Câu hỏi:

20/07/2022 346

Dụng cụ

Một tấm kính có giá đỡ, hai viên phấn màu đỏ và màu vàng có cùng kích thước, một cái thước.

Tiến hành

Hãy làm thí nghiệm kiểm chứng tính chất ảnh của một vật qua gương phẳng: Ảnh của một vật qua gương phẳng là ảnh ảo, cùng chiều, cùng kích thước với vật và khoảng cách từ ảnh tới gương bằng khoảng cách từ vật tới gương.

Dụng cụ  Một tấm kính có giá đỡ, hai viên phấn màu đỏ và màu vàng có cùng kích thước (ảnh 1)

Siêu phẩm 30 đề thi thử THPT quốc gia 2024 do thầy cô VietJack biên soạn, chỉ từ 100k trên Shopee Mall.

Mua ngay

Quảng cáo

Trả lời:

verified
Giải bởi Vietjack

+ Trước tiên sử dụng viên phấn màu đỏ đặt trước gương phẳng sẽ thu được ảnh của viên phấn màu đỏ qua gương. Đánh dấu vị trí ảnh của viên phấn đỏ trên gương phẳng (có thể dùng bút vẽ đường viền bao quanh ảnh đó). Dùng thước đo khoảng cách từ viên phấn màu đỏ đến gương và từ vị trí ảnh đến gương.

 Ta thấy khoảng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương.

+ Có thể dùng tay hoặc tấm bìa làm màn chắn đặt sau gương xem có hứng được ảnh hay không, nếu không hứng được thì đó là ảnh ảo.

+ Đặt viên phấn vàng ở phía sau gương đúng vị trí ảnh của viên phấn màu đỏ đã đánh dấu trước đó, thì thấy viên phấn màu vàng trùng khít với đường viền ảnh đã được đánh dấu trên gương của viên phấn màu đỏ trước đó.

 Chứng tỏ ảnh và vật có kích thước bằng nhau.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Một học sinh cao 1,6 m có khoảng cách từ mắt đến đỉnh đầu là 8 cm. Bạn học sinh này cần chọn một gương phẳng treo tường (hình 13.14) có chiều cao tối thiểu bằng bao nhiêu để có thể nhìn thấy toàn bộ ảnh của mình trong gương? Gương phẳng đã chọn cần được treo như thế nào?

Một học sinh cao 1,6 m có khoảng cách từ mắt đến đỉnh đầu là 8 cm. Bạn học (ảnh 1)

Xem đáp án » 20/07/2022 4,497

Câu 2:

Kính tiềm vọng là một dụng cụ giúp nhìn thấy vật bị che khuất.

Hình 13.8 là sơ đồ cấu tạo một kính tiềm vọng đơn giản, bao gồm hai gương đặt nghiêng 45o so với phương ngang, có bề mặt phản xạ hướng vào nhau. Em hãy vẽ lại sơ đồ cấu tạo kính tiềm vọng này vào vở và vẽ tiếp đường truyền của ánh sáng tới mắt để giải thích vì sao có thể sử dụng kính tiềm vọng để nhìn thấy vật bị che khuất.

Kính tiềm vọng là một dụng cụ giúp nhìn thấy vật bị che khuất.  Hình 13.8 là sơ đồ cấu tạo (ảnh 1)

Xem đáp án » 20/07/2022 2,398

Câu 3:

b) Nếu giữ nguyên tia tới SI, làm thế nào để có tia phản xạ hướng theo phương thẳng đứng? Tiến hành thí nghiệm kiểm tra đề xuất của em.

Xem đáp án » 20/07/2022 1,918

Câu 4:

Em hãy chứng minh khoảng cách từ S đến gương và từ S’ đến gương là bằng nhau (hình 13.12).

Em hãy chứng minh khoảng cách từ S đến gương và từ S’ đến gương là bằng nhau (hình 13.12). (ảnh 1)

Xem đáp án » 20/07/2022 1,209

Câu 5:

Ảnh của một vật qua gương phẳng là tập hợp ảnh của tất cả các điểm trên vật. Hãy dựng ảnh của vật AB có hình mũi tên trong hình 13.13 bằng cách dựng ảnh của điểm A và điểm B rồi nối chúng lại với nhau.

Ảnh của một vật qua gương phẳng là tập hợp ảnh của tất cả các điểm trên vật. Hãy dựng (ảnh 1)

Xem đáp án » 20/07/2022 1,101

Câu 6:

Ban đêm, khi ở trong một phòng không có ánh đèn, mở mắt em sẽ không thể nhìn rõ các vật trong phòng. Nếu có ánh sáng từ đèn ở ngoài đường hoặc ánh trăng lọt vào phòng, em sẽ có thể nhìn rõ các vật trong phòng.

Chúng ta có thể nhìn thấy các vật là do ánh sáng từ nguồn chiếu đến các đồ vật rồi hắt lại đến mắt ta. Hiện tượng ánh sáng bị hắt lại khi gặp bề mặt một vật gọi là sự phản xạ ánh sáng.

Ánh sáng sẽ phản xạ trên một bề mặt như thế nào?

Xem đáp án » 20/07/2022 876

Câu 7:

Quan sát hình 13.4, so sánh sự phản xạ của ánh sáng trong hai trường hợp: phản xạ và phản xạ khuếch tán.

Quan sát hình 13.4, so sánh sự phản xạ của ánh sáng trong hai trường hợp: phản xạ (ảnh 1)

Xem đáp án » 20/07/2022 791

Bình luận


Bình luận