Câu hỏi:
13/07/2024 375Phân tích những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên Nhật Bản đối với phát triển kinh tế.
Sách mới 2k7: Tổng ôn Toán, Lí, Hóa, Văn, Sử, Địa…. kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2025, đánh giá năng lực (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
* Thuận lợi của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên Nhật Bản đối với phát triển kinh tế:
- Vị trí:
+ Vị trí địa lí tự nhiên: nằm ở khu vực Đông Á, nơi tiếp xúc của nhiều hệ thống tự nhiên nên thành phần loài sinh vật phong phú, đa dạng.
+ Vị trí về mặt kinh tế - xã hội: nằm trong khu vực kinh tế phát triển năng động bậc nhất thế giới, gần với Trung Quốc, Hàn Quốc - những quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh và nằm gần kề các nước công nghiệp mới.
- Điều kiện tự nhiên:
+ Đồng bằng: chiếm khoảng 1/4 diện tích, chủ yếu là đồng bằng nhỏ, hẹp nhưng đất đai màu mỡ.
+ Bờ biển: đường bờ biển dài, bị chia cắt thành nhiều vịnh, thuận lợi cho xây dựng hải cảng, tàu bè trú ngụ. Tại các vùng biển quanh quần đảo Nhật Bản có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau, tạo nên những ngư trường lớn giàu tôm, cá.
+ Khí hậu: khí hậu gió mùa, mưa nhiều, lượng mưa trên 1000 mm/năm ở hầu hết các vùng. Khí hậu có sự phân hóa theo chiều bắc - nam do ảnh hưởng của vĩ độ và dòng biển. Phía bắc có khí hậu ôn đới, phía nam có khí hậu cận nhiệt đới, tạo điều kiện cho đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp.
+ Sông ngòi: chủ yếu là sông nhỏ, ngắn, dốc, tập trung ở miền núi, có giá trị thủy điện.
* Khó khăn của vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên Nhật Bản đối với phát triển kinh tế:
- Nằm ở Đông Á, giữa Thái Bình Dương, khu vực nhạy cảm trên bản đồ địa chính trị thế giới.
- Lãnh thổ: gồm 4 đảo lớn và hàng nghìn đảo nhỏ, cách xa đại lục, gây khó khăn cho giao lưu đường bộ với các nước và giữa các bộ phận của đất nước, chi phí xây dựng hệ thống cầu đường tốn kém.
- Địa hình: chủ yếu là đồi núi, kiến tạo trên vùng núi lửa chưa ổn định, núi trẻ chiếm phần lớn diện tích, diện tích đồng bằng nhỏ, quỹ đất canh tác ít.
- Tài nguyên khoáng sản: nghèo khoáng sản, chi phí cho nhập khẩu khoáng sản lớn.
- Thiên tai: có khoảng 80 núi lửa còn hoạt động, động đất thường xuyên xảy ra với cường độ mạnh, mưa bão lớn, sóng thần gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 2:
Nhận xét đúng về tốc độ tăng trưởng GDP của nền kinh tế Nhật Bản từ sau năm 1991 là
Câu 4:
Cho bảng số liệu:
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP CỦA NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 1990 – 2015
(Đơn vị: %)
Năm |
1990 |
1995 |
1997 |
1999 |
2000 |
2005 |
2010 |
2015 |
Tốc độ tăng trưởng GDP |
5,1 |
1,5 |
1,9 |
0,8 |
2,3 |
2,5 |
4,7 |
0,5 |
(Nguồn: Số liệu thống kê về Việt Nam và thế giới, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
Dựa vào bảng số liệu đã cho, vẽ biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản giai đoạn 1990 - 2015. Kết hợp với kiến thức đã học, so sánh tốc độ phát triển kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1950 - 1973, giai đoạn 1990 - 2015.
Câu 5:
Cho bảng số liệu:
TỐC ĐỘ TĂNG GDP TRUNG BÌNH CỦA NHẬT BẢN
(Đơn vị: %)
Giai đoạn |
1950 – 1954 |
1955 – 1959 |
1960 – 1964 |
1965 – 1969 |
1970 – 1973 |
Tăng GDP |
18,8 |
13,1 |
15,6 |
13,7 |
7,8 |
(Nguồn: Sách giáo khoa Địa lí 11, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)
Dựa vào bảng số liệu, hãy nhận xét về tốc độ phát triển kinh tế của Nhật Bản qua các giai đoạn từ 1950 đến 1973.
Câu 6:
Sản phẩm công nghiệp nổi tiếng của Nhật Bản trong ngành công nghiệp điện tử, chiếm 60% sản lượng của thế giới, được sử dụng với tỉ lệ lớn trong các ngành công nghiệp kĩ thuật cao và dịch vụ là
Câu 7:
Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho nền kinh tế Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng cao từ năm 1950 đến năm 1973?
về câu hỏi!