu vào sách vở như đàn anh lớp trước. Cuộc sống hiện đại khoa học kĩ thuật tiến bộ thói quen hằng ngày không gói gọn trong bốn bức tường chỉ có học học và học. Thời gian hằng ngày dường như được mở rộng hơn với rất nhiều những hoạt động thú vị. như chiến dịch mùa hè xanh. Thanh niên được tự do vô tư đến những vùng khó khăn giúp đỡ nhân dân nghèo vùng sâu vùng xa hay những chuyến đi ngắn ngày chỉ đơn giản là chia sẻ quà bánh cho những trẻ em ở những làng trẻ mồ côi, tất cả đều xuất phát từ lòng tình nguyện và sự yêu thương giống nòi. Thanh niên ngày nay không chỉ học tập tốt lao động tốt mà còn có cả lòng nhân ái khoan dung. Những điều kiện đó chính là nền tảng cho sự thành công sau này. Sự thành công đó họ đạt được là do chính đôi tay và khối óc của họ không dựa dẫm vào bất cứ ai......"Khát vọng chính là nguồn động lực có sức mạnh vô biên, tiềm tàng bên trong mỗi con người. Động lực này được thể hiện qua những hành động liên tục và bền bỉ, để con người không bao giờ từ bỏ ước mơ, không bao giờ khuất phục hoàn cảnh. " Quả thật như câu danh ngôn con người có thể đạt được tất cả khi có khát vọng bạn chỉ thật sự thất bại khi bạn từ bỏ khi ước mơ và cố gắng.

Nhưng những ý chí quyết tâm kia không phải lúc nào cũng mỉm cười với mọi người và sẽ không tìm đến bất cứ ai, chỉ có những người luôn cố gắng vươn lên trong cuộc sống vượt qua mọi khó khăn và đến lúc những khó khăn kia ko làm chùn bước họ thì chính là lúc họ tím được những hạnh phúc và những khám phá bổ ích cho bản thân. Và có một số đông sẽ không bao giờ khám phá ra những chân lý đó vì sự bi quan luôn yếu lòng trước những khó khăn vấp phải. Thất bại là khởi đầu của sự thành công và thất bại chỉ là thành công khi chúng ta cố gắng hết sức và không ngừng hoàn thiện mình.

Con người khi sinh ra không là gì cả chỉ là mầm sống mới được sinh ra chỉ là một đứa trẻ sơ sinh không tên tuổi, Nhưng bằng tất cả sự nỗ lực không ngừng lòng quyết tâm bền bỉ và ý chí vươn lên thì mầm sống ấy sẽ lớn lên và sinh hoa kết trai góp cho đời những hương sắc. Và khi chết đi họ đã có được tất cả mặc dù không còn trên cõi đời này nữa.

"Tạo lập! Xây dựng! Phục vụ! Đó là những mệnh lệnh của thiên nhiên. Hãy làm theo những mệnh lệnh đó, và bạn sẽ thấy sự giàu sang và phong phú của vũ trụ là vô tận." hãy sống hết mình và không ngừng phấn đấu bạn sẽ tìm thấy được tất cả và làm chủ mọi thứ vì "Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra". mà. không phải do ai khác sắp đặt hay ép buộc và tự do chính là trang mà chúng ta có được.

Mẫu 9

Trong khi đế quốc Mĩ dùng mọi cách thống trị nhân dân miền Nam bằng chủ nghĩa thực dân mới và leo thang bắn phá miền Bắc, vào ngày 17­7-1966,trong lời kêu gọi chống Mĩ, cứu nước, Hồ Chủ tịch viết: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.

Lời kêu gọi của Bác đã động viên quân và dân ta đánh đuổi dế quốc Mĩ ra khỏi nước Việt Nam, đem lại độc lập, tự do, thống nhất cho Tổ quốc.

“Không có gì quý hơn độc lập tự do”, câu nói ngắn gần như một chân lí, khẳng định giá trị to lớn của độc lập, tự do của một nước, của một dân tộc.

Thực tế, trong sự tồn tại và phát triển của một quốc gia, một dân tộc, nếu không có độc lập thì sẽ không có tự do. Người dân sẽ không có quyền làm chủ đất nước mình. Tuy nhiên, “độc lập, tự do” cần phải hiểu đúng với tinh thần Hồ Chủ tịch đã dạy.

Độc lập, tự do phải gắn liền với con đường chủ nghĩa xã hội. Mất định hướng xã hội chủ nghĩa thì độc lập,tự do sẽ mất ý nghĩa chân chính của nó. Ta còn nhớ độc lập ở miền Nam thời Mĩ – ngụy thống trị chỉ là độc lập giả hiệu và nhân dân miền Nam thời đó làm gì có tự do.

Thực tế lịch sử dân tộc ta đã chứng minh điều đó. Khi chúng ta mất nước thì mỗi người dân Việt Nam đều mất cả độc lập, tự do:

“Vua là tượng gỗ, dân là thân trâu”.

Điều đó cho chúng ta thấy mất độc lập, tự do là mất tất cả. Mất nước là mất nhà, là đau thương, tang tóc đối với mỗi người dân. Cho nên câu nói của Bác thực là chí tình, chí lí. Chính vì tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của độc lập, tự do mà dân tộc ta đã đứng lên làm Cách mạng tháng Tám thành công, giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật, giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc.

Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, nhân dân ta đã giương cao ngọn cờ “không có gì quý hơn độc lập, tự do” để chiến đấu với quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Chỉ có độc lập, tự do mới có tất cả.

Lời kêu gọi của Bác như một hồi kèn xung trận, thúc giục mọi người tiến lên “đánh cho Mĩ cút, đánh cho ngụy nhào”, đem lại đại thắng mùa xuân 1975.

“Không có gì quý hơn độc lập, tự do” là chân lí sáng ngời mà vị lãnh tụ kính yêu đã đúc kết được từ thực tế lịch sử đấu tranh của dân tộc. Chính Bác cũng hiểu hơn ai hết giá trị của độc lập, tự do, nên Bác bôn ba hải ngoại, tìm đường cứu nước, đem lại độc lập, tự do cho Tổ quốc.

Lời kêu gọi của Bác chính là lời non sông đất nước động viên toàn dân vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hi sinh vì lí tưởng “độc lập, tự do”.

Mẫu 10

Độc lập dân tộc luôn là một mục tiêu hàng đầu của mọi quốc gia dân tộc. Ở mỗi giai đoạn lịch sử, vấn đề này có những biểu hiện riêng, nhưng cũng phải đảm bảo được những nội dung của nó, chủ yếu là quyền dân tộc tự quyết, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay. Đối với dân tộc Việt Nam, để có thể phát triển một cách bền vững thì vấn đề độc lập dân tộc luôn được gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Từ trước tới nay, độc lập dân tộc luôn là một mục tiêu hàng đầu của mọi quốc gia, dân tộc, đặc biệt là của các dân tộc nhỏ yếu. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, sự tồn vong và phát triển của mỗi dân tộc đều gắn liền với việc giành và giữ vững nền độc lập của mình. Sống trong độc lập luôn là nguyện vọng thiết tha, chính đáng của các dân tộc trên thế giới. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá như hiện nay, tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau là một nguyên tắc cơ bản, một điều kiện tiên quyết cho việc thiết lập và duy trì quan hệ hợp tác giữa các dân tộc trên thế giới.

Độc lập dân tộc vừa là một giá trị tinh thần vừa là một giá trị vật chất. Một dân tộc có được vị thế bình đẳng trên trường quốc tế hay không, mọi công dân của một dân tộc có được cuộc sống hạnh phúc, ấm no hay không... phụ thuộc rất nhiều vào việc dân tộc đó có độc lập hay không. Như một lẽ tự nhiên, “... tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”(1). Nhưng, để có được các quyền ấy, trước hết, tất cả các dân tộc phải thực sự “... tự trị lấy xứ sở mình. Họ phải có một Chính phủ tự trị của họ”(2); tức là mỗi dân tộc phải giành và giữ vững được nền độc lập .

Nền độc lập của một dân tộc là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho dân tộc ấy có hoà bình, ổn định về chính trị, phát triển về kinh tế và văn hóa, thống nhất về lãnh thổ và chủ quyền quốc gia. Nó phải được “đo bằng những khả năng và điều kiện đảm bảo cho dân tộc thoát khỏi tình cảnh nô lệ, phụ thuộc, bị áp bức, bóc lột và nô dịch; đảm bảo cho dân tộc đó vượt qua tình trạng đói nghèo, lạc hậu và tụt hậu so với các dân tộc khác trong thế giới ngày nay, ngày càng vươn lên đỉnh cao của sự giàu có, văn minh, hiện đại, công bằng và bình đẳng

 

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Việc nhận biết, liên hệ bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội có tác dụng gì trong việc đọc hiểu các văn bản nghị luận trong bài?

Xem đáp án » 08/07/2022 3,794

Câu 2:

Xác định luận điểm, lí lẽ, bằng chứng, mục đích và quan điểm của người viết trong các văn bản nghị luận đã học dựa vào bảng sau (làm vào vở):

Yếu tố/ Văn bản

Hịch tướng sĩ

"Nam quốc sơn hà" - bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đât nước

Tôi có một giấc mơ

Luận điểm

 

 

 

Lí lẽ và bằng chứng

 

 

 

Mục đích viết

 

 

 

Quan điểm

 

 

 

Xem đáp án » 08/07/2022 2,061

Câu 3:

Hãy trình bày một số lỗi liên kết văn bản thường gặp và cách chỉnh sửa.

Xem đáp án » 08/07/2022 1,272

Câu 4:

Ghi lại một số kinh nghiệm bạn rút ra được sau khi thực hiện bài thuyết trình về sự lựa chọn nghề nghiệp của giới trẻ hiện nay.

Xem đáp án » 08/07/2022 948

Câu 5:

Khi viết bài luận về bản thân, bạn cần lưu ý điều gì? Ghi lại kinh nghiệm rút ra sau khi viết bài luận về bản thân.

Xem đáp án » 08/07/2022 853

Câu 6:

Các yếu tố biểu cảm có tác dụng như thế nào trong các văn bản nghị luận đã học trong bài?

Xem đáp án » 08/07/2022 708

Bình luận


Bình luận