Câu hỏi:
11/07/2024 522Khái quát sự ra đời và hoạt động của Đảng Quốc đại Ấn Độ trong những năm 1885 - 1908. Đánh giá vai trò của Đảng Quốc đại trong phong trào dân tộc Ấn Độ thời kì này.
Sách mới 2k7: 30 đề đánh giá năng lực DHQG Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, BKHN 2025 mới nhất (chỉ từ 110k).
Quảng cáo
Trả lời:
* Sự ra đời:
+ Chính sách khai thác bóc lột của thực dân Anh làm cho nền kinh tế - xã hội Ấn Độ có nhiều chuyển biến. Nửa sau thế kỉ XIX, giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức dân tộc Ấn Độ ra đời, phát triển và ngày càng trưởng thành về ý thức dân tộc.
+ 1885, Đảng Quốc Đại thành lập, đánh dấu một thời kì mới - thời kì giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị.
* Hoạt động (trong những năm 1885 - 1908):
+ 20 năm đầu: chủ trương đấu tranh ôn hòa đòi chính phủ Anh tiến hành cải cách.
+ Dần phân hóa thành hai phái: phái ôn hòa có thái độ thỏa hiệp với thực dân Anh và phái dân chủ cấp tiến (cực đoan). Phái cấp tiến do Ti-lắc đứng đầu, chủ trương phát động nhân dân kiên quyết đấu tranh lật đổ ách thống trị của Anh, giành độc lập dân tộc.
+ Phái cấp tiến của Đảng Quốc Đại lãnh đạo cao trào đấu tranh 1905 - 1908 ở Ấn Độ, buộc thực dân Anh thu hồi đạo luật chia cắt Ben-gan...
* Đánh giá vai trò:
+ Là chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ, sự ra đời và hoạt động của Đảng Quốc đại đánh dấu sự trưởng thành từng bước về ý thức chính trị của giai cấp tư sản Ấn Độ, đưa phong trào dân tộc Ấn Độ đi theo một khuynh hướng mới.
+ Bộ phận cấp tiến trong Đảng Quốc đại đóng vai trò lãnh đạo cao trào dân tộc 1905 - 1908, có tác dụng thức tỉnh và cổ vũ mạnh mẽ tinh thần dân tộc của nhân dân Ấn Độ, tập hợp đông đảo quần chúng yêu nước, tạo điều kiện cho sự phát triển của phong trào dân tộc trong những giai đoạn tiếp theo; góp phần thức tỉnh các dân tộc bị áp bức ở châu Á.
+ Đảng Quốc đại trong thời kì đầu thành lập vẫn còn nhiều hạn chế, nội bộ bị chia rẽ, chưa có đường lối và phương pháp đấu tranh thống nhất... nên chưa có khả năng tập hợp toàn thể nhân dân Ấn Độ vào một mặt trận thống nhất.
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Tóm tắt nội dung cải cách Ra-ma V ở Xiêm và rút ra ý nghĩa của những cải cách đó.
Câu 2:
Vì sao từ giữa thế kỉ XIX chủ nghĩa thực dân phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước Đông Nam Á? Yêu cầu lịch sử đặt ra cho các nước Đông Nam Á lúc bấy giờ là gì?
Câu 3:
a) Lập bảng hệ thống kiến thức về quá trình xâm lược Đông Nam Á của chủ nghĩa thực dân theo các tiêu chí sau: tên quốc gia Đông Nam Á, nước thực dân xâm lược, xâm chiếm; năm mất độc lập.
b) Qua bảng hệ thống kiến thức đã lập, nhận xét về tình hình các nước Đông Nam Á thế kỉ XX.
Câu 4:
Câu 5:
Từ giữa thế kỉ XIX, các nước thực dân phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước Đông Nam Á trong bối cảnh
Câu 6:
Câu 7:
Nội dung nào không phản ánh đúng những chính sách cải cách của vua Xiêm Ra-ma V vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
25 câu Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Cánh diều Bài 4 có đáp án
21 câu Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Cánh diều Bài 3 có đáp án
25 câu Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Cánh diều Bài 5 có đáp án
25 câu Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Kết nối tri thức Bài 4 có đáp án
50 câu Trắc nghiệm kiến thức Lịch sử 11 Cánh diều ôn tập Chủ đề 2: Chỉ nghĩa xã hội từ 1917 đến nay có đáp án
25 câu Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Kết nối tri thức Bài 5 có đáp án
25 câu Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Cánh diều Bài 6 có đáp án
30 câu Trắc nghiệm Lịch Sử 11 Cánh diều Bài 7 có đáp án
về câu hỏi!